Blog Tâm Thức
Có một mô thức hình học hiện hữu khắp nơi trong giới tự nhiên, nó là gì? (+Video)
Thursday, 14/06/2018 18:24 pm

Blog Tâm Thức

Các nhà khoa học đã khám phá ra được một mô thức hình học bí ẩn hiện hữu ở khắp mọi nơi trong xung quanh chúng ta, từ những rặng núi hùng vĩ cho đến những bông tuyết nhỏ bé khi trời lạnh.

Một trong những bí mật thiết kế lớn nhất của tự nhiên cuối cùng đã được hé mở . Đó là hình dạng kì lạ mà bạn có thể chưa bao giờ nghe nói nhưng lại hiện hữu ở khắp mợi nơi quanh chúng ta, giống như không khí chúng ta thở ra hít vào hàng ngày. Nó là một hình dạng gấp khúc lặp lại, nhưng không đồng đều gọi là phân dạng , và có thể được tìm thấy trong cấu trúc của đám mây hay cành cây, trong cuống của bông cải xanh hay những rặng núi cheo leo, gâp ghềnh, thậm chí trong trái tim chúng ta. Bộ phim tài liệu này sẽ đưa chúng ta lên một cuộc hành trình đầy hấp dẫn với một nhóm các nhà toán học phá cách nhưng vô cùng tài tình để giải mã một mô thức hình học thịnh hành, phổ biến trong giới tự nhiên ngoài kia.

Đây chính là một chuyến hành trình cách mạng để tìm ra trật tự trong cái lộn xộn, cái “tất nhiên” trong cái “tự nhiên” bất định, phức tạp.

Trong nhiều thế kỷ, dạng hình học bất thường kiểu phân dạng từng được cho là vượt quá khả năng nhận thức của ngành toán học hiện đại. Nhưng hiện nay, các nhà toán học cuối cùng đã bắt đầu lập được bản đồ vùng địa hạt bí ẩn, chưa từng được khám phá này. Những khám phá ấn tượng của họ đang làm sâu sắc hơn vốn hiểu biết của chúng ta về thiên nhiên, và thúc đẩy một làn sóng phát minh mới trong khoa học, y học và nghệ thuật, trải dài trong một loạt chuyên ngành, từ hệ sinh thái rừng nhiệt đới cho đến thiết kế thời trang. Phim tài liệu làm nổi bật một loạt các nhà làm phim, nhà thiết kế thời trang, bác sĩ và nhà nghiên cứu đang sử dụng hình học phân dạng để sáng tạo và truyền cảm hứng cho mọi người.

Xem phim tài liệu:

Bình luận bổ sung

Thực ra ý tưởng về một dạng hình học lặp đi lặp lại ở tất cả tỷ lệ phóng đại, trong đó cái bộ phận là đại diện toàn vẹn cho cái tổng thể, là phiên bản vi quan và mang đầy đủ đặc điểm tính chất của cái tổng thể, không phải là điều gì quá mới mẻ. 2.500 năm trước, bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng:

Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.

Hiểu theo nghĩa đen bề mặt, một hạt cát chính là một tiểu vũ trụ (tam thiên đại thiên thế giới), trong đó là cả một thế giới rộng lớn bao la, nhỏ về kích thước nhưng mang đầy đủ đặc điểm của đại vũ trụ ngoài kia. Trong vũ trụ “hạt cát” đó có đất đai sông hồ, thậm chí cả con người đang sinh sống. Điều này thoạt nghe quá ư huyền hoặc và khó tin đối với rất nhiều người, và ngay cả đối với các nhà khoa học. Nhưng với khám phá mới về phân dạng, giới khoa học đã bắt đầu phần nào nhận thức được câu nói này của Đức Phật năm xưa. Hãy xem sự tương đồng giữa cấu trúc của một nguyên tử và cấu trúc của hệ Mặt Trời.

Có một mô thức hình học hiện hữu khắp nơi trong giới tự nhiên. Nó là gì? (+Video)
Chuyển động của các điện tử quanh hạt nhân nguyên tử cũng tương tự như chuyển động của trái đất và các hành tinh xung quanh mặt trời (Ảnh: )

Các đường thẳng, vòng tròn, và các hình dạng hình học hoàn hảo đã được thiết lập như các hình dạng phổ biến trong toán học cổ điển. Đồng thời, chúng cũng là các hình dạng áp dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc nhân tạo. Ở một tòa nhà, một cây cầu, hay bất kỳ công trình nhân tạo nào, chúng ta đều có thể bắt gặp những hình dạng hình học kia, và chúng đều mang “dấu ấn và bản sắc của con người”. Theo logic tương tự, nếu giới tự nhiên và tất cả những gì được bao hàm trong đó, cũng tuân thủ theo những dạng hình học xác định (VD: phân dạng), và những dạng hình học này hiện hữu ở khắp mọi nơi trong giới tự nhiên, không đâu không hiện hữu, thì một câu hỏi được dấy lên là:

“Phải chăng cũng có tồn tại một “nhà thiết kế thông minh”, một Công trình sư Vĩ đại, một nhà thiết kế vũ trụ nào đó, đã kiến tạo nên vũ trụ này dựa trên những cấu trúc hình học đặc định, từ rất lâu trước khi buổi bình minh của nhân loại?”.

Quý Khải

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/co-mot-mo-thuc-hinh-hoc-hien-huu-khap-noi-trong-tu-nhien-no-la-gi.html