hien-tuong-minh-man-cuoi-doi-tinh-than-cua-nguoi-ta-khong-he-bi-huy-hoai-theo-nao-bo
Hiện tượng minh mẫn cuối đời: Tinh thần của người ta không hề bị hủy hoại theo não bộ?
- bởi tamthuc --
- 04/06/2015
Thỉnh thoảng, ngay trước khi chết, những người mắc chứng Alzheimer hay chứng mất trí, vốn luôn nói năng lảm nhảm trong rất nhiều năm, sẽ có thể đột nhiên khôi phục sự minh mẫn. Ký ức, tính cách, và toàn bộ tâm trí—vốn vẫn luôn bị vùi lấp bởi căn bệnh không có hi vọng phục hồi—sẽ được khôi phục trong thời khắc cuối cùng. Đây được gọi là hiện tượng minh mẫn cuối đời.
Theo một số người, điều này đi ngược với luận điểm triết học cho rằng “linh hồn” chỉ đơn thuần là một chức năng của não bộ.
Nhà triết học quá cố Paul Edwards đã đưa ra “Luận điểm Alzheimer chống lại linh hồn” vào năm 1995. Ông đưa ra ví dụ về “Bà D”. Bà D là một quý bà tốt bụng, rộng lượng, và hay giúp đỡ người khác. Nhưng căn bệnh Alzheimer đã hoàn toàn thay đổi điều đó. “Tất cả nét nhã nhặn của bà đã biến mất. Bà không còn nhận ra con cháu của mình, và khi căn bệnh phát triển sang giai đoạn nặng hơn, bà trở nên vô cùng hung dữ. Người phụ nữ từng luôn giúp đỡ và đối xử tốt với mọi người ấy nay lại đánh đập các bệnh nhân cao tuổi xung quanh mình”, Robert Mays, một nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử, cho hay.
Ảnh minh họa một phụ nữ mắc bệnh Alzheimer. (Ảnh: Gettyimages)
Ông Mays đã thuyết trình về “hiện tượng minh mẫn cuối đời” tại Hội nghị 2014 của Hiệp hội Nghiên cứu Cận tử Quốc tế (IANDS) vào ngày 30/8/2014, thay mặt cho tiến sĩ Alexander Batthyany – giáo sư giảng dạy môn khoa học nhận thức tại Đại học Vienna, Áo.
Nhà triết học Edwards cho rằng, trường hợp của bà D cho thấy tinh thần, hay linh hồn, không tồn tại tách biệt với não bộ. Khi não bộ bị thương tổn, tinh thần cũng sẽ bị tổn hại. Bà D đã rất tốt bụng khi não của bà hoạt động tốt, nhưng tính cách bà ấy đã biến đổi khi bộ não không còn hoạt động đúng cách. Theo ông, điều này chứng tỏ bộ não là nơi khởi nguồn của tinh thần con người.
Batthyany cho rằng theo trực giác lập luận của Edwards là khá thuyết phục. Tuy nhiên, hiện tượng minh mẫn cuối đời lại cho thấy tinh thần của người đó không hề bị hủy hoại cùng với não bộ, Batthyany cho hay.
Nếu sự tồn tại của tinh thần phụ thuộc vào các bộ phận trong não bộ, thì khó có thể lý giải tại sao một cá nhân bị bệnh Alzheimer hay chứng mất trí lại có thể khôi phục lại toàn bộ: các ký ức, có thể giao tiếp bình tĩnh, lý trí và có thể thực hiện các động tác một cách nhuần nhuyễn. Khi các bộ phận trong não bộ bị thương tổn nặng nề do căn bệnh, theo lý luận của Edwards thì người ta chỉ kì vọng một phần tinh thần cá nhân đó còn tồn tại.
Hình bên phải cho thấy một bộ não bị thương tổn do căn bệnh Alzheimer. Hình bên trái là một bộ não khỏe mạnh (Ảnh: Wikimedia Commons)
Hình trên là bộ não bị thương tổn do căn bệnh Alzheimer. Hình dưới là một bộ não khỏe mạnh (Ảnh: Hersenbank/Wikimedia Commons)
Tuy nhiên, những điều dưỡng viên này đã tự mình chọn lựa tham gia nhóm khảo sát (có thể dẫn đến kết quả sai lệch do tính chủ quan), TS Batthyany lưu ý. Tỷ lệ phản hồi thấp chứng tỏ hiện tượng minh mẫn cuối đời là hiếm gặp, và chúng ta chủ yếu nhận được sự phản hồi từ những điều dưỡng viên đã từng chứng kiến hiện tượng minh mẫn cuối đời ở các bệnh nhân hấp hối của họ. Hiện nay, chúng ta không biết tần suất diễn ra hiện tượng này là bao nhiêu. Những người mắc chứng mất trí vẫn ở trong tình trạng đó khi họ qua đời. Tuy nhiên, các trường hợp “minh mẫn cuối đời” lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người chứng kiến.
Một điều dưỡng viên từng nói: “Trước khi chứng kiến việc này, tôi thường tỏ ra coi thường những bệnh nhân thực vật mà tôi chăm sóc. Nhưng bây giờ, tôi hiểu rằng tôi đang chăm sóc cho những người có linh hồn bất tử. Nếu bạn có thể chứng kiến điều tôi đã nhìn thấy, bạn sẽ hiểu rằng chứng mất trí có thể ảnh hưởng đến linh hồn người ta, nhưng không thể hủy hoại được nó”.
Nếu bạn có thể chứng kiến điều tôi đã nhìn thấy, bạn sẽ hiểu rằng chứng mất trí có thể ảnh hưởng đến linh hồn người ta, nhưng không thể hủy hoại được nó.
Các cuộc nghiên cứu khác được hai nhà khoa học là Michael Nahm và Bruce Greyson tiến hành, trong đó bao gồm một báo cáo xuất bản trên Tạp chí Bệnh Thần kinh và Tâm thần (Journal of Nervous and Mental Disease) năm 2010, đều dựa trên việc phân tích các trường hợp được ghi chép từ 100 năm trước hoặc lâu hơn. Cần thêm nhiều thông tin được cập nhật trong giai đoạn hiện tại, TS Batthyany nói.
“Cảm ơn vì tất cả mọi thứ”
Một vài trường hợp đã được trích dẫn trong bài thuyết trình của TS Batthyany, bao gồm trường hợp sau đây: “Một bà lão mắc chứng mất trí, gần như bị câm, không thể nhận ra ai, và không thể biểu lộ cảm xúc. Một ngày nọ, bất chợt bà gọi cho con gái và cảm ơn cô vì tất cả … [bà] đã gọi điện cho các cháu, để chia sẻ lòng tử tế và sự ấm áp, rồi bà nói lời tạm biệt. Bà qua đời không lâu sau đó”.
Hình ảnh mô tả một phụ nữ bỗng trở nên minh mẫn lúc cuối đời. (Ảnh: hunsa.com)
Trong một nghiên cứu khác, một bệnh nhân bị câm và rối loạn phương hướng, dường như không biết hoặc nhận thức được thời điểm người chồng tên là Urs của bà qua đời. Một vài tháng sau cái chết của ông, bà ngồi dậy trên giường, duỗi tay ra và nói: “Ông Urs! vâng, vâng, sẵn sàng rồi”. Bà qua đời không lâu sau đó.
TS Batthyany nói, mặc dù trường hợp này có vẻ khá mơ hồ, nhưng nó không phải là các triệu chứng ảo giác thường thấy ở các bệnh nhân Alzheimer. Bởi vì nó diễn ra khá êm ả, có trật tự, và dựa trên các vết tích ký ức chưa được quan sát trên bệnh nhân trong một thời gian dài. Nó cũng cho thấy điểm tương đồng với rất nhiều trải nghiệm cận tử – trong đó những người được cứu sống lại sau khi gần như đã chết hoặc chết lâm sàng trong một khoảng thời gian, họ nói rằng nhìn thấy những người thân giúp họ “trở lại”. Những người đã trải nghiệm hiện tượng cận tử cũng kể rằng họ dường như lơ lửng bên trên thân xác của mình, nhìn thấy những sinh mệnh khác hoặc cảnh tượng của thế giới bên kia, và có một loại cảm giác hưng phấn tiềm tại…
Lý giải của một nhà triết học TAMTHUC
Khi tìm kiếm thêm những dữ liệu khoa học, TS Batthyany cũng cân nhắc đến lời nói của các nhà triết học. Ông trích dẫn lời của nhà triết học Spinoza: “Có thể có ánh sáng mà không có bóng (đen), nhưng không thể có bóng mà không có ánh sáng”.
Trong phép so sánh này, sự minh mẫn hay một trạng thái tinh thần bình thường, chính là ánh sáng. Còn chứng mất trí và lú lẫn chính là bóng.
TS Batthyany cũng nói: “Có thể có chân lý mà không có sai sót, nhưng không thể chỉ có sai sót mà không có chân lý”. Sai sót là một sự lệch lạc, và chứng mất trí và Alzheimer là sự lệch lạc khỏi chức năng bình thường của não bộ. Có thể tồn tại một tinh thần chân thực hay một nguồn ánh sáng tỏa ra đằng sau những cái bóng biến dạng của bệnh tật.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/benh-alzheimer-va-chung-mat-tri-lieu-co-the-phu-nhan-su-ton-tai-cua-linh-hon.html
Comment