CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG . BÀI 5.
Sau ngày luyện thành công Pháp môn mới, Thầy Chàm phóng lửa hỏa thiêu toàn bộ trang trại của mình, sang tạm biệt vợ chồng ông thày Bảy và các học trò, một mình lên đường đi tìm lão thày Chà và để rửa hận. Tất cả hành trang của ông lão chỉ bao gồm một tay nải đựng quần áo, vật dụng, chút tiền độ đường và cặp đoàn cổ kiếm bất ly thân. Dĩ nhiên, khuất vô hình đi cùng với ông là hơn một chục Đệ tử mới, có khả năng thật kinh hoàng (Phần sau này, chính ông thày. Chàm kể lại cho tôi và vợ chồng thày Bảy nghe về chuyến đi của mình) . Sau khi tạm biệt mọi người, ông thày Chàm liền đi viếng mộ của mẹ con cô Lan ở chân núi Cậu. Hai ngôi mộ được chôn sát nhau, dựa đầu vào chân núi Cậu, chân đạp ra phía lòng hồ Dầu Tiếng. Thấm thoát từ khi cậu con trai chết cũng đã mấy năm trôi qua, vẻ hoang vắng đìu hiu của khung cảnh càng làm cho trái tim của lão nhức nhồi. Cẩn thận bày bông, nhang, trái cây, giấy tiền vàng bạc, một xấp bánh tráng lên mộ của hai mẹ con, ông thày Chàm thì thầm một mình khấn khứa, cặp mắt của ông lúc này vừa hào hùng, vừa bi ai, vừa căm phẫn. Tàn nhang, lão đốt tiền vàng bạc cho hai mẹ con, và tưới cả một chai rượu đế lên đám tro, và vái mấy vái hai mẹ con, lão lầm lùi cất bước lên đường. Gần một năm, lăn lộn khắp Sài Gòn, Lục tỉnh, rồi tiến dần lên miệt Châu đốc, Sóc Trăng, An Giang, tới tận mũi Năm Căn, hình bóng của lão thày Chà và vẫn bặt vô âm tín. Đã rất nhiều lần, lão phái đám Thiên Linh đi lùng kiếm khắp các ngõ ngách, nơi mình đi qua, vẫn không thấy gì cả. Một ngày, Lão dừng chân tại đỉnh núi Két của Châu Đốc. Nơi đây là một nơi hội tụ của rất nhiều thầy bà về tu tập, luyện phép. Trên đỉnh núi Két, có một vuông đất khoảng hơn trăm m2, tục gọi là Sân Tiên. Tương truyền ông Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (Phật Thầy Tây An), đức Huỳnh Phú Sổ và một vài vị tiếng tăm khác cũng thành chánh quả tại sân Tiên này. Gần sân Tiên còn có giếng Tiên, là một hốc đá tận đỉnh núi nhưng không bao giờ cạn nước. Từ khi lên núi Két, hàng ngày lão lê la đi khắp các hang động của các vị tu Tiên, tu Núi hỏi thăm về tung tích lão Chà . Thời gian này, hầu như tất cả các hang động trên núi Két đều có chủ, thôi thì đủ các môn phái, đủ các pháp môn. Ở lưng chừng núi có một ngôi chùa nhỏ do một vị sư già trụ trì. Nói là chùa, song thực chất cũng chỉ là một hang đá được tạo bởi một tấm đá cực lớn nằm gác lên mấy viên đá khác, tạo thành một mái hiên khoảng 50 m2. Nhà sư trụ trì dùng đá và xi măng xây một bức tường ở phía sau và một bàn thờ Tam Bảo dựa vào vách núi. Giường ngủ của nhà sư là một viên đá lớn bằng một manh chiếu, bằng phẳng và mát lạnh (Thời gian sau này, tôi và Thanh Pali có tới nơi này ghé thăm, nhưng vị sư đó đã mất, chỉ còn một vị Đệ tử ruột khoảng gần 60 tuổi trụ trì thay Thầy, mộ vị sư già được táng ngay bên cạnh chùa). Chùa tuy ở lưng chừng núi nhưng không hề thiếu nước, bởi có một đường ống dẫn nước từ đỉnh núi xuống một bể chứa tha hồ dùng. Vị sư trụ trì vốn theo dòng cổ Mật, lúc đó cũng khoảng trên 80 tuổi. Nơi này chỉ có sư trụ trì và một người Đệ tử ở cùng hàng ngày trì chú, kinh kệ. Một bữa, thày Chàm ghé thăm chùa và được sư trụ trì đãi cơm chay và đàm đạo suốt một ngày. Nhân đó, ông thày Chàm mới kể cho Trụ trì nghe về câu chuyện đời của mình và mục đích công việc đang tìm kiếm . Trầm ngâm hồi lâu, nhà sư già mới bảo thày Chàm: "Bần Đạo có thể giúp thầy tìm được tung tích ông thày Chà , cái đó khó gì, song bần đạo nhìn vào ánh mắt của Thầy, bần đạo thấy sát khí bốc ngùn ngụt .Bần Đạo cũng nhìn thấy ánh mắt sau đó một cuộc huyết chiến kinh Thiên động Địa, tai kiếp, tai kiếp ... Hận thù nên cởi chứ không nên gút lại làm chi Nghiệp báo trùng trùng biết khi nào dừng ". Nghe vậy, thày Chàm vội quỳ xuống chắp tay xá vị sư và nói: "Bạch Thầy, gần một năm nay, con lặn lội khắp nơi để tìm tung tích Lão ta mà vẫn biệt tăm. Con vẫn biết hận thù nên cởi chứ không nên gút lại, song con đã thề trước vong linh hai mẹ con cô Lan, với Thầy Tổ quyết trừ hại cho dân, tiêu diệt lão thày Chà nên mới có ngày hôm nay . Trước bàn thờ Tam Bảo, con xin phát nguyện khi con làm xong việc lớn rồi, sẽ nguyện làm Bồ Tát Đạo, cứu giúp chúng sinh đến hơi thở cuối cùng . Nhà con có nghề thuốc rất hay, con sẽ dùng nghề thuốc để cứu dân chúng Thày tin. ở con đi ."Ngó đăm đăm vào mắt thày Chàm, nhà sư thở dài và nói: "Thôi, âu cũng là duyên nghiệp, tối nay, đúng giờ Tý, Thầy lại đây tôi sẽ giúp cho." Thầy Chàm vội phủ phục xuống đa tạ nhà sư. Ngoài kia, xa tit cánh đồng lúa của vùng Bảy Núi, chợt như ứng hồng và đó đây phảng phất một mùi hương cốm mới.
Suốt buổi chiều ngày hôm ấy, thày Chàm tranh thủ đi thăm các hang động có các vị Thầy đang tu luyện trên núi Két. Ngọn núi này từ chân lên tới đỉnh chỉ vài trăm mét, nhưng chứa đựng rất nhiều hang động to nhỏ đủ cỡ. Đặc biệt là trong các đám cây rậm rạp mọc trên núi, có vô số các loại cây Ngải, mọc um tùm. Ngọn núi này cũng có nhiều loại Ngải khó kiếm ở nơi khác, là có lẽ do khí hậu thích hợp và ngọn núi rất dốc nên ít có người qua lại hay làm rãy trên núi . Trong các hang động, thày Chàm đã gặp được một vài người bạn học từ thời thanh niên, tưởng như không bao giờ có thể gặp mặt được nữa. Đặc biệt trong chuyến đi ngao du chiều nay, thay Chàm lại được gặp một vị Sư Huynh từ hơn 30 năm trước. Đang mải mê ngắm đám cúc Vạn thọ vàng rực trước cửa một khe núi hẹp, bỗng nghe tiếng kêu mừng rỡ gọi tên mình, thày Chàm ngước lên và nhận ra vị Sư Huynh của mình. Người này đang theo phép tu Tiên ở trên núi Két, sống hoàn toàn bằng nước suối và những bông cúc Vạn thọ. Nhìn hình dáng mảnh mai, sương hạc với bộ râu quá cằm của Sư Huynh, thày Chàm không khỏi bồi hồi, bất chợt thở dài. Mới nhiêu đó đã ngoài 30 năm có lẻ. Hai huynh đệ kéo nhau vào trong một cái hang khá rộng ngồi tâm sự chuyện đời. Nguyên do người Sư Huynh của thày Chàm, từ khi bị phạm tội và bị đuổi ra khỏi bản môn, đã lưu lạc lên miệt Thất Sơn - Châu Đốc này. Sau nhiều ngày dãi dầu với cuộc sống cùng cực, Sư Huynh được một vị Tiên Ông trên Núi Ông Cấm chỉ dạy phép tu Tiên và đã chọn làm nơi này noi tu luyện. Cũng rất may mà Sư Huynh vừa qua thời gian bế môn nên hai huynh đệ mới có dịp gặp nhau tại nơi này. Hai huynh đệ mải mê nói chuyện tới khi trời tối hẳn lúc nào không hay. Một cây đèn chai được thắp lên, ánh lửa nhỏ xíu chỉ đủ soi sáng cái mặt bàn bằng đá hơn một thước vuông. Sư Huynh cho thấy Chàm biết một bí mật của vùng núi này, một sự thật mà chỉ những người tu non tu núi này ở vùng mới biết lâu năm. Đó là bí mật về sự trợ giúp của các Thầy Tổ vô hình trên Tây An cổ tự. Từ thị xã Châu Đốc nhìn về hướng Tây thấy một ngọn núi cao khoảng 248 m gọi là núi Sam cách Thị xã 5 km. Đến chân núi Sam, nhìn lên chân núi là thấy một ngôi chùa mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ có kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy đó là chùa Tây An Cổ Tự. Chùa Tây An cổ tự do một vị quan Triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được Triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị hòa thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tăng đến trụ trì. Vị hòa thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được gọi đến ngày nay. Phật Thầy tây An chính là người cho ra đời Đạo phái Bửu Sơn Kỳ Hương nức tiếng cả miền Nam thủa trước. Điều đặc biệt là hệ thống các bàn thờ Tổ các môn phái được bố trí thành một vòng tròn khép kín, chỉ những bậc tu hành trên núi mới biết được sự linh ứng và dòng khí rất mạnh của từng ban thờ. Trong Tây Am Cổ tự có hầu hết tất cả những Tổ của Huyền Môn miền Đông Nam Á này. Khi viếng thăm, các Thầy thường phải đi theo đúng một quy luật nhất định và hầu hết được Tổ về chứng. (Dienbatn đã được huynh Thanh Pali hướng dẫn tỉ mi, và sau khoảng 30 phút ngồi Thiền tại đây, đã thấy được vô số điều lạ).
Thấm thoắt đã bước vào 11 giờ đêm. Núi Két im lim phủ bụi trong màn sương. Cái lạnh thấm dần vào từng thớ thịt . Bốn phía xung quanh chỉ có màn sương trắng và hình chiếc mỏ Két lừng lững nổi giữa trời cao. Ông thày Chàm đề khí, phóng như bay giữa các bậc đá hiểm trở tiến về phía ngôi chùa. Lúc này trong chùa, chỉ còn vài ngọn đèn để leo lét, và bóng ông thay Chùa núi im lim trên vách. Trước mặt thày Chùa là một tấm gương đồng sáng lóng lánh, những ánh đèn chiếu vào tạo nên bóng như những người đang nhảy múa. Thầy Chùa ra hiệu cho ông thày Chàm vào thắp hương cung thỉnh Tổ thày . Sau những lễ nghi của bản môn cung thỉnh Tổ thấy, cung thỉnh "Tây phương Phật Tổ Thích Như Lai, Bồ đề Tổ sư, 36 vị Lục Tổ Lục cụ, Chuẩn Đề, Bồ tát Quan Âm, Già Lam chân Đế, 9 phương Trời, 10 phương Phật, Tả Quan Châu - Hữu Quan Bình, Đấu chiến Thắng Phật, Bạch Hổ sơn động ... Ngọc Hoàng Thượng Đế, chư vị Phật tổ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Nguyên Nhung chúa Tướng, Cửu Thiên Huyền Nữ , Cửu vị Tiên nương, ba ông Quốc Vương Đại Thần ...." , Thày Chàm ngồi sắp bằng bên ông Thầy Chùa , giảng cho ông thày Chàm về tấm gương đồng: "Đây chính là một chiếc Kính Đàn, quà tặng của Tổ thày ta. Nó có nguồn gốc từ tận Tây Tạng xa xôi Nếu chỉ luyện để thay Đàn tràng, người luyện chỉ cần luyện trong vòng 49 ngày với chú Chuẩn Đề là thành công . Riêng chiếc Kính Đàn này, ta đã luyện liên tục ròng rã 1000 ngày. Nguyên tắc của luyện Kính đàn là trong thời gian luyện, không được rời khỏi nơi tu luyện và không để bất cứ ai nhìn vào Kính Đàn Khi luyện. xong, hàng ngày phải dùng bao vải đỏ bao kín và không được xê dịch Kính Đàn. Vì một lý do bất kỳ phải rời chỗ luyện đi qua đêm là phải làm lại từ đầu . Chính vì vậy, trong gần 3 năm qua, ta không hề bước chân khỏi chùa này. Ngày nay, thành tựu viên mãn, ta lần đầu xử dụng để giúp thày. Việc tìm kiếm kẻ thù hay bất cứ một người nào đối với Kính Đàn này chỉ là việc rất nhỏ so với toàn bộ công dụng của nó . Tuy nhiên , tôi cũng cần phải nói trước với Thầy rằng cuộc đời của Thầy sẽ thay đổi rất nhiều sau khi nhìn vào Kính Đàn này Thày suy nghĩ kỹ chưa. Thầy Chàm vội phủ phục xuống tạ ơn thầy Chùa và hứa rằng có không ân hận gì cả, mọi việc đã suy nghĩ kín kẽ lắm rồi. Nghe xong, thay Chùa gật đầu lặng lẽ và tới bàn thờ gióng lên một hồi chuông . Tiếng chuông âm vang, ngân xa trong mà đêm tĩnh mich.. Ngồi xuống theo kiết già, thày Chùa bắt ấn và bắt đầu đọc Đà Ra Ni. Cứ sau mỗi câu chú là một lần thày đổi thế kiết Ấn . Khoảng 30 phút sau thày Chùa mới vào bài chú chính: CHUẨN ĐỀ . Sau. khoảng 3 chuỗi Chuẩn Đề, trên mặt Kính đàn bắt đầu xuất hiện những ảnh hình của một vùng xa lạ . Lúc này thày Chàm dùng hết. tinh lực nhìn vào Kính đàn và chẳng mấy chốc hình bóng lão thày Chà hiện ra rõ dần, rõ dần. Ông thày Chàm thấy thấy Chà đang ngồi luyện công bên một đầm nước lớn, hai bên có cặp rắn vàng có mạo đỏ hộ đàn . Xung quanh chỗ Lão ngồi là vô số cây cột, treo lủng lẳng những đạo Phù ẩn thân cực lớn - Thảm nào mà kể cả Thiên Linh Tử tù của ông thày Chàm cũng không thể phát hiện ra . Nhìn kỹ địa hình xung quanh một lúc lâu, ông thày Chàm đã nhận biết được vị trí của khu vực đó, một khu vực quen thuộc mà lão đã từng đi qua tại Tây Ninh. Lão chợt cười khan một mình. Tiếng tụng Đà ra ni nhỏ dần và ông thày Chùa đã sang phần hồi hướng công đức . Hình ảnh trên Kính Đàm mờ dần,. mờ dần rồi từ từ biến mất.
Một hồi chuông nữa lại ngân lên vang vọng trong đêm thanh vắng, tiếng chuông như xoáy tròn và ngân dài, vang xa, thành những đợt sóng tập tit xa. Tiếng chuông này không rời thành tiếng mà liên tục, trầm hùng, đợt sóng âm này đè lên đợt sóng âm kia, làm cho ta có cảm giác như đứng trước biển đang có hàng ngàn đợt sóng trào dâng. Thầy Chàm vội ngẩng nhìn lên, thấy ông thày Chùa chỉ dùng dùi chuông, xoay quanh miệng một chiếc chuông lớn. Tay của ông cầm và xoay rất nhẹ nhàng, nhưng muôn ngàn đợt sóng âm thanh từ chiếc chuông cứ vang mãi, ngân xa. Tiếng tụng chú Dược sư lại cất lên trầm hùng: Namo Bhagavate Bhaisajya-guru-vaidurya-Prabha-rajaya Tathagataya Arhate. Samyak-sambuddhaya. Tadyatha, Om Bhaisajye Bhaisajye Bhaisajya samudgate Svaha. Trên Kính Đàn lúc này hiện lên hình ảnh của ông thày Chàm ngồi phủ phục. Nhìn kỹ hình ảnh của mình, ông thấy thày Chàm ở trước vùng bụng của mình có một quầng ánh sáng xanh lè, chiếm hầu như hết cả khoang bụng. Ngạc nhiên, ông quay sang thày Chùa có ý dò hỏi. Như một vị bác sĩ thuần thục, thày Chùa cầm một cành trúc, chỉ vào khoang bụng của thày Chàm trên gương và nói: Đây chính là vùng hai lá gan của Thầy. Hiện tượng có ánh sáng xanh như thế này chứng tỏ rằng thày đã vào gần cuối giai đoạn 3 của bệnh ung thư gan. Có lễ thời gian gần đây, Thầy bắt đầu hay có những cơn đau ở khu vực này không phải? Thầy Chàm vội phủ phục xuống đất và nói: Bạch Thầy, đúng là khoảng gần 2 tháng gần đây, tôi thường có những đợt nhồi đau tại vùng bụng. Nhưng cũng chỉ là nghĩ là những tổn thương do tuổi tác và những cuộc đấu võ mà ra, ai dè ... Tôi vẫn viết sống chết có số, nhưng tâm nguyện của tôi chưa hoàn thành, tôi không thể nào nhắm mắt được. Thày xem có cách gì cứu giúp cho tôi được không ? Thầy Chùa trầm ngâm một hồi lâu và rằng: Lẽ ra tôi cũng chẳng muốn nói với Thầy làm chi, nhưng đêm qua, có hai mẹ con người đàn bà đến cầu xin cứu Thày lúc tôi đang tụng kinh. Mà lạ quá, đứa con trai là một vong hồn không đầu, còn người đàn bà xưng tên là Lan. Họ năn nỉ, khóc lóc dữ quá nên tôi đã siêu lòng, nhận lời chữa trị cho thày. Muốn chữa khỏi bệnh của Thầy, tôi phải dùng công lực mấy năm tu luyện để hóa giải. E rằng sau này, chân Khí của tôi cũng tổn hao rất nhiều. Cứu một người bằng xây mười tòa tháp. Lại nữa , tôi đã được sự đồng ý của đang Vô Vi rồi. Thầy phải ở lại trên núi này 100 ngày, tôi cam đoan với Thầy sẽ hết sạch bệnh. Thầy Chàm vội quỳ xuống Thày Chùa định lậy, nhưng ông thày Chùa vội đỡ lên mà rằng: Tôi với Thầy âu cũng là duyên nghiệp, đừng cảm ơn tôi làm chi. Có cảm ơn thì hãy cảm ơn các đang Vô Vi trên sân Tiên kia kìa. Thầy Chàm ngước mắt lên nhìn về phía sân Tiên trên đỉnh núi, những đám mây mờ đục đang trôi qua, bỗng như có muôn ngàn ánh sáng rực rỡ, huy hoàng.
Xin theo dõi tiếp bài 6 - dienbatn.