mat-trang-bi-an-va-ket-luan-kho-tin
Mặt Trăng: 7 bí ẩn và 1 kết luận khó tin
- bởi tamthuc --
- 17/06/2016
Mặt Trăng là vật thể nổi bật nhất trên bầu trời của chúng ta vào ban đêm, gợi lên cả những điều kỳ diệu và thần thoại từ xa xưa. Vài thập kỷ vừa qua đã đưa đến hiểu biết mới về những điều bí ẩn của Mặt Trăng, nhiều câu hỏi chưa có lời đáp vẫn bao trùm chiếc “vệ tinh tự nhiên” duy nhất này.
Chúng ta dần phụ thuộc vào tiểu hành tinh màu trắng ấy – thiên thể không ngừng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo 28 ngày – như một phần quan trọng trong thế giới tự nhiên của chúng ta. Nhưng khi phân tích các đặc tính vật lý của ‘người láng giềng’ quen thuộc, nhiều chi tiết cho thấy Mặt Trăng không hoàn toàn ‘tự nhiên’ đến vậy.
Một Mặt Trăng được-chế-tạo?!!! Giả thuyết phi lý này bắt nguồn từ đâu? Giả thuyết được thừa nhận lần đầu vào những năm 1960 bởi hai nhà khoa học Nga là Mijail Vasin và Alexander Sherbakov; sau đó, nó được xác nhận bởi các điều tra viên và đồng nghiệp, những người cũng hứng thú với giả thuyết này. Ý tưởng gồm có 7 định đề phân tích một số trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của người bạn đồng hành Mặt Trăng. Dưới đây là bản tóm tắt ngắn gọn các kết quả quan sát.
Bí ẩn số 1: Vệ tinh lớn, hành tinh nhỏ
So sánh với những hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, cả đường quỹ đạo và kích thước của Mặt Trăng đều khác thường đáng kể. Tất nhiên, nhiều hành tinh cũng có các ‘mặt trăng’. Nhưng bởi lực hút yếu hơn, những hành tinh nhỏ hơn—như là Sao Thủy (Mercury) và Sao Kim (Venus)—không có mặt trăng. Tuy có kích thước tương đương nhưng Trái Đất lại mang theo Mặt Trăng bằng ¼ kích thước của nó.
Các hành tinh theo kích cỡ, từ trái qua phải: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa. Trong đó, Sao Kim có kích cỡ tương đương với Trái Đất (diện tích bề mặt bằng 0,902 Trái Đất và thể tích bằng 0,866 Trái Đất), nhưng Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên giống như Trái Đất của chúng ta – ND (Ảnh: Scooter20, Wikipedia)
Hãy so sánh điều này với các đại hành tinh như Sao Mộc hay Sao Thổ, vốn có một số vệ tinh tương đối nhỏ (mặt trăng của Sao Mộc xấp xỉ 1/80 kích thước của hành tinh này). Dường như, Mặt Trăng của chúng ta lại là sự hiện diện hiếm hoi trong vũ trụ.
Các đại hành tinh như Sao Mộc và Sao Thổ có kích cỡ lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Thế nhưng, mặt trăng của Sao Mộc chỉ bằng khoảng 1/80 hành tinh này, còn Mặt Trăng của chúng ta lại tương đương ¼ Trái Đất – ND (Ảnh: Wikipedia)
Một chi tiết thú vị khác là khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất—đủ gần để nó trông có vẻ tương đương với khích thước của Mặt Trời. Sự trùng hợp kỳ lạ này thể hiện rõ nhất trong lúc nhật thực toàn phần, khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời.
Và cuối cùng, với đường quỹ đạo tròn gần như hoàn hảo, Mặt Trăng không hành xử giống như những vệ tinh khác. Hầu hết các vệ tinh đều có xu hướng đi theo hình elip hơn là hình tròn.
TAMTHUCPhần lớn những thiên thạch bay về phía bề mặt Trái Đất đều sẽ bị bốc cháy hoàn toàn hoặc một phần, nhờ có tầng khí quyển bảo vệ dày. Vì không có lớp khí quyển như vậy, có vẻ Mặt Trăng không được bảo vệ tốt như Trái Đất. Tuy nhiên, độ sâu của những hố va chạm này khá nông so với chu vi của chúng – điều này cho thấy Mặt Trăng sở hữu lớp chất liệu có độ bền cực lớn, nhờ đó ngăn chặn sự xâm nhập sâu hơn của các thiên thạch.
Thậm chí, những hố va chạm có đường kính lớn hơn 180 dặm cũng không sâu quá 4 dặm. Nếu Mặt Trăng chỉ đơn thuần là một khối đá đồng nhất, thì sẽ phải có những hố va chạm có độ sâu tối thiểu gấp 4-5 lần.
Hố va chạm Copernicus trên bề mặt Mặt Trăng. Theo tính toán khoa học, một thiên thạch có đường kính vài dặm với vận tốc 30.000 dặm/giây sẽ tạo ra hố sâu gấp 4-5 lần đường kính của nó. Các hố thiên thạch trên trái đất đã chứng minh tính toán này là chính xác. Thế nhưng các hố thiên thạch trên bề mặt mặt trăng lại nông một cách khác thường – ND (Ảnh: Courtesy NASA/JPL-Caltech)
Hai nhà khoa học Vasin và Sherbakov cho rằng lớp vỏ Mặt Trăng có lẽ được tạo bằng một khung titanium. Thực tế, điều này đã được xác minh: vỏ Mặt Trăng có chứa một lượng titanium cao. Theo ước tính của nhóm các nhà nghiên cứu Xô Viết, lớp titanium này có độ dày gần 32km.
Bí ẩn số 4: Biển Mặt Trăng
Cái được gọi là “biển Mặt Trăng” này hình thành như thế nào? Người ta tin rằng vùng khổng lồ này là dung nham cứng, đến từ bên trong Mặt Trăng, và xảy ra do một thiên thạch gây tác động. Giả thuyết này có thể được giải thích dễ dàng đối với một hành tinh ấm áp và nóng chảy ở bên trong. Nhưng nhiều người cho rằng, có nhiều khả năng Mặt Trăng luôn luôn là một thiên thể lạnh lẽo.
Minh họa sự hình thành lớp vỏ magma trên Mặt Trăng. Theo giả thuyết truyền thống, sau vụ va chạm lớn, một phần Mặt Trăng bị tan chảy và được gọi là “biển magma Mặt Trăng”. Khi biển magma nguội đi, nó tạo thành một lớp phủ, hình thành chủ yếu bởi sự kết tủa và lắng đọng của một số loại khoáng chất như Olivin, anorthit,… – ND (Ảnh: Wikipedia)
Bí ẩn số 5: Không cân xứng về mặt địa lý
Trên bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng (phía tối của Mặt Trăng), chúng ta đã phát hiện nhiều hố va chạm, núi đồi, và các địa hình mấp mô. Nhưng bề mặt đối diện với Trái Đất lại là nơi khá bằng phẳng, chiếm phần lớn các đại dương. Tại sao 80% biển lại chỉ có ở một phía của Mặt Trăng?
Hình ảnh quen thuộc của Mặt Trăng mà chúng ta luôn thấy khi nhìn từ Trái Đất… (Ảnh: NASA/GSFC/Arizona State University, Wikipedia)
…so sánh với bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng nếu quan sát từ Trái Đất… (Ảnh: NASA/GSFC/Arizona State University, Wikipedia)
Bí ẩn số 6: Mật độ thấp
Người ta phát hiện rằng độ đậm đặc của Mặt Trăng bằng khoảng 60% của Trái Đất. Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau đã chứng minh Mặt Trăng chỉ có thể rỗng ở bên trong. Trong cuốn sách năm 1982 “Moongate: Suppressed Findings of the U.S. Space Program” (tạm dịch: ‘Nguyệt môn: Những phát hiện được giữ kín của Chương trình Không gian Hoa Kỳ’), nhà nghiên cứu và kỹ sư hạt nhân William L. Brian II đã viết rằng: bằng chứng từ các cuộc thí nghiệm địa chấn Apollo cho thấy “Mặt Trăng là rỗng và tương đối cứng”. Thêm vào đó, một số nhà khoa học khẳng định táo bạo rằng đó là rỗng nhân tạo.
Thực tế, theo vị trí của các lớp địa chất bề mặt đã được xác định, nhiều nhà khoa học tuyên bố rằng, có vẻ như Mặt Trăng là hành tinh được hình thành “ngược”. Một số người đã trích dẫn điều này làm lý lẽ ủng hộ cho giả thuyết xây dựng nhân tạo.
Thí nghiệm về làn sóng rung chứng minh Mặt Trăng là rỗng. Kết thí nghiệm cho thấy, các làn sóng rung chỉ lan ra từ tâm chấn dọc theo bề mặt mặt trăng, chứ không đi vào trung tâm mặt trăng. Điều này cho thấy mặt trăng là rỗng (Ảnh: zhengjian.org)
Bí ẩn số 7: Các giả thuyết nguồn gốc khác
Hơn một thế kỷ qua, có 3 giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc của Mặt Trăng.
- Một giả thuyết cho rằng Mặt Trăng thực tế là một bộ phận của Trái Đất, sau đó đã tách ra.
- Một giả thuyết khác tin rằng Mặt Trăng được hình thành cùng thời điểm với Trái Đất, nổi lên từ các đám tinh vân nguyên thủy giống như Trái Đất.
- Còn theo giả thuyết thứ ba, khi đi lang thang trong vũ trụ, Mặt Trăng bị hấp dẫn và bị giữ lại trong vòng quỹ đạo của Trái Đất.
Giả thuyết vụ va chạm lớn cho rằng, một thiên thể đã va chạm với Trái Đất, bắn tung lên các vật chất và bụi khí. Những vật chất này hợp nhất lại tạo thành Mặt Trăng. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa thể giải thích được nhiều điều bí ẩn về Mặt Trăng -ND (Ảnh: Marvel, Wikipedia)
Nhưng những bí ẩn đã nêu ở trên cho thấy vấn đề trong 3 giả thuyết này: quỹ đạo mang tính chu kỳ và theo một đường tròn gần như hoàn hảo của Mặt Trăng, và kích cỡ tương đối lớn của nó. Trong các trường hợp khi một vệ tinh bị một hành tinh giữ lại, thì thông thường nó sẽ có quỹ đạo lệch tâm – hay ít nhất cũng là hình elip. Một vấn đề khác là cả 3 giả thuyết đều không thể giải thích đà quay (angular momentum) lớn giữa Mặt Trăng và Trái Đất
Giả thuyết thứ tư cho rằng Mặt Trăng được-chế-tạo, có lẽ gây nhiều kinh ngạc hơn cả. Tuy nhiên, nó có thể giải thích những đặc điểm bất thường khác nhau đang hiện diện ở Mặt Trăng, bởi vì một vệ tinh do những sinh vật có trí tuệ chế tạo sẽ không giống các thiên thể hình thành ngẫu nhiên hàng tỉ năm về trước. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã chấp nhận giả thuyết này có giá trị không kém những giả thuyết khác.
“Lần đầu tiên tình cờ thấy giả thuyết gây sốc [của các nhà khoa học] Xô Viết, tiết lộ về bản chất thật sự của Mặt Trăng, tôi đã choáng váng. Lúc đầu, tôi cho rằng điều đó thật khó tin và một cách tự nhiên tôi bác bỏ nó. Sau đó, khi thông tin khoa học từ các cuộc thám hiểm Apollo của chúng tôi mang lại ngày càng nhiều dữ kiện hỗ trợ cho giả thuyết Xô Viết, tôi thấy mình buộc phải chấp nhận nó”, trích lời mở đầu của Don Wilson trong cuốn sách khám phá về giả thuyết vệ tinh nhân tạo của ông với tựa đề “Our Mysterious Spaceship Moon” (tạm dịch: Tàu vũ trụ Mặt Trăng bí ẩn của chúng ta)
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/mat-trang-8-bi-an-va-1-ket-luan-kho-tin.html
Comment