ca-heo-loai-dong-vat-de-thuong-nhung-khien-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-phai-khiep-so
Cá heo: Loài động vật dễ thương nhưng khiến thuyết tiến hóa của Darwin phải ‘khiếp sợ’
- bởi tamthuc --
- 02/02/2018
Khi quan sát thế giới sinh vật, chúng ta có thể thấy vô số thí dụ chống lại “thuyết biến hình” của Darwin cái mà những người theo đuôi Darwin gọi là “tiến hóa”. Câu chuyện sau đây là suy nghĩ của tôi về thuyết tiến hóa Darwin khi tôi xem mấy video cá heo biểu diễn. Kỳ diệu thay, cá heo cho thấy Darwin sai!…
Quý độc giả lưu ý:Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:
Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo. |
Trước hết xin độc giả thưởng thức 2 cuốn phim video về cá heo rất thú vị được giới thiệu trong bài này (Nguồn YouTube). Càng ngưỡng mộ mấy chú cá heo bao nhiêu, tôi càng thấy thuyết tiến hóa Darwin sai lệch bấy nhiêu. Đó là chưa cần nói đến trí thông minh của loài cá này, một vấn đề thuộc về ý thức của sinh vật ─ một khoảng trống tuyệt đối trong thuyết tiến hóa Darwin, mặc dù học thuyết này được mệnh danh là một lý thuyết giải thích bí mật của sự sống.
Video:
Mặc dù cá heo luôn sống trong đại dương, chúng là động vật có vú chứ không phải cá. Giống như mọi động vật có vú, cá heo có máu nóng chứ không có máu lạnh như cá. Cũng không giống như cá hít thở qua mang, cá heo thở bằng phổi. Vì thế cá heo thường thực hiện những chuyến bơi trên mặt nước để hít thở không khí. Lỗ hổng trên đỉnh đầu của cá heo hoạt động như một cái mũi, làm cho cá heo dễ dàng tiếp xúc với không khí.
Còn nhiều đặc điểm khác chứng tỏ cá heo là động vật có vú chứ không phải là cá, chẳng hạn chúng đẻ ra cá heo con chứ không đẻ ra trứng, và chúng nuôi con nhỏ bằng sữa.
Tóm lại, giống như cá voi, cá heo thuộc động vật có vú. Hai loài này, cá voi và cá heo, là hai loài động vật có vú duy nhất dành toàn bộ cuộc sống dưới nước.
Cá heo cực kỳ thông minh và đáng yêu. Nó thân thiện với loài người như chó, ngựa, voi,… Mặc dù không được thuần hóa để chung sống với con người, cá heo đã có “thiện chí” với con người từ trong bản năng. Rất nhiều câu chuyện cá heo giúp đỡ thuyền bè đi lại trên biển và cứu người trên biển. Những chuyện này nói lên rằng ý thức của cá heo phát triển rất cao. Đó là điều lạ lùng rất khó giải thích, bởi tại sao ý thức của loài người và cá heo dễ “ăn ý” với nhau như vậy, trong khi cá voi thì không, mặc dù cá voi cũng có những đặc điểm sinh học tương tự như cá heo. Khi được thuần hóa, cá heo còn thân thiết với con người hơn nữa, chúng là người bạn đem lại niềm vui không chỉ cho một gia đình, mà cho hàng trăm, hàng nghìn người như chúng ta có thể thấy qua những video ở trên.
Thuyết tiến hóa đưa ra một giải thích nực cười rằng cá voi và cá heo vốn là động vật có vú bốn chân sống trên mặt đất. Nhưng do xuống nước kiếm ăn nhiều quá nên thích nghi dần dần với cuộc sống dưới nước, và do đó biến đổi dần dần thành cá voi và cá heo. Chỉ có những người nhẹ dạ cả tin mới có thể tin kiểu lý luận này, bởi chỉ cần đặt vài câu hỏi là thấy lý luận đó rất lố bịch. Thí dụ: Nếu đã sống hoàn toàn dưới nước thì tại sao cái phổi không “tiến hóa” dần thành mang cho tiện, bởi mang có thể thở ngay dưới nước. Tại sao cứ phải giữ lá phổi để phải nổi lên bề mặt nước để thở, như thế có phiền hà không.
Thực ra toàn bộ “thuyết biến hình” (transformism) của Darwin, mà các môn đệ của ông sau này gọi là “tiến hóa” (evolution), đều là chuyện tưởng tượng hoang đường 100%, tức là hoàn toàn bịa đặt, xuất phát từ một ngộ nhận của Darwin năm 1835 trong chuyến thám hiểm quần đảo Galapagos trên Thái Bình Dương thuộc Ecuador ngày nay. Tại đó Darwin quan sát loài chim sẻ. Ông nhận thấy có chim sẻ mỏ ngắn, chim sẻ mỏ dài, rồi chim sẻ mỏ dài hơn nũa. Ông giải thích sự khác biệt chiều dài của mỏ chim là do chim đã biến đổi hình thể của nó để thích nghi với môi trường sống (tìm thức ăn ở chỗ nông thì mỏ ngắn, tìm thức ăn ở những hố sâu thì cần mỏ dài). Ông cho rằng sự biến đổi ấy diễn ra trong một quá trình đủ dài về thời gian.
Từ đó ông SUY ĐOÁN ra rằng sau một thời gian rất dài, có thể tới hàng trăm triệu năm, thì sự biến đổi ấy có thể tích lũy dần dần thành những biến đổi lớn, đến nỗi có thể biến đổi loài này thành loài khác.
Đó là phần cốt lõi của thuyết tiến hóa, được gọi là “vĩ tiến hóa” (macro-evolution), tức sự tiến hóa từ loài này thành loài khác, để phân biệt với cái gọi là “vi tiến hóa” (micro-evolution), tức những biến đổi trong loài.
Cả hai thuật ngữ trên đều là mập mờ đánh lận con đen, vì biến đổi trong loài không thể gọi là “tiến hóa” (evolution), theo đúng định nghĩa của chữ “evolution” trong các từ điển tiếng Anh.
“Vĩ tiến hóa” cũng là một thuật ngữ bịa đặt, vì không hề có sự biến đổi loài này thành loài khác! Chỉ có sự tưởng tượng của Darwin và các nhà tiến hóa về sự biến đổi loài. Thực tế không hề có.
Bản thân Darwin cũng có thể xem là người bị lừa – ông trông thấy biến đổi nhỏ trong loài và tưởng tưởng ra những biến đổi lớn, rồi ông tự lừa dối mình khi nêu lên một giả thuyết mà cứ coi như đó là một sự thật. Thực ra chính ông nghi ngờ giả thuyết của mình, vì tuyệt nhiên không tìm thấy bằng chứng. Điều này biểu lộ rất rõ trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) của ông, xuất bản năm 1859.
Theo trí tưởng tượng của Darwin thì sự tiến hóa ấy phải diễn ra theo trình tự từ loài bậc thấp đến loài bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp. Loài dưới nước bị coi là bậc thấp, loài trên cạn được coi là cao cấp hơn. Vì thế chiều hướng tiến hóa phải diễn ra từ dưới nước lên trên cạn. Nhưng không may cho ông. Sau này người ta lại thấy
Cá voi, cá heo không phải là cá, mặc dù chúng sống 100% dưới nước
Thế là để LẮP CHO VỪA với cái khung tiến hóa của Darwin, các môn đệ của ông lại bịa ra chuyện cá voi và cá heo vốn là động vật bốn chân trên cạn, nhưng lâu ngày “chán cuộc đời khô cạn hiếm thức ăn” bèn tìm đến “cuộc đời dưới nước phong phú thức ăn hơn” để sống, cứ thế lâu ngày sau hàng triệu năm “tiến hóa ngược” dần dần thành cá voi và cá heo. Đây chỉ là giả thuyết, vậy mà người ta đưa vào sách giáo khoa và tuyên truyền trên mọi sách báo cứ như một sự thật đã được chứng minh. Nhiều người nhẹ dạ cả tin đọc những tin tức này trên báo chí lập tức tin đó là sự thật.
Vậy không biết lúc con vật bốn chân trên cạn tìm xuống nước để sống lâu ngày, rồi cái chân “biến hình” dần dần thành cái vây để bơi lội, thì lúc cái chân chưa hoàn toàn biến thành cái vây, mà mới chỉ ở mức trung gian “nửa chân nửa vây” thì sao nhỉ ?
Nếu ông Darwin còn sống, tôi sẽ thưa với ông rằng:
- Thứ nhất, thưa ngài Darwin, lúc cái chân ở dạng trung gian, nửa-chân-nửa-vây, thì cái chân quái gở ấy sẽ phiền toái cho con vật lắm ─ đi không vững mà bơi cũng chẳng xong ─ tức là phản lại quy luật thích nghi với môi trường. Vậy theo lý thuyết chọn lọc tự nhiên của chính ông, tự nhiên rất khôn ngoan biết chọn ra cái có lợi cho sự thích nghi, cái gì bất lợi thì bị đào thải, vậy cái chân quái gở bất lợi ấy sẽ phải bị đào thải, thay vì tiếp tục “biến hình tiến hóa” để thành cái vây hoàn chỉnh. Vậy hóa ra sự chọn lọc tự nhiên phản lại cái “thuyết biến hình” của ngài rồi, thưa ngài Darwin. Điều này đã được Giáo sư Pierre Paul Grassé, nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh học tiến hóa của Đại học Sorbonne, Paris, nguyên Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Pháp, tổng quát hóa dưới dạng một tuyên bố khẳng định, rằng “Bất kể số lượng đột biến nhiều bao nhiêu, đột biến không thể tạo ra bất kỳ một loại tiến hóa nào cả” (No matter how numerous they may be, mutations do not produce any kind of evolution)[1]. Nhận định này có thể tóm tắt là: ĐỘT BIẾN PHẢN LẠI CHỌN LỌC TỰ NHIÊN chứ không phải nó kết hợp với chọn lọc tự nhiên để tiến hóa! Kết luận này đánh đổ Thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism) đến tận gốc rễ. Nhiều nhà sinh học khác cũng có quan điểm tương tự. Không biết ngài Darwin đã biết điều đó chưa ? Nếu chưa thì ngài nên tìm đọc cuốn “Evolution of Living Organism” (Sự tiến hóa của sinh vật) do Nhà xuất bản Hàn lâm (Academic Press) ở New York xuất bản năm 1977. Thiết nghĩ nhận định của Grassé quá rõ ràng và dễ hiểu. Nếu ngài không chịu nghiên cứu mà cứ lý sự vô bằng chứng thì đó không phải là khoa học, thưa ngài.
- Thứ hai, thưa ngài Darwin, tại sao con vật bốn chân trên cạn xuống nước sống như con cá voi và cá heo, chúng chỉ biến hình mấy cái chân thôi, còn cái phổi thì không “biến hình” thành cái mang cho tiện thở dưới nước luôn như mọi loài cá khác, như thế có phải thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dưới nước không ? Tại sao lại còn cố giữ cái phổi lại làm gì, để vẫn cứ phải ngoi lên mặt nước để thở? Phải chăng ngài lại tưởng tưởng ra rằng vì nó nhớ đất liền quá nên vẫn muốn ngoi lên mặt nước để trông thấy đất liền ? Và phải chẳng nó cũng nhớ loài người quá nên nó thân thiện với con người ?
- Thứ ba, thưa ngài Darwin, rất mong ngài nhắc lại cho bàn dân thiên hạ biết về nỗi lo lắng mà ngài đã chân thành bày tỏ trong cuốn “Về Nguồn gốc các loài” năm 1859 về tình trạng không có hóa thạch loài chuyển tiếp làm bằng chứng cho lý thuyết của ngài. Điều này chứng tỏ ngài rất thành thật. Ngài hy vọng các thế hệ sau ngài sẽ tìm thấy bằng chứng, nhưng đã hơn 150 năm trôi qua mà chẳng hề có bằng chứng nào cả. Các nhà tiến hóa đã phải ngụy tạo nhiều bằng chứng giả mạo để đánh lừa thiên hạ rằng có sự tiến hóa. Có những vụ lừa đảo kinh khủng như vụ “Người vượn Piltdown”, được lấy làm bằng chứng để bênh thuyết tiến hóa trong vụ án Scopes ở Tennessee, Mỹ, năm 1925, với sự đắc thắng của thuyết tiến hóa, nhưng đến 1953 thì bị vạch mặt là bằng chứng lừa đảo cố ý 100% ! Các nhà tiến hóa không hề xấu hổ với những vụ giả mạo như thế, mà còn tiếp tục che đậy nhiều sự thật. Thậm chí tạp chí National Gepgraphic còn trơ trẽn tuyên bố rằng bằng chứng tiến hóa có mặt khắp nơi. Nhưng xem ra thì toàn là những thí dụ biến đổi trong loài mà họ gọi bằng cái tên mập mờ đánh lận con đen là “vi tiến hóa” (micro-evolution). Bản thân chuyện đặt tên như thế cũng là lừa dối, vì đó không phải là tiến hóa. Thưa ngài Darwin, theo lý thuyết của ngài thì mọi chuyện biến hình từ cá lên cạn biến thành bò sát, rồi bò sát biến thành động vật có vú hoặc chim, rồi vượn biến thành người,…tất cả đều diễn ra dần dần từng tí một trong hàng trăm triệu năm, nghĩa là không ai có thể chứng kiến được, chỉ còn hy vọng hóa thạch sẽ làm chứng thôi. Điều này cũng được Pierre Paul Grassé nhấn mạnh trong cuốn sách “Sự tiến hóa của sinh vật” rằng “quá trình tiến hóa chỉ được tiết lộ thông qua các sinh vật hóa thạch” và “chỉ có cổ sinh học mới có thể cung cấp những hóa thạch đó làm bằng chứng cho sự tiến hóa”. Nhưng sau hơn 150 năm, hóa thạch vẫn nói KHÔNG với thuyết tiến hóa, như đã được khẳng định trong hai cuốn sách của Tiến sĩ Sinh học Duan Gish ở Mỹ : “Evolution : The Fossils say NO !” (Hóa thạch nói KHÔNG với thuyết tiến hóa) xuất bản năm 1979 và cuốn “Evolution : The Fossils still say NO !” (Hóa thạch vẫn nói KHÔNG với thuyết tiến hóa) xuất bản năm 1985. Rất nhiều tài liệu khác cũng xác nhận hoàn toàn vô bằng chứng hóa thạch để ủng hộ cái gọi là biến hình tiến hóa của ngài, thưa ngài Darwin. Đáng chú ý nhất là ý kiến của nhà tiến hóa nổi tiếng trung thực, Stephen Jay Gould, Giáo sư cổ sinh học tiến hóa của Đại học Harvard danh tiếng. Ông buồn rầu nói về sự che đậy giấu diếm sự thật của thuyết tiến hóa rằng: “Sự hiếm có của các các dạng sinh vật chuyển tiếp trong hồ sơ hóa thạch vẫn tồn tại như là bí mật muốn che giấu của cổ sinh vật học… Các nhà cổ sinh vật học đã phải trả giá quá cao cho lập luận của Darwin. Chúng ta tự coi mình là những học trò duy nhất đúng trong lịch sử của sự sống, nhưng để bảo vệ quan điểm thiên vị của chúng ta về tiến hóa bằng cách chọn lọc tự nhiên, chúng ta thấy dữ liệu của chúng ta quá tồi tệ đến mức chúng ta không bao giờ nhìn thấy chính cái quá trình mà chúng ta tự xưng là nghiên cứu” (The extreme rarity of transitional forms in the fossil record persists as the trade secret of paleontology… Paleontologists have paid an exorbitant price for Darwin’s argument. We fancy ourselves as the only true students of life’s history, yet to preserve our favored account of evolution by natural selection we view our data as so bad that we never see the very process we profess to study)[2]. Stephen Jay Gould thật đáng kính, vì ông là một nhà tiến hóa nhưng sẵn sàng nói toạc sự thật đáng xấu hổ của thuyết tiến hóa là cố che đậy tình trạng vô bằng chứng hóa thạch ủng hộ thuyết biến hình của Darwin [Vì không chấp nhận kiểu tiến hóa Darwin, Stephen Gould đưa ra một kiểu tiến hóa khác ─ không biến đổi dần dần từng tí một mà tiến hóa đột ngột. Nhưng ông bị chính giới tiến hóa tôn thờ Darwin bác bỏ. Thế là nội bộ giới tiến hóa cãi lộn với nhau đến mức lăng mạ nhau. Thật đáng thương, vì làm gì có tiến hóa mà cãi nhau]. Vậy thưa ngài Darwin, ngài cũng là một người thành thật, ngài nghĩ sao khi thực tế 150 năm sau ngài vẫn không có bằng chứng? Những ai chịu nghiên cứu biết sự thật đều rất thông cảm với ngài, vì họ đều biết trong một thư ngài gửi cho bạn ngài là Asa Gray, Giáo sư thực vật học ở Đại học Harvard, trong đó ngài thú nhận rằng lý thuyết của ngài chỉ là những phỏng đoán vượt quá giới hạn của khoa học. Đây, nguyên văn thư ngài viết cho Asa Gray ngày 18/06/1857: “Tôi hoàn toàn ý thức được rằng những phỏng đoán của tôi đúng là đã vượt quá giới hạn của khoa học thực sự” (I am quite conscious that my speculations run quite beyond the bounds of true science)[3].
- Tuy nhiên, các nhà tiến hóa ngày nay tảng lờ lời thú nhận này của ngài. Thật khổ cho nhiều người đến nay vẫn cứ mơ màng với cái thuyết biến hình của ngài, tưởng đó là sự thật, mà không biết chính ngài đã tự nghi ngờ lý thuyết của chính mình.
Thế đấy, nếu Darwin còn sống thì có lẽ dễ nói chuyện với ông hơn mấy nhà tiến hóa đã bị “đức tin vào Darwin” làm hỏng tư duy. Những người này không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, mà lấy “đức tin vào Darwin” làm tiêu chuẩn, rồi lý luận theo cách “cố lắp thuyết tiến hóa cho vừa với thực tế”. Chuyện cá voi và cá heo chính là kiểu lý luận tự đánh lừa mình như thế.
Ngoài chuyện cá voi và cá heo, có thể nêu lên hàng đống thí dụ thực tế khác trong thế giới sinh vật để bác bỏ thuyết tiến hóa. Thí dụ chim cánh cụt là một loài chim nhưng không bay trên trời mà lại sống trên cạn và dưới nước. Nếu ta lý luận theo kiểu “cố lắp cho vừa” thì ta sẽ bảo là chim cánh cụt này vốn là một loài chim bay trên trời, nhưng rồi tìm thức ăn trên mặt đất và dưới nước nhiều quá nên dần dần phải biến hình để sống trên cạn và dưới nước thành chim cánh cụt. Chao ôi, nếu vậy thì tại sao nó không biến hình hoàn toàn để thành cá hoặc động vật trên cạn mà còn giữ lại những đặc trưng của loài chim làm gì cho bất tiện? Tại sao chim cánh cụt cứ muốn chống lại sự chọn lọc tự nhiên như vậy?
Qua những phân tích dễ hiểu đó, chúng ta dễ thấy sự tưởng tượng của thuyết tiến hóa là vô địch, hơn cả những chuyện cổ tích hoang đường, đúng như Ernst Chain, một trong ba nhà sinh học đoạt Giải Nobel năm 1945 vì chế tạo ra penicilin, đã phải thốt lên mỉa mai: “Tôi thà tin vào chuyện thần tiên còn hơn tin vào những phỏng đoán thiếu suy nghĩ như thế” (I would rather believe in fairies than in such wild speculation)[4].
Để kết câu chuyện hôm nay về Dolphins, một loài vật thật đáng yêu, và về Darwinism, học thuyết Darwin, tôi muốn nói nhỏ với quý độc giả đôi điểu:
- Gần đây có một vài đệ tử của thuyết tiến hóa gửi comments của họ đến PVHg’s Home hoặc gửi email cho tôi, lên tiếng bênh vực thuyết tiến hóa. Có trường hợp tỏ ra tức giận đến nỗi gửi một lúc 10 cái comments giống hệt nhau, có vẻ như bắt buộc PVHg’s Home phải chú ý đến. Nhưng không hiểu sao trang chủ của WordPress.com ném tất cả những ý kiến đó vào thùng rác. Tôi đoán chương trình quản lý của WordPress.com đủ thông minh để nhận dạng đó là một hành vi không lành mạnh. Khi vào thùng rác để làm vệ sinh tôi mới phát hiện ra 10 cái comments đó. Tôi mỉm cười cám ơn WordPress.com. Đọc nội dung của 10 comments đó, tôi nhất trí là xóa nó vĩnh viễn. Nhưng đôi khi có ý kiến bênh vực thuyết tiến hóa vẫn được đăng, vì nhiều lý do. Trước hết vì những ý kiến này nghiêm túc, đảm bảo tiêu chuẩn văn hóa, và thể hiện thái độ chân thành. Hoặc có thể vì những ý kiến đó tỏ ra là quá ngây thơ, thực sự nghèo nàn về vốn hiểu biết, không được ai hướng dẫn giúp đỡ. Tuy nhiên, tôi tránh tranh luận mất thì giờ với bất kỳ ý kiến nào của những người muốn bảo vệ thuyết tiến hóa. Tại sao vậy? Bởi vì những người này không muốn nghe sự thật. Câu hỏi tôi nêu lên nhiều lần, rằng “nếu thuyết tiến hóa có bằng chứng, tại sao phải làm bằng chứng lừa đảo?”, thì không bao giờ họ dám trả lời. Họ né tránh những sự thật mười mươi đó. Họ cố tình kéo độc giả vào những chuyện bên lề của khoa học, chẳng hạn PVHg’s Home căn cứ vào đâu mà bảo quy luật bất đối xứng của sự sống là một định luật? Họ rất sợ gọi đây là một định luật! Nghĩa là đối với họ, phải có sách của một ông “tây” nào nói đó là một định luật thì họ mới thừa nhận, còn quy luật đó có xứng đáng gọi là một định luật hay không thì trí tuệ của họ không đủ sức phán xét. Tính chất hủ nho của họ lộ rất rõ qua những kiểu tranh luận đó. Vì thế tôi cho rằng nên tránh tranh luận với những người bảo vệ thuyết tiến hóa bằng “đức tin” của họ đối với Darwin. Đôi khi tôi cũng đã trả lời đại ý rằng “bạn yên tâm đi, thuyết tiến hóa của bạn hiện được giảng dạy chính thức và được tuyên truyền khắp nơi, lấn át tiếng nói phản biện, Vậy bạn hãy tin rằng chân lý trước sau sẽ lộ rõ, khỏi phải lo”. Trong khi tiếng nói phê phán thuyết tiến hóa mới cần phải giới thiệu, vì nó bị giới tiến hóa che đậy rất kỹ trong hơn 150 năm qua rồi. Thí dụ những thú nhận của Darwin có mấy ai biết đâu. Cũng có ý kiến nói rằng những người phê phán thuyết tiến hóa chẳng qua là để bảo vệ tôn giáo. Đây cũng là một trò đánh lạc hướng rất tầm thường, nhằm lẩn tránh những câu hỏi chất vấn, chẳng hạn câu hỏi: Ai đã đưa những vụ lừa đảo về bằng chứng của thuyết tiến hóa ra ánh sáng? Trả lời: Đó là những nhà khoa học công tâm, thay vì những người bảo vệ tôn giáo. Về vấn đề này, nhà sinh học Thụy Điển – Đan Mạch Søren Løvtrup đã từng nói rõ: “Một số người chống lại việc giảng dạy thuyết tiến hóa Darwin vì lý do tôn giáo, nhưng họ là thiểu số ; phần lớn những người chống lại học thuyết này… đều lập luận dựa trên cơ sở hoàn toàn khoa học” (some critics turned against Darwin’s teachings for religious reasons, but they were a minority; most of his opponents … argued on a completely scientific basis)[5]. Vì thế, những trò rêu rao đánh lạc hướng cuộc tranh cãi về tính phi khoa học của học thuyết Darwin thành vấn đề tôn giáo là một trò đánh lận con đen, hòng khỏa lấp bản chất phi khoa học của học thuyết Darwin. Trò đánh lừa này không thể lừa được những người có bản lĩnh vững vàng.
- Thực ra thuyết tiến hóa dựa trên một số nguyên lý vô cùng thô sơ, rất dễ bác bỏ. Tất nhiên nếu bạn càng nhiều hiểu biết về sinh học, về khoa học, và về triết học, bạn sẽ càng có nhiều phương tiện để bác bỏ học thuyết này. Nhưng chỉ cần có trình độ văn hóa cơ bản là đủ để bác bỏ nó. Một số ý kiến thảo luận của độc giả trên PVHg’s Home về vấn đề này rất hay, đã công bố trên mục thảo luận, sẽ được tập hợp trong một bài viết khác để công bố như một cuộc thảo luận bàn tròn về thuyết tiến hóa, để một lần nữa khẳng định rằng rất nhiều người đã và đang thức tỉnh nhận ra rằng thuyết tiến hóa không chỉ là một lý thuyết ngụy khoa học, mà còn là một chuyện hoang đường, một trò hề không hơn không kém. Nếu có gì đáng ngạc nhiên về học thuyết này, chính là ở chỗ tại sao vẫn có người tin nó? Trong số đó không chỉ có những người trình độ văn hóa thấp, mà còn có một số nhà khoa học nổi tiếng, điển hình là Francis Collins, tác giả cuốn “Ngôn ngữ của Chúa”.
- Mặc dù Collins tôn sùng Chúa, và mặc dù ông là tiến sĩ sinh học, giám đốc Dự án giải mã gene người, nhưng Collins phạm sai lầm cơ bản về nhận thức luận khi ông coi sự tương tự giữa các hệ gene của các loài là bằng chứng để chứng minh các loài có chung một nguồn gốc tiến hóa. Chẳng hạn theo ông hệ gene của người và tinh tinh giống nhau tới 96% là bằng chứng chứng tỏ người và tinh tinh có chung một nguồn gốc. Có thể nêu lên hàng tá thí dụ để bác bỏ kiểu lập luận của Collins. Chẳng hạn, những chiếc xe hơi Toyota các đời khác nhau có “hình thái học” tương tự như nhau, nhưng không thể nói xe đời này “tiến hóa” thành xe đời khác. Thực ra sự tương tự đó chỉ nói lên rằng chúng đều được thiết kế bởi cùng một nhà thiết kế, đó là nhà thiết kế của hãng Toyota! Vì thế, sự tương tự giữa các hệ gene của các loài không phải là bằng chứng chứng tỏ các loài cùng có chung nguồn gốc tiến hóa, mà là bằng chứng chứng tỏ các loài đều được “thiết kế” bởi một nhà thiết kế chung, đó là “Nhà thiết kế vũ trụ”, hoặc “Nhà thiết kế sự sống”. Đó chính là quan điểm của Lý thuyết Thiết kế Thông minh (Theory of Intelligent Design). Thực ra kiểu lập luận của Collins nói riêng và của các nhà tiến hóa nói chung đã bị bác bỏ từ lâu bởi Louis Pasteur từ thế kỷ 19 khi ông tuyên bố: “Sự tương tự không thể lấy làm bằng chứng” (Analogy cannot serve as proof)[6]. Thực tế trong hơn 150 năm qua, mọi chứng minh của thuyết tiến hóa đều dựa trên sự tương tự về hình thái học ─ từ sự tương tự về hình thái học giải phẫu đến sự tương tự về hệ gene. Ngoài ra thuyết tiến hóa không có một chứng minh nào khác.
- Nhưng Collins đáng được hoan nghênh khi ông khẳng định mã DNA là ngôn ngữ của Chúa. Chỉ riêng điều này cũng đủ để bác bỏ toàn bộ thuyết tiến hóa. Vì một khi thừa nhận mã DNA là ngôn ngữ của Chúa thì cũng đồng thời thừa nhận thuyết tiến hóa không thể giải thích được nguồn gốc sự sống theo cái gọi là “Thuyết phi tạo sinh” (Abiogensis) của họ ─ lý thuyết chủ trương giải thích sự sống ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Lý thuyết này khởi đầu từ giả thuyết “cái ao nhỏ ấm áp” (a warm little pond), một tưởng tượng hoàn toàn trên mây trên gió của Charles Darwin. Tạp chí Scientific American số ra ngày 16/02/2012 thừa nhận: “Charles Darwin miễn cưỡng công bố quan điểm của ông về nguồn gốc sự sống. Những phỏng đoán của ông về chủ đề này chỉ được biết đến từ một lá thư riêng của ông gửi tới một người bạn và đồng nghiệp của ông là Joseph Hooker, trong đó ông nói về một ‘cái ao nhỏ ấm áp mà ở đó các phân tử đầu tiên của sự sống có thể đã hình thành” (Charles Darwin was reluctant to publish his views on life’s origin. His only speculations on the subject are known from a private letter to his friend and colleague Joseph Hooker, in which he speaks of a ‘warm little pond’ in which the first molecules of life could have formed)[7].
Vậy là đã rõ:
- Lý thuyết nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa Darwin, được gọi chung là “Abiogenesis”, tức học thuyết phi tạo sinh, đã bắt đầu từ một phỏng đoán vu vơ của Darwin khoảng 150 năm trước đây! Phỏng đoán này chống lại Định luật Tạo sinh (Biogenesis) do Louis Pasteur nêu lên năm 1862.
- Sau 150 năm, giả thuyết ấy VẪN ĐANG LÀ GIẢ THUYẾT!
Từ “cái ao nhỏ ấm áp” của Darwin, hiện nay các nhà tiến hóa đã SÁNG TÁC ra nhiều giả thuyết mới có tên gọi rất kêu, làm cho những người yếu bóng vía sẽ ngơ ngác hoảng sợ vì những thuật ngữ hàn lâm rắc rối. Nhưng bất kỳ nhà tiến hóa nào muốn quảng cáo cho những lý thuyết đó, xin hãy trung thực nói rõ cho người nghe rằng đó chỉ là GIẢ THUYẾT và GIẢ THUYẾT!
Không hề có giả thuyết nào ĐÃ trở thành sự thật. Và chắc chắn sẽ không có giả thuyết nào thành sự thật. Tôi sẵn sàng đặt cược với bất kỳ ai về vấn đề này, với bất kỳ số tiền đặt cược là bao nhiêu.
Tôi không phỏng đoán như Darwin, mà có cơ sở lập luận khoa học để đặt cược. Nhưng việc đó xin để dành cho một bài báo khác.
Tham khảo:
[1] Conservapedia, Pierre Paul Grassé http://www.conservapedia.com/Pierre-Paul_Grass%C3%A9
[2] Wikiquote, Stephen Jay Gould, Rarity of Transitional Forms https://en.wikiquote.org/wiki/Talk:Stephen_Jay_Gould
[3] Trích thư của Darwin ngày 18/06/1857 gửi Asa Gray, một GS Đại học Harvard https://www.darwinproject.ac.uk/letter/DCP-LETT-2109.xml
[4] http://2012daily.com/?q=node/26
[5] SKEPTICS OF DARWINIAN THEORY http://www.arn.org/quotes/critics.html
[6] https://quotefancy.com/quote/1359310/Louis-Pasteur-Analogy-cannot-serve-as-proof
[7] Scientific American 16/02/2012 https://blogs.scientificamerican.com/thoughtomics/did-life-evolve-in-a-warm-little-pond/
Tác giả: GS Phạm Việt Hưng
(Đăng tải với sự cho phép)
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/ca-heo-loai-dong-vat-de-thuong-nhung-khien-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-phai-khiep-so.html
Comment