Blog Tâm Thức
Điều gì đã gây nên trận Đại Hồng Thủy nổi tiếng trong lịch sử viễn cổ? (Phần 2)
Monday, 14/05/2018 18:46 pm

Blog Tâm Thức

Một trận Đại Hồng Thủy cực lớn được xác định đã xảy ra vào thời viễn cổ nhấn chìm hầu hết các dấu vết của các nền văn minh cổ đại và nguyên nhân của nó vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Trong phần 1 , chúng ta đã điểm qua các số liệu khoa học và rất nhiều truyền thuyết trên khắp thế giới về một trận đại hồng thủy từng xảy ra trong lịch sử viễn cổ. Nguyên nhân của sự kiện mang tính toàn cầu này có thể là do một cuộc chạm trán trong khoảng cách gần với một thiên thể (một vật thể với kích thước lớn trong vũ trụ, như thiên thạch, sao chổi, mặt trăng, hành tinh, ngôi sao, …).

Trong phần này, chúng sẽ xem xét tính khả thi của giả thuyết này trên bình diện khoa học.

Quỹ đạo hủy diệt

Trong hình dưới là vị trí của tất cả các địa điểm tồn tại truyền thuyết về trận Đại Hồng Thủy dựa trên nghiên cứu của Graham Hancock, đồng thời đưa ra một lộ tuyến mặt đất tiềm năng (định nghĩa bên dưới), nơi chịu tác động của lực hấp dẫn (lực hút) đến từ thiên thể này mà sản sinh ra các trận thủy triều có cường độ cao nhất. Ở biển Thái Bình Dương, cơn sóng thủy triều này sẽ lan rộng ra, đánh vào vùng bờ biển phía tây của châu Mỹ.

Các địa điểm tồn tại truyền thuyết về Đại Hổng Thủy (khoanh tròn đỏ) với lộ tuyến mặt đất của sóng thủy triều tiềm năng. Ảnh: tác giả cung cấp

Lộ tuyến mặt đất là quỹ đạo trên bề mặt Trái Đất ngay bên dưới một vệ tinh, hay thiên thể vũ trụ, cũng chính là nơi chịu tác động trực tiếp của lực hấp dẫn của thiên thể này. Trong trường hợp này, thiên thể bay sướt qua Trái Đất, tạo lực hút lên bề mặt hành tinh, gây nên các đợt sóng thủy triều, cũng giống như cách Mặt Trăng tác động lên Trái Đất, chỉ khác ở mức cường độ lớn hơn rất nhiều.

Ảnh: digitaltrends.com
Ví dụ minh họa khác của đường lộ tuyến mặt đất. Ảnh: tác giả cung cấp

Một tai nạn lớn của lực hấp dẫn sẽ không chỉ gây nên những đợt lụt thủy triều cường đại mà còn tạo ra các trận động đất, núi lửa phun trào, cùng một mùa đông núi lửa [1] kèm theo, tức hiện tượng đóng băng trên diện rộng khiến thực vật héo tàn và phá hủy môi trường sống của nhiều loài.

Ảnh: ldsmag.com

Vật lý nói gì?

Vậy một thiên thể không gian như vậy cần phải lớn đến đâu và liệu nó có ảnh hưởng đến quỹ đạo Trái đất không?

Lực hấp dẫn

Để tính toán lực hấp dẫn giữa hai vật thể có khối lượng m1 và m2, áp dụng phương trình của Newton như sau:

trong đó G là hằng số hấp dẫn (6.67E-11 m3 s-2 kg-1), r là khoảng cách giữa hai vật thể, và F là cường độ lực tác động giữa các vật thể.

Một số dữ kiện và giả định

Khối lượng Trái Đất: 5.97237×10 24 kg

Khối lượng Mặt Trăng: 7.342×10 22 kg

Bán kính trung bình của Trái Đất – 6371 km (6371 km)

Khoảng cách quỹ đạo trung bình của mặt trăng tại thời điểm hiện tại: 384,40 km

Thiên thể lớn hơn 400km bề ngang sẽ có đủ lực hấp dẫn để duy trì dạng hình cầu.

Chiều cao trung bình (cường độ) của các đợt sóng thủy triều gây ra bởi mặt trăng là vào khoảng 0,54 mét. Khi 80% nhân loại sống gần bờ biển, hoặc ở vùng đồng bằng đất thấp, một đợt thủy triều/sóng thần mang tính thảm họa chỉ cần cao khoảng 50-100 mét là đủ để tàn phá những thung lũng ven biển và vùng đồng bằng đất thấp.

Đại Hổng Thủy. Ảnh: YouTube

Điều này có nghĩa là lực hấp dẫn cần thiết để tạo ra nó cần phải mạnh hơn lực tác động hiện tại của Mặt Trăng lên Trái đất khoảng tầm 50 đến 100 lần. Tuy nhiên, điều này không đòi hỏi thiên thể này phải lớn hơn mặt trăng từ 50-100 lần, mà chỉ cần một thiên thể nhỏ hơn rất nhiều nhưng bay gần sát trái đất, dựa trên phương trình trọng lực bên trên. Điều này là bởi lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, chứ không phải khối lượng (quan sát phương trình trên). Để minh họa điều này, hãy tưởng tượng chúng ta giảm một nửa khối lượng mặt trăng đồng thời đưa nó đến gần sát trái đất hơn khoảng một nửa, khi đó lực hấp dẫn sẽ tăng gấp đôi!

Chúng ta có thể chia cả hai giá trị này cho 50 để có được giá trị khoảng cách vào khoảng 8.000 km và thể tích vào khoảng 400 km3, tức có đường kính vào khoảng 900 km . Khi đó chúng ta sẽ có một lực hấp dẫn gấp khoảng 50 lần mặt trăng.

Nếu tính toán và giả định này là đúng, thì một thiên thể có đường kính khoảng 900 km lướt qua trái đất tại độ cao trung bình khoảng 1.000 km sẽ đủ lớn và nặng để tạo ra một đợt sóng thủy triều cục bộ cường đại trên đại dương bên dưới đường bay của nó (mạnh gấp 50 lần cường độ thủy triều hiện tại). Nó đủ lớn để xóa sổ hầu hết nhân loại, và một lượng lớn động vật, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để gây ra một sự kiện đại tuyệt chủng hoặc làm chệch quỹ đạo bay và hoạt động quay của trái đất.

Một thiên thạch khổng lồ bay qua vùng núi Urals ở Nga vào sáng sớm ngày 15/02/2013. Quả cầu lửa phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, gây thiệt hại cho các tòa nhà và khiến hàng trăm người bị thương. (Ảnh: Alex Alishevskikh /Flickr)

Chú thích của người dịch:

[1] Mùa đông núi lửa: là sự giảm nhiệt độ toàn cầu gây ra bởi tro núi lửa và những giọt axit sulfuric làm che khuất ánh nắng mặt trời và tăng cao độ phản xạ của trái đất (tăng sự phản chiếu của bức xạ mặt trời), diễn ra sau một vụ phun trào núi lửa lớn.

Tác giả: Kirk Kirchev, Ancient Origins

Quý Khải biên dịch

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/dieu-gi-da-gay-nen-tran-dai-hong-thuy-noi-tieng-trong-lich-su-vien-co-phan-2.html