dap-pha-tuong-than-qua-bao-den-ba-doi-con-chau-van-chua-dut
Đập phá tượng Thần, quả báo đến ba đời con cháu vẫn chưa dứt
- bởi tamthuc --
- 21/12/2016
Đập phá tượng Thần, ba đời con cháu của một gia đình phải lãnh hậu quả, cho đến ngày nay quả báo vẫn chưa kết thúc. Dù bản thân là nạn nhân của sự đầu độc bởi thuyết vô thần và các cuộc vận động liên miên, nhưng tự mình không suy xét mà làm theo điều ác thì tất phải chịu báo ứng.
Câu chuyện này xảy ra ở một làng quê của tỉnh Sơn Đông vào những năm 50 của thế kỷ trước. Thời gian tuy đã trôi qua gần nửa thế kỷ rồi, nhưng câu chuyện này vẫn chưa kết thúc, nó vẫn còn đang tiếp diễn cho đến tận hôm nay.
Khoảng 50 năm trước, ở Trung Quốc đã từng có một cuộc vận động điên cuồng đập phá chùa miếu, hủy hoại tượng Phật. Cuộc vận động này nhanh chóng lan đến một làng quê nọ. Có một hộ gia đình chịu sự nhồi nhét của thuyết vô thần, và bị lòng tham làm mê mờ đầu óc. Nghe nói bên trong tượng Thần có vàng bạc châu báu, cả nhà lớn nhỏ cùng nhau tham gia, dùng sợi dây thừng lớn lôi hết toàn bộ các bức tượng của ngôi chùa trong làng ra rồi đập nát để tìm kiếm kim ngân bảo vật. Cuối cùng chẳng tìm thấy được gì, liền đem hết những đồ đạc vật dụng trong chùa về nhà mình làm của riêng. Chưa đến một ngày, ngôi chùa thù thắng trang nghiêm của ngôi làng đã bị gia đình này phá hủy. Và tấn bi kịch của họ cũng bắt đầu từ đây.
Không lâu sau, một ngọn lửa bất chợt đã thiêu sạch hết toàn bộ tài sản nhà cửa của gia đình này, nữ chủ nhà cũng bị lửa đốt đến cháy khắp mặt, hai tay co quắp biến dạng. Tiếp đó, đứa con trai nhỏ của nhà này cũng bị bệnh chết; người con trai cả thông minh giỏi giang trở nên điên điên khùng khùng, quanh năm suốt tháng thân thể trần truồng quanh quẩn khắp nơi, mấy năm sau chết trong điên loạn.
Người chồng chủ nhà đã hoàn toàn suy sụp trước những biến cố này, hối hận và trầm cảm đan xen, sau khi bị dằn vặt đau khổ mấy năm cuối cùng cũng qua đời. Đứa con trai thứ hai trở nên ngu si đần độn, chỉ có thể làm một số việc nặng đơn giản; còn đứa con gái út tuy khỏe mạnh hơn đứa con trai thứ hai một chút, nhưng cũng là người thần trí không bình thường. Nữ chủ nhà hai tay bị tàn phế phải trở thành trụ cột và lao động chính của cả nhà, nửa năm rau cháo nửa năm cơm gạo vẫn không thể duy trì nổi cuộc sống. Bởi vậy, hai mùa đông xuân mỗi năm đều phải ra bên ngoài xin ăn, gia đình này đã trở thành gia đình nghèo khổ nhất trong làng.
TAMTHUCKhó khăn lắm mới gắng gượng đến được những năm 80, cô con gái nay đã khôn lớn, cuộc sống trong nhà cũng có chút cải thiện so với trước. Nữ chủ nhà dùng phương thức “hoán thân” (hai họ cưới con gái nhau làm dâu) đổi được một cô con dâu về nhà. Lần này nữ chủ nhà có thể thở phào nhẹ nhõm rồi chăng? Vẫn chưa, mọi chuyện vẫn không chưa kết thúc ở đây: cuối những năm 80, gia đình này khó khăn lắm mới chào đón được thế hệ sau, những ai ngờ đứa cháu nhà này thần trí lại không bình thường, quấy phá suốt ngày. Đến nay quả báo đã giáng xuống thế hệ thứ ba.
Bi kịch đã liên lụy đến ba thế hệ của một gia đình, và cho đến nay vẫn còn đang tiếp diễn. Mỗi khi bà con trong làng đàm luận về vụ việc này, mọi người cảm thấy tội nghiệp cho gia đình họ, đồng thời cũng đều lắc đầu thở dài. Nếu như khi xưa họ không bị thuyết vô thần đầu độc, không bị lòng tham làm mờ con mắt, thì sẽ không làm ra những chuyện bất kính như vậy đối với Thần Phật. Nếu như khi xưa cả nhà họ không theo nhau đập phá tượng Thần, đương nhiên cũng sẽ không có báo ứng đáng sợ như vậy!
Nhìn từ một mặt khác, mấy người gia đình kể trên, họ cũng chỉ là vật hy sinh của thuyết vô thần và các phong trào vận động liên miên khác. Nỗi bất hạnh mà họ gặp phải thật sự rất đáng buồn, tuy nhiên điều đáng buồn hơn là nhiều người cho đến nay vẫn dường như không rút được bài học từ những tấn bi kịch này. Những bài học đau thương của lịch sử không ít người lấy “ngẫu nhiên”, “trùng hợp” hoặc là “mê tín dị đoan”, và biến thành trò cười.
Thời xưa, người Trung Quốc không những tôn kính Thần Phật, càng không nói đến chuyện dám bất kính với Thần Phật như thế nào. Tuy nhiên một số người ở Trung Quốc hiện nay không chút kiêng dè gì, lời gì cũng dám nói, chuyện gì cũng dám làm, họ dám phỉ báng Thần Phật, dám phá hủy tượng Phật, đốt bỏ kinh thư, dám ngang nhiên bức hại Phật Pháp và những người tu luyện Phật Pháp. Dẫu rằng những người tu luyện Phật Pháp thiện lương từ bi cảm thấy lo lắng cho tương lai bi thảm của họ, nói cho họ biết rằng họ đang làm điều tội lỗi, đang làm hại chính mình, cũng không có mấy người tin.
Sự mê hoặc của thuyết vô Thần đã làm biến dị và phá hoại quan niệm đạo đức truyền thống một cách nghiêm trọng, khiến cho tư tưởng của một số người trở nên vô cùng chật hẹp và cứng nhắc. Đã có vết xe đổ trước đó, làm gương cho người đi sau, mỗi người chúng ta đều nên bình tĩnh suy nghĩ một chút: Bản thân mình có phải cũng là vật hy sinh loại này? Phải chăng hiện nay vẫn còn đang làm loại vật thế thân này?
Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhan-qua-bao-ung-dap-pha-tuong-than-qua-bao-den-ba-doi-con-chau-van-chua-dut.html
Comment