Nền văn minh nhân loại của chúng ta được định hình cách đây khoảng 5000 năm, trong khi một số các trụ đá có niên đại khoảng 8000 năm, vậy ai đã tạo dựng nên nó?
Quần thể đá chồng Stonehenge tọa lạc ở khu đồng hoang phía tây làng Amusbawn, trên đồng bằng Salisbury miền Nam nước Anh, cách London 137 km về phía tây nam. Chủ thể của trận đá khổng lồ này là một quần thể những cột đá lớn xếp thành một vòng tròn. Mỗi cột đá cao khoảng 4m, rộng khoảng 2m, dày khoảng 1m, nặng khoảng 25 tấn. Trong đó 2 cột đá nặng nhất khoảng 50 tấn. Trên một số cột đá còn có những tảng đá xếp ngang như xà nhà, tạo thành cổng vòm lớn.
Xung quanh những vòng tròn cột đá đồng tâm là một đường hào sâu 6m, rộng khoảng 21m. Đường hào này được đắp thành tường. Bên trong hào là 56 cái hố tạo thành một vòng tròn. Các hố hiện nay đã bị đá vôi lấp đầy, bên trong còn lẫn tro cốt của con người.
Ở đây có hai trận địa đá nhỏ do các cột đá vuông to nhỏ tạo thành. Những cột đá này cao khoảng 7,8m, nặng khoảng 28 tấn. Trên các cột đá dựng đứng cũng có các xà đá nằm ngang. Bên trong vòm đá là 3 tháp đá, 5 nhóm cột đá được xếp thành hình móng ngựa, cũng được gọi là cổng vòm. Cột đá cao nhất ở đây nặng tới 50 tấn. Hình móng ngựa này nằm ở trung tâm trận đá khổng lồ. Miệng của hình móng ngựa đối diện với hướng Mặt trời mọc giữa mùa hè (khoảng tháng 5 âm lịch).
Các nhà khoa học cho biết những tảng đá xanh được lấy từ núi Prezeli, nằm cách Stonehenge khoảng 200 km. Phải biết rằng, với trình độ khoa học hiện đại với sự hỗ trợ của máy móc thì việc di chuyển một khối đá nặng 50 tấn trong khoảng cách 200 km là cực kỳ khó khăn. Nên việc đó gần như là bất khả thi với những người nguyên thủy.
Mặt khác, tại bãi đá cổ Stonehenge các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bốn, hoặc có thể là 5 lỗ trụ có vào khoảng năm 8000 trước công nguyên. Những cột trụ này được dựng nên quanh một cây thông có đường kính 0,75m, ba trong số các cột trụ được xếp theo phía đông-tây mà có thể là có ý nghĩa nghi lễ. Nền văn minh nhân loại của chúng ta được định hình cách đây khoảng 5000 năm, trong khi các lỗ trụ có niên đại khoảng 8000 năm thì hỏi ai đã tạo dựng nên nó?
Có rất nhiều giả thuyết về những người đã xây dựng nên công trình bí ẩn này. Giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh tham gia xây dựng lên Stonehenge. Bởi trong thời kỳ vài ngàn năm trước công nguyên, ở châu Âu, đặc biệt là trên các đảo của nước Anh xuất hiện nhiều công trình bí ẩn, không giống gì hết.
Không phải là nhà hay nhà thờ, mà là những tảng đá tạo thành các hình vẽ rất chuẩn (thường là hình tròn). Không có bằng chứng bằng chữ viết nào chứng tỏ chính người cổ xưa xây dựng lên chúng, còn đối với người hiện đại, hình dạng các công trình này làm chúng ta liên tưởng đến những vật thể bay không xác định (đĩa bay).
Không chỉ là đá, từ giữa những năm 1970 của thế kỷ 20, ở miền nam nước Anh xuất hiện các “vòng tròn lúa mì” nổi tiếng thế giới, theo thời gian, ngày càng nhiều số vòng tròn xuất hiện với độ phức tạp ngày càng cao.
Cây trồng nói chung không bị nghiền nát mà được tạo thành theo một dạng xoắn ốc mịn phân phối về phía trung tâm. Phần lớn cây còn nguyên vẹn không bi tổn hại, không gãy vỡ cũng như không bị đứt đoạn mà lại trông có sức sống hơn. Nói chung nó không phải là một trò đùa của ai đó. Hơn nữa, năng lượng bức xạ của các vòng tròn bên trong cao một cách đáng kinh ngạc, và rất khó để giải thích.
Phải chăng vòng tròn bí ẩn này với Bãi đá Stonehenge là có mối quan hệ nào đó?
Nhưng cũng còn một giả thuyết khác không kém phần hợp lý: Stonehenge được xây dựng bởi những người khổng lồ.
Ngày nay dấu tích của người không lồ đã được phát hiện khắp nơi trên thế giới. Cùng khoảng thời gian bãi đá Stonehenge được xây dựng, có nhiều ghi chép về sự hiện diện của người khổng lồ.
>> Xem thêm: Chuyên đề: Dấu tích người khổng lồ đã từng xuất hiện trên Trái đất
Cuốn “Sách Enoch” cổ được tìm thấy ở Ethiopia ghi chép rằng những người khổng lồ là con của các vị Thần, đã xuống Trái đất và mang hình hài vật chất.
Trong “Bộ luật Vaticanus” một tác phẩm của người Aztec được lưu giữ trong thư viện Vatican có ghi chép về việc trên Trái Đất đã tồn tại 4 thế hệ người khổng lồ. Thế hệ đầu tiên đã nhanh chóng bị tiêu diệt vì nạn đói. Thế hệ thứ hai bị tiêu diệt trong đám cháy khủng khiếp. Thế hệ thứ ba bị tiêu diệt trong bão tố. Và thế hệ thứ tư, sống vào kỷ “mặt trời – nước” đã bị nhấn chìm trong một trận lụt. Và chỉ sau đó mới xuất hiện con người có hình thức và dáng vóc như hiện nay.
Nhà khoa học người Đức Alexandr von Humboldt, khi nghiên cứu bản thảo của mục sư Pedro de Los Rios người Dominica đã chỉ ra thêm một bằng chứng nữa về trận hồng thủy đã hủy diệt những người khổng lồ. Chỉ có 7 người khổng lồ kịp trốn vào hang động. Khi nước tràn lên, một trong số họ có biệt hiệu Selhui đã tới Cholollan xây dựng ngọn núi nhân tạo có hình Kim tự tháp để tưởng nhớ về ngọn núi Tlaloc đã che chở cho ông ta và những người anh em.
Ngoài việc xuất hiện trong những ghi chép, nhiều công trình đá to lớn thời tiền sử cũng được cho là sản phẩm được tạo lên bởi bàn tay người khổng lồ.
Theo truyền thuyết của người dân đảo Phục Sinh, những người khổng lồ đã sống trên Trái Đất 18 triệu năm về trước. Trong quá trình tiến hóa, chiều cao của họ giảm đi và sau mấy triệu năm, đã chỉ còn không đến 6 mét. Họ chính là chủ nhân của những bức tượng cao hàng mét trên hòn đảo này.
Năm 1988, Gregor Spörri đến thăm Ai Cập với vai trò nhà nghiên cứu nghiệp dư quan tâm đến các kim tự tháp. Tại đây ông đã phát hiện trong kho báu của một nông dân tên là Najib, người này có tổ tiên là những kẻ chuyên đào mộ cổ Ai Cập có một ngón tay người dài tới 33 cm, ngón tay được cho là của những người xây dựng lên Đại kim tự tháp Giza.
Gần lối vào phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá được khai thác cho đền thờ. Tại khu vực mỏ đá còn có một tảng đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất trái Đất. Nó có tên là “Tảng Đá Thai Phụ” (“Stone of the Pregnant Woman.”) Được ước lượng nặng 1650 tấn, với kích thước 21.5m x 4.8m x 4.2m. Với kĩ thuật ngày nay không gì có thể di chuyển nó được.
Thực tế, phải cần 24 cần cẩu hạng nặng mới có thể chỉ nhấc nó lên được, nhưng di chuyển nó là điều không tưởng. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Graham Hancock đề xuất giả thuyết cho rằng những tảng cự thạch này đã được tạc bởi một nền văn minh lâu đời hơn, có niên đại có lẽ khoảng 12.000 năm trước, và nó là sản phẩm của người khổng lồ.
Không chỉ tìm thấy ở các nước, mà ở Anh cũng có di tích về người khổng lồ. Đó là “Người Wilmington” cao 70m (hạt Susex) và “Người khổng lồ từ Trung Tâm” cao 50m (hạt Dorset). Tượng những người khổng lồ nằm trên đồi đá phấn. Người cổ đại đã bóc lớp vỏ sạch đến mức để lộ ra lớp địa tầng trắng của sườn núi. Viền trắng của những bức tượng khổng lồ hình người hiện rõ tren nền trời xanh nếu như nhìn từ trên xuống, ví dụ như nhìn từ máy bay.
Như vậy, khoảng thời gian vài ngàn nằm trước CN xuất hiện khá nhiều dấu vết của người khổng lồ trên khắp nơi trên thế giới. Vì thế cũng không ngoài khả năng người khổng lồ tiền sử là tác giả của Bãi đá cổ Stonehenge đình đám của đất nước sương mù.
Nam Minh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/ai-la-nguoi-xay-dung-bai-da-co-stonehenge-o-nuoc-anh.html