Blog Tâm Thức
Sự xuất hiện của sao chổi Halley và các điềm báo cho nhân loại
Monday, 11/06/2018 22:00 pm

Blog Tâm Thức

Người xưa vì một lí do nào đó đã nắm bắt được sự vận động của vũ trụ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Các nhà chiêm tinh học thường thông qua quan sát quy luật vận động của vũ trụ mà tìm hiểu sự biến đổi của nhân loại.

Người đầu tiên tìm hiểu Quy luật vận động của Sao chổi Halley là nhà thiên văn học Edmond Halley. Ông nhận ra rằng những sao chổi từng được bắt gặp vào những năm 1531, 1607, và 1682 đều là một. Trong cuốn “Toát yếu Thiên văn học Sao chổi”, Halley nói rằng tất cả các sao chổi này đều có quỹ đạo giống nhau cũng như rất nhiều các thông số khác. Từ kết luận của mình, ông tính toán rằng nó sẽ xuất hiện trở lại vào năm 1758.

Edmond Halley FRS là một nhà thiên văn địa vật lý, nhà địa vật lý, nhà toán học, nhà khí tượng học, và nhà vật lý học người Anh. (Ảnh: wikipedia)

Halley qua đời trước khi có thể chứng kiến dự đoán của mình trở thành hiện thực. Quả thật sao chổi Halley đã xuất hiện vào cuối năm đó và tiếp cận điểm cận nhật – vị trí trên quỹ đạo khi nó ở gần Mặt trời nhất – vào năm 1759. Sao chổi này đã được đặt tên là “Sao chổi của Halley” để tôn vinh người đàn ông đã khám phá ra quỹ đạo chuyển động của thiên thể này.

Bởi quỹ đạo chuyển động cố định của mình, sao chổi Halley luôn xuất hiện sau khoảng chu kỳ 76 năm, giống như tính toán của Halley. Tuy nhiên, do lực hút hấp dẫn của các hành tinh mà nó tiếp cận trên quỹ đạo chuyển động của mình, đôi lúc tính toán này có thể sai lệch khoảng một hoặc hai năm.

Sau khám phá này, các nhà khoa học bắt đầu tính toán thời điểm sao chổi Halley từng xuất hiện trong quá khứ, cùng lúc cân nhắc đến các mức sai số nhỏ. Những mốc thời điểm họ tính toán được ăn khớp với một số lượng đáng ngạc nhiên các vụ chứng kiến sao chổi được ghi nhận trong lịch sử.

Bức ảnh chụp đầu tiên của Sao chổi Halley (Ảnh:space.com)

Mốc thời điểm sớm nhất được chấp nhận rộng rãi cho vụ chứng kiến đầu tiên của sao chổi Halley là năm 240 trước Công nguyên (TCN), khi nó được các nhà thiên văn học Trung Quốc ghi nhận. Các vụ chứng kiến sao chổi Halley này đã được ghi chép lại trong các cuốn biên niên sử Shih Chi và Wen Hsien Thung Khao. Tuy nhiên, cũng có khả năng Halley đã được quan sát ở Hy Lạp từ tận năm 467 TCN, và nếu đúng đây sẽ là vụ chứng kiến sớm nhất từng được ghi nhận.

Những điềm báo sao chổi Halley đem đến cho nhân loại

Khi tìm hiểu quy luật vận hành của sao chổi Halley đối chiếu những biến động của xã hội nhân loại, các nhà khoa học bất ngờ tìm ra mối liên hệ của sao chổi Halley với các sự kiện lớn của lịch sử nhân loại.

William, công tước xứ Normandy, nay thuộc Pháp coi sao chổi này như một điềm tốt khi nó xuất hiện ngay trước cuộc chinh phạt nước Anh của ông vào năm 1066. Sao chổi này từng được tưởng niệm trên tấm thảm Bayeux khổng lồ vốn được chế tác sau cuộc chinh phạt. Tấm thảm miêu tả cảnh tượng người dân đang ăn mừng lễ đăng quang của vua Harold, thì sao chổi bay vút qua trên đầu và họ đã tỏ ra rất sợ hãi. Dưới chân vua Harold là một hạm đội tàu chiến, chính là quân xâm lược Normandy dưới trướng công tước William, người được mệnh danh là “Kẻ chinh phạt”.

William, công tước xứ Normandy (Ảnh: soha)

Eilmer là một vị tu sĩ sinh vào khoảng năm 980 SCN, người đã từng nhìn thấy sao chổi này tổng cộng 2 lần trong đời. Lần đầu là vào năm 989, lúc đó ông có cảm giác đây là một điềm gở; bởi ngay sau khi nó xuất hiện, thị trấn của ông bị Danes – một bộ lạc ở phía bắc German (lãnh thổ vào thời kỳ Đồ Sắt tiền La Mã) xâm lược. Eilmer đã được chứng kiến sao chổi lần tiếp theo vào năm 1066 và dường như ông đã biết được sự liên hệ giữa 2 lần chứng kiến sao chổi vào năm 989 và năm 1066 này. Sau vụ chứng kiến sao chổi này xuất hiện lần thứ 2, Eilmer đã viết:

“Ngươi đã đến, có phải ngươi đó không? … Ngươi đã đến, vì ngươi mà vô số bà mẹ đã phải nhỏ lẹ, ngươi xấu xa lắm. Ta ghét ngươi! Đã lâu rồi kể từ khi ta bắt gặp ngươi lần đầu; nhưng giờ khi gặp lại ta thấy ngươi quả thật khủng khiếp hơn trước rất nhiều, vì ta thấy ngươi vung lưỡi gươm đánh dấu sự sụp đổ của đất nước ta. Ta ghét ngươi!”

Thành Cát Tư Hãn , một trong những vị vua vĩ đại nhất thế giới cổ đại (Ảnh: tinhhoa.net)

Vào năm 1222, sao chổi này lại lướt qua Trái Đất một lần nữa, báo hiệu một thảm cảnh tương tự. Lần này, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu hành quân về phía tây. Một điều chắc chắn là, ông đã coi sao chổi này như ngôi sao cá nhân yêu thích của mình, bởi nó cũng hướng về phía tây giống như ông. Dù sao đi nữa, cuộc xâm lược châu Âu của vị Đại Hãn này đã khiến hàng triệu người phải bỏ mạng – đây quả thật không phải là một điềm tốt lành gì đối với họ.

Nhưng nói đến sao chổi Halley không thể không nói đến một con người rất quen thuộc đôi với chúng ta. Đó là nhà văn nổi tiếng người Mỹ Mark Twain. Sự xuất hiện và ra đi của ông gắn liền với sao chổi Halley.

Mark Twain nhà văn nổi tiếng người Mỹ, nhiều tác phẩm của ông đã quen thuộc với độc giả Việt Nam (Ảnh:worldatlas.com)

Mark Twain được sinh ra ngay sau khi sao chổi Halley xuất hiện vào năm 1835, và ông qua đời do một cơn đau tim một ngày sau khi nó xuất hiện trở lại vào đúng thời điểm sáng nhất vào năm 1910. Tuy nhiên điều vô cùng đặc biệt là ông đã biết được mối liên hệ của mình với sao chổi Halley và dự đoán trước cả cái chết của mình, ông viết năm 1909, một năm trước khi mất:

“Tôi đến đây cùng với sao chổi Halley vào năm 1835. Năm tới, nó sẽ quay trở lại và tôi mong muốn sẽ được ra đi cùng nó. Nếu ở lại thì đây sẽ là nỗi thất vọng lớn nhất trong cuộc đời tôi. Đấng tối cao đã phán rằng: “Ở đây, ngay lúc này, là hai kẻ lập dị khó hiểu. Họ đã đến cùng nhau, vậy họ cũng phải ra đi cùng nhau”.

Lần sao chổi Halley xuất hiện gần đây nhất là vào năm 1986, là giai đoạn loài người đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc một cách rất kỳ diệu, nhanh chóng hơn rất nhiều so với bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử nhân loại. Vậy đây là điều tốt hay điều gở? Sao chổi Halley trong quá khứ thường gắn liền với thảm họa.

Sự xuất hiện sao chổi Halley 1986 phải chăng dự báo về những thảm họa do khoa học kỹ thuật đem đến? Ảnh: Thảm họa hạt nhân Fukushima

Thực tế, năm 1986 chúng ta phải quan sát sao chổi này từ không gian, bởi lúc đó cảnh tượng quan sát được từ Trái đất rất không tốt. Trên thực tế, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Canada, cảnh tượng quan sát được của sao chổi vào năm 1986 là tồi tệ nhất trong khoảng 2.000 năm. Tình trạng này càng bị làm phức tạp hơn khi ô nhiễm ánh sáng khiến nhiều người không thể quan sát nó ngay cả khi dùng ống nhòm.

Phải chăng đây là một điềm báo cho một thảm họa mà nhân loại phải hứng chịu bởi sự phát triển của khoa học – kỹ thuật?

Mối liên hệ giữa con người và vũ trụ

Người xưa cho rằng “thiên nhân hợp nhất”, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, vũ trụ và địa cầu là có quan hệ đối ứng lẫn nhau, sự biến đổi của vũ trụ sẽ tất yếu kéo theo sự biến đổi của Trái Đất. 

Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tư duy của con người phát xuất ra là tồn tại vật chất, những điều như ý thức, tư tưởng, ý niệm mà ngày xưa chúng ta cho rằng là tồn tại trong hình thái ý thức đều là tồn tại vật chất.

Vũ trụ và địa cầu là có quan hệ đối ứng lẫn nhau, sự biến đổi của vũ trụ sẽ tất yếu kéo theo sự biến đổi của Trái Đất. (Ảnh: lejardindekiran.com)

Như vậy thiên hà này vận chuyển như thế nào thì cũng khiến các vật chất bên trong nó cũng phải vậy động theo, kể cả ý thức và tư tưởng và hành vi của con người. Sự đối ứng của con người với vũ trụ chính là có liên quan với nhau như thế.

Người xưa vì một lí do nào đó đã nắm bắt được điều này. Chính vì thế, trong nhiều nền văn hóa, ngành Thiên văn học rất phát triển. Các nhà chiêm tinh cổ xưa thường chăm chú theo dõi các vì sao để tìm hiểu sự biến đổi của xã hội, con người. Đây là thông qua quan sát quy luật vận động của vũ trụ mà tìm hiểu sự biến đổi của nhân loại.

Nam Minh, Quý Khải

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/su-xuat-hien-cua-sao-choi-halley-va-cac-diem-bao-cho-nhan-loai.html