No icon

-buoc-de-lam-nen-thanh-cong-cua-mot-doanh-nghiep-startup

3 bước để làm nên thành công của một doanh nghiệp startup

Một doanh nghiệp cần phải linh hoạt, có khả năng thích ứng, bắt kịp xu thế và luôn sẵn sàng điều chỉnh thì mới có thể đứng vững trước sóng gió và phát triển thành công.

3 bước để làm nên thành công của một doanh nghiệp startup
(Ảnh: shutterstock.com)

Đã 11 năm kể từ khi TechShop, một trong những công ty kinh doanh “không gian sáng chế” (makerspace) lớn nhất Hoa Kỳ với 9 chi nhánh trên toàn quốc lần đầu tiên mở cửa đón khách hàng. Đây là mô hình công ty hoạt động dựa trên các thành viên.

Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Techshop có hơn 6.000 thành viên và phí thành viên của Techshop vào khoảng 100 USD-200 USD/1 tháng, các máy móc thiết bị của nó gần như hoạt động không ngừng nghỉ. Những người tới đây có thể tự sản xuất các sản phẩm từ vỏ điện thoại và Ipad bằng da cho đến thiết bị y tế, sản phẩm điện tử tiêu dùng,… Tuy nhiên gần đây công ty này đã phải đóng cửa trên toàn quốc.

Thoạt nhìn, khoản phí thành viên có vẻ nặng, nhưng thực tế phí hội viên không đủ để trang trải chi phí hoạt động của doanh nghiệp. TechShop đã phá sản và chính thức đóng cửa vào tháng 11 năm 2017. TechShop xác thực đã thu hút đông đảo khách hàng, vậy nhưng mô hình kinh doanh của họ không thể thích ứng được khi cần thay đổi để có được thành công về lâu về dài, vậy nên đã dẫn đến kết cục không mong muốn.

Và đó là một điều đáng tiếc cho cả TechShop cũng như nhiều công ty tương tự đã sa lầy vì thiếu sự uyển chuyển, linh hoạt. Sau tất cả, người lãnh đạo một doanh nghiệp mới sẽ hiểu hơn ai hết rằng một doanh nghiệp mới khởi nghiệp, rốt cuộc đều biết có thể sẽ phải khó chịu, nản lòng ra sao khi phải giải thích, thuyết phục từng quyết định với mọi người, đặc biệt là những người có ảnh hưởng về tài chính. Tuy vậy không nên phớt lờ các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đang ở tình trạng báo động. Và đôi khi việc thay đổi là cách duy nhất để cứu vớt một doanh nghiệp đang sắp chìm.

Embed from Getty Images

Xây dựng một con tàu vững chãi

Ngay cả khi một doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu quan trọng chỉ sau 5 năm hoạt động đầu tiên, thì việc lãnh đạo có tư duy khoáng đạt, biết tiếp thu cái mới vẫn giữ vai trò vô cùng trọng yếu trong việc duy trì và làm nên thành công của một doanh nghiệp về lâu về dài, nhất là với những lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt. Và các mô hình kinh doanh không có khả năng thay đổi vẫn sẽ có nguy cơ gặp bất trắc thậm chí phá sản.

Thiếu linh hoạt, có nghĩa là chỉ dựa vào một khách hàng nào đó hoặc đóng khung doanh nghiệp trong một bộ quy tắc, điều này khiến doanh nghiệp có thể sụp đổ trước khi nó có doanh thu. Không biết cách thay đổi hay cải tiến một sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp có thể tụt hậu quá xa so với đối thủ cạnh tranh để có thể phục hồi trong năm tài chính tiếp theo.

Xét cho cùng, khách hàng mong đợi các doanh nghiệp luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng để thay đổi: Theo công ty Salesforce (công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý quan hệ khách hàng – CRM nổi tiếng của Mỹ), 51% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng vào năm 2020, các công ty sẽ có thể tiên đoán khách hàng của họ muốn gì và đưa ra các lựa chọn gợi ý, thậm chí ngay trước khi những khách hàng này chủ động liên hệ.TAMTHUC

Tương tự, nếu năng lực về sự đổi mới của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong một sản phẩm cụ thể, thì những cơ hội để sản phẩm của doanh nghiệp khởi xướng một xu hướng sẽ mất dần – theo đó doanh thu sẽ giảm sút. Các doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng thực hiện “các bước tiếp theo” cho sản phẩm của mình để theo kịp sự cạnh tranh và nhu cầu của người tiêu dùng.

Hồi tôi mới mua lại trang mạng Quote.com, tôi đã muốn hướng lượng truy cập đến trang web này bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng tiện ích nhận báo giá mọi thứ từ bảo hiểm đến nhà nghỉ khách sạn.

Tôi đã tập trung cao độ, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng việc đó không có ý nghĩa nhiều để tôi phải đầu tư thời gian và vốn vào đó. Tôi phải kiên nhẫn, bắt đầu bằng một sáng kiến, giải quyết nó với đúng khả năng (nguồn lực) của mình, sau đó, khi đã lớn mạnh, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô. Tôi biết chúng tôi không thể để bị bế tắc, vì vậy, tôi đã thay đổi kế hoạch kinh doanh của chúng tôi và bắt đầu tiến lên theo một hướng hoàn toàn mới.

Nếu bạn cũng muốn giữ cho con tàu của bạn hoạt động, hãy chú ý đến những bước đi quan trọng này.

Thành công cần lộ trình

Tất cả điều này có nghĩa là các công ty cần phải bố trí dành thời gian để nhân viên của họ tư duy, sáng tạo và đưa ra các đề xuất, giải pháp mới đối với các vấn đề khách hàng. Thời gian là nguồn lực có thể đo lường nhưng lại không thể tái tạo. Nếu các mô hình kinh doanh không nhận thấy tầm quan trọng của việc dành thời gian lên kế hoạch, thì doanh nghiệp sẽ không có tương lai. Nhìn vào một doanh nghiệp dùng thời gian như thế nào có thể sẽ tiên đoán được sự sống còn và thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

Ngay cả khi một doanh nghiệp không sớm tập trung vào việc phát triển một mô hình kinh doanh có khả năng thích ứng, dưới đây là 3 bước cần thực hiện để có thể giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt cho hoạt động kinh doanh và có thể trụ vững ngay cả trong tình cảnh cam go nhất:

1. Dồn sức

Tôi không bao giờ hoạt động ngoại tuyến. Nghiêm túc mà nói, để theo dõi xem liệu công ty của bạn có đang hoạt động theo đúng lộ trình hay đang chuyển hướng sang vùng “lãnh hải” nào còn chưa được thăm dò, bạn cần phải hiểu tường tận mọi khía cạnh của các doanh nghiệp và có khả năng phát hiện rủi ro từ xa cả dặm. Hiếm có dự án nào mà tôi không trực tiếp tham gia, bởi có như vậy mới có thể giúp chúng tôi thoát khỏi những thảm hoạ tiềm ẩn.

Grant Cardone, một tỷ phú và nhà văn có sách bán chạy nhất theo xếp hạng của New York Times, nói với CNBC rằng ông đã tự mình trang trải hết mọi nợ nần và làm cho tài sản của ông không tích tụ lại. “Hầu hết mọi người thường làm những công việc không có gì mới mẻ”–  ông nói, “Tôi làm việc 95 giờ một tuần.”

Và Cardone không phải là người duy nhất. Các triệu phú khác, như Gary Vaynerchuk, cũng làm theo lời khuyên này, bằng cách làm việc hơn 12 tiếng một ngày để có thể đứng vững trước bất kỳ những đe dọa hay biến cố nào có thể ảnh hưởng đến công ty của họ.

2. Nhận ra đối tượng khách hàng không phù hợp

Một ngành nào đó đang “thịnh” không có nghĩa là mọi công ty hoạt động trong ngành đó đều phát triển theo. Có một lý do để cả Target và Walmart đều cùng tồn tại và phát triển mạnh đó là mỗi siêu thị có một đối tượng khách hàng khác nhau.

Thực tế, mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp đơn giản hóa các sản phẩm và sau đó tập trung phát triển chúng, triển khai các chiến dịch tiếp thị và thiết lập các mục tiêu bán hàng. Cần nắm bắt được đối tượng khách hàng nào phù hợp và đừng ngại việc “quay lưng” lại với những khách hàng không phù hợp.

(Ảnh: au.fotolia.com)
TAMTHUC

3. Cần biết khi nào nên ít đi

Dù thiết bị của các doanh nghiệp có hiện đại và ưu việt ra sao, nhân viên của họ sáng tạo thế nào và sản phẩm của họ tuyệt vời đến đâu, những công ty khởi nghiệp không thể liều lĩnh để cho đội ý tưởng và phát triển của họ tụt hậu. Điều đó có thể là cần đánh giá lại xem liệu rằng có thực sự cần thiết thuê 500 nhân viên hay không khi mà 250 người trong số họ dành đến nửa ngày làm việc để truy cập internet.

Ví dụ, Beepi khởi nghiệp với một sứ mệnh lớn lao: sẽ cung cấp một thị trường cho khách hàng mua và bán những chiếc xe hơi cũ đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Trong một thời gian, Beepi nổi tiếng bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời của mình, nhưng mô hình kinh doanh của công ty lại đã thất bại ở điểm mấu chốt nhất.

Mặc dù nó đã khởi đầu với số vốn 560 triệu đô la, cùng với 35 nhà đầu tư rót vốn, nhưng công ty này cuối cùng đã bị đóng cửa vào tháng 2/2017 sau khi chi khoảng 7 triệu đô la mỗi tháng chi trả lương cho 300 nhân viên.

Tương tự, TechShop có thể bắt đầu với một ý tưởng tuyệt vời đã thu hút được đông đảo khách hàng, nhưng mô hình kinh doanh của nó cuối cùng cũng đã thất bại trong việc mang lại sự tăng trưởng bền vững.

Hãy rút kinh nghiệm và tham khảo những lời khuyên ở trên, đừng tham gia vào hàng ngũ các công ty thất bại này; hãy trụ vững và tiếp tục hoạt động khi đối mặt với những trở ngại.

Tác giả: Daniel Wesley – nhà sáng lập và CEO của Quote.com
Theo Entrepreneur
Minh Huyền

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/doi-song/3-buoc-de-lam-nen-thanh-cong-cua-mot-doanh-nghiep-startup.html

Comment