hat-giong-nam-tuoi-van-nay-mam-hoi-sinh-giong-bi-da-tuyet-chung-tu-lau
Hạt giống 800 năm tuổi vẫn nảy mầm, hồi sinh giống bí đã tuyệt chủng từ lâu
- bởi tamthuc --
- 10/01/2017
Một nhóm sinh viên ở Canada vừa hồi sinh được một loài bí đã tuyệt chủng từ lâu khi gieo trồng thành công những hạt giống có niên đại lên đến 800 năm.
Trong cuộc phỏng vấn với trang tin APTN National News của Canada, Brian Etkin, điều phối viên của tổ chức Garden of Learning cho biết: “Khi tiếng hành cuộc tìm hiểu một khu vực nơi thổ dân Canada sinh sống thuộc Wisconsin, Canada, nhóm sinh viên đã thu được một hiện vật là một bình đất sét có kích thước nhỏ và trong đó có chứa các hạt giống”.
Theo tờ The Tribune, những hạt giống này được đặt tên là “Gete-okosomin”, một loại bí mà thế hệ chúng ta chưa được thấy hay nếm thử bởi nó chỉ được trồng từ nhiều thế kỷ trước.
Nhóm sinh viên của Đại học Mennonite ở Winnipeg, Canada tìm thấy những hạt giống đã thử gieo trồng để xem chúng còn có thể nảy mầm hay không. Kết quả hoàn toàn nằm ngoài sự tưởng tượng của mọi người.
Mặc dù có tuổi thọ hơn 800 năm nhưng chúng vẫn cho ra đời những “đứa con” khổng lồ khoẻ mạnh. Điều này cho thấy từ xa xưa con người đã trồng được giống cây cho quả khổng lồ đáng ngạc nhiên.
TAMTHUCKhông dừng lại ở đó, họ còn lên kế hoạch nhân giống loại bí cổ đại này. Mục đích là để nó không bao giờ tuyệt chủng nữa, theo APTN National News.
Hơn 100 năm qua, chúng ta đã giảm sự đa dạng cây trồng và thay vào đó chúng ta nỗ lực tập trung tạo ra các giống có năng suất cao hơn… Kết quả là hiện nay có rất nhiều loài đã biến mất, và những người cứu hạt giống đang cố gắng đưa những loài cây mà hầu hết mọi người đã quên trở lại.
Nhờ người bản địa cổ đại cất hạt giống trong bình đất sét hàng trăm năm trước mà giống bí to lớn này không bị biến mất trong dòng lịch sử. Và nhờ những người cứu hạt giống hiện đại mà nhiều loại trái cây và rau quả như bắp Glass Gem đang được bảo quản, phục hồi.
Theo MNN
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/hat-giong-800-nam-tuoi-van-nay-mam-hoi-sinh-giong-bi-da-tuyet-chung-tu-lau.html
Comment