phat-minh-moi-giay-chong-lua-va-nuoc
Phát minh mới: Giấy chống lửa và nước
- bởi tamthuc --
- 11/05/2017
Nghe có vẻ khó tin nhưng các nhà khoa học Trung Quốc đã phát minh ra được loại giấy có khả năng chịu được lửa và nước.
Thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:
“Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái”.
Ngày nay, giấy đã trở thành một công cụ quen thuộc để lưu giữ, truyền bá thông tin, giao dịch tài chính v.v… Chưa dừng lại ở đó, một nhóm nghiên cứu tại Viện vật liệu Thượng Hải (Trung Quốc) còn phát triển được một loại giấy mà theo họ là có khả năng chống thấm nước và chống cháy đầu tiên trên thế giới.
Loại giấy này có khả năng chống nước ngay cả khi bề mặt của nó bị hư hỏng và bị nhuộm màu bằng nước trà hay cà phê. Nó cũng có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 200 độ C, nghĩa là có khả năng chịu lửa ở một mức độ nhất định.
Loại giấy này cũng có thể lau sạch bằng nước mà không làm trôi đi những gì đã viết trên đó. Đặc tính này hứa hẹn sẽ cung cấp vật liệu tốt hơn cho các tài liệu cần lưu trữ trong thời gian dài với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
TAMTHUCCó nhiều cách làm cho giấy khó thấm nước hoặc chống cháy nhưng đây là loại giấy duy nhất kết hợp được cả 2 đặc tính này, theo Giáo sư Zhu Yingjie, người đứng đầu dự án nghiên cứu.
Nhóm của Giáo sư Zhu Yingjie đã phát triển dự án nghiên cứu vật liệu này từ năm 2008. Hiện tại, họ đang nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ và hi vọng sẽ thương mại hóa loại giấy mới vào 3 năm sau.
Loại giấy được làm bằng sợi thực vật dễ bị phá hủy bởi chất lỏng nên nhóm nghiên cứu đã khắc phục khiếm khuyết này bằng các dây nano hydroxyapatite.
Hydroxyapatite là một dạng của canxi thường tìm thấy trong xương và răng. Nó mang đến cho giấy những khả năng độc đáo như trên.
Giáo sư Zhu cho biết: “Theo truyền thống, giấy được làm bằng sợi thực vật nên dễ dàng bị phá hủy bằng chất lỏng”.
Chi phí sản xuất loại giấy này chỉ cao hơn “vài nhân dân tệ” so với một tờ giấy A4 truyền thống nhưng giá thành có thể giảm nếu được sản xuất hàng loạt.
TinhHoa tổng hợp
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/phat-minh-moi-giay-chong-lua-va-nuoc.html
Comment