Blog Tâm Thức
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 7
Saturday, 06/03/2010 09:00 am

Blog Tâm Thức

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 7

Bà Bảy từ Tốn kể tiếp cho mọi người nghe về phương pháp dựng trận đồ và phá trận. Theo truyền thuyết kể lại, phương pháp này Khổng Minh - Gia Cát Lượng học được chính từ vợ của mình. Vợ Khổng Minh tuy hình thể rất xấu, vừa lùn lại vừa hoa rỗ  nhưng về nhân tướng lại là một hình thể cực tốt. Bà là người tinh thông nhiều môn như Thái Ất, Độn Giáp, Tử Vi và là một đệ tử chân truyền của một cao nhân ẩn sĩ vùng Động Đình Hồ. Chính vị này đã chỉ dạy cho bà cách dựng và phá những trận đồ ngày ấy. Sau này, bà truyền lại cho Khổng Minh và những trận pháp do Khổng Minh dựng vang tiếng cả ngàn năm. Thực sự việc xây dựng một TRẬN ĐỒ vì mục đích gì đi chăng nữa, người chủ trận phải hiểu tường tận cách bố trí trận pháp. Ngoài việc xác định rõ vị trí của Huyệt kết ở đâu, hướng của Long Nhập thủ như thế nào trong  Long nhập thủ , Thiên Môn - Địa hộ ở đâu, Tính chất Âm - Dương, Ngũ hành của Khí Huyệt như thế nào, người bố trí trận đồ phải rất giỏi về Ngũ Tử Khí Long (Phận biệt các loại Khí Hỏa Khánh, Không hư, Bảo Châu), phải thành thạo các thuật Toán an Ngũ Thân, Lộc, Mã, Quý, Tứ cát, Tam Kỳ , Bát Môn, an các Thiên Can, Địa Chi lên Bát Quái Đồ. Những thuật này liên quan mật thiết đến Thuật tính Thái Ất, Độn Giáp.
Việc xác định được cửa SINH của BÁT QUÁI ĐỒ, tuy khó khăn nhưng chưa thấm vào đâu so với việc tính toán thời gian Huyệt mở tại cửa SINH. Việc này ngày xưa các cụ tính rất giỏi nay tiếc rằng đã thất truyền. Hiện nay chỉ còn nguyên lý của nó thông qua việc tính toán THỜI CHÂM - TÝ NGỌ Lưu Trú VÀ LINH QUY BÁT PHÁP.
Tuy nhiên theo nguyên lý "Nhất Bản tán vạn thù - Vạn thù quy nhất và bổn '" Đời - Đạo, ÂM - DƯƠNG ĐỒNG NHẤT LÝ "Chúng ta  hoàn toàn có thể dùng thời châm để tính thời gian Huyệt mở.
Ví dụ: Tý - Ngọ LƯU CHÚ là hai tự trong 12 Địa Chi, chỉ về thời gian. Hàm ý quá trình ÂM - DƯƠNG biến hóa, tiêu, trưởng của thời gian. Trong một ngày thì giờ Tý (23 - 1g) ở nửa đêm là lúc Âm thịnh nhất (cũng là lúc Dương bắt đầu được sinh ra  . Giờ Ngọ (11-13 g) vào lúc giữa trưa, lúc Dương thịnh nhất (Cũng là Âm lúc mới sinh ra).
Trong một năm thì tháng Tý (Theo  âm lịch kiến Dần hiện nay là tháng 11) là tiết Đông Chí, là thời kỳ Âm thịnh nhất nhưng cũng là thời kỳ Dương được sinh ra. Tháng Ngọ (Tháng 5 Âm lịch) chứa tiết Hạ Chí là thời khí Dương cực thịnh, nhưng đồng thời cũng là thời kỳ "Nhất Âm sinh".
Hai từ LƯU - CHÚ có nghĩa là chỉ vào sự chu lưu, tưới rót của Khí trong các Kinh, Mạch.
Thuật ngữ Tý - Ngọ lưu chú, có hàm nghĩa: Khí thịnh, suy, lưu động trong các Kinh mạch (Hay Long mạch cũng vậy) theo nhịp điệu của thời gian chuyển biến. Tý - Ngọ . LƯU CHÚ PHÁP là một phép Thời châm, chọn Huyệt Khai, Mở theo giờ thịnh, suy (Huyệt mở hay đóng) của Khí trong Kinh mạch (Hay Long mạch). Nó sử dụng 66 Huyệt Ngũ du của 12 chính Kinh làm Huyệt chủ.
Phép Tý - Ngọ lưu chú cũng như các phép LINH QUY BÁT PHÁP, PHI ĐẰNG PHÁP đều là những phép THỜI điều trị từ thời cổ xưa. Người xưa cho rằng, nắm được các phương pháp này thì nghệ thuật chữa bệnh hay làm Phong thủy, dựng trận được nâng cao  tột bậc, có hiệu quả hơn hẳn, tác dụng nhanh và chính xác hơn, ví như chèo thuyền gặp nước xuôi .. nhất là với những ca cấp tính.
Trong bài "Luận về phép Tý Ngọ Lưu Chú" - Từ Văn Bá (Từ Thị) viết: "Nói phép Tý - Ngọ Lưu Chú là nói cương nhu tương phối, Âm - Dương tương hợp, Khí Huyết tuần hoàn, giờ Huyệt mở , đóng "(Theo Châm cứu đại thành của DƯƠNG KẾ CHÂU).
Cương, nhu ở đây là nói về Tạng phủ, Kinh mạch. Âm - Dương ở đây là nói về Can - Chi phối với Âm - Dương. Nội dung chủ yếu của phép Thời châm này bao quát: Thiên Can, Địa Chi, Âm Dương, Ngũ Hành, Tạng phủ, Kinh lạc cho đến các Huyet Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp ....
Ngày phối Kinh, giờ phối Huyệt. Mỗi ngày (có thể) có một đường Kinh chủ đạo đồng tính Âm Dương - Ngũ hành với nó. Ngày Kinh chủ đạo bắt đầu và kết thúc vào giờ đồng Can với ngày lịch. Dương Kinh dẫn Khí đi trước, Âm Kinh dẫn Huyết đi trước. Ngày Dương (Can, Chi), giờ Dương Khai (mở) huyết dưỡng. Ngày Âm, giờ Âm Khai Huyệt Âm vì Dương gặp Âm thì đóng lại. Gặp các trường hợp này thì dùng nguyên tắc tương hợp như Giáp (1) hợp Kỷ (6) .... và nguyên tắc "Bổ Huyệt con tả  Mẹ" để giải quyết. Phần lý thuyết tuy đơn giản như vậy, song khi bước vào thực tế thật là vô cùng nguy hiểm. Tuy khó khăn như vậy, nhưng chiếc khóa nào cũng có chìa để mở cả. Chúng ta chỉ cần tra chìa đúng là chiếc khóa dù phức tạp đến mấy cũng sẽ nhẹ nhàng mở ra. Theo tôi, trận của lão thày Chà tuy có vẻ hiểm học, song Lão ta dù học được một ít về Trận pháp, song vì không hiểu được Quái lý, nên trong Trận pháp này bày ra nhiều điểm yếu. Chúng ta hoàn toàn có thể phá trận này một cách dễ dàng
DIENBATN THĂM BÀ TRÚC LÂM NUONG.
Ông Bảy từ nay đến giờ vẫn hết nhìn bà Bảy lại nhìn sang ông thày Chàm vẻ như là lẫm, bỗng ông nói buột miệng: "Tôi cũng có được nghe giảng qua về trận đồ Bát Quái trong Huyền môn,  thậm chí khi biến trận , nó có thể xoay theo 360 độ số Trời, lúc đó có hằng hà sa số kiểu trận biến thiên không ngừng theo tháng năm, ngày giờ . Ngoài ra , vì có hai vòng thuận nghịch theo chiều của Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái, nên nó giống như hai bánh xe quay ngược chiều nhau, lúc đó vào được cửa Sinh chẳng khác nào ta phải bắn một mũi tên xuyên qua các cây nan hoa của hai bánh xe quay ngược chiều nhau Khi dựng. trận kiểu này, cũng phải cần đến 20 người có công lực thâm hậu nữa, trong mỗi vị trí của các phương Bát Quái, phải có một người ngồi trụ, như vậy hai vòng Tiên Thiên và Hậu Thiên hết 18 người, ngoài ra, còn phải có hai người bên ngoài chỉ huy trận và phát công khởi động Trận đồ nữa .Việc này khó kiếm, quá ta đâu ra người cho đủ đây.. "
Bà Bảy từ tốn nói: "Ông thật khéo lo xa. Việc tính toán thời gian mở cửa Sinh của trận, tôi đã có sẵn một bụng đây rồi ...(Ông Bảy nhìn sang cái bụng lép kẹp của bà Bảy bật cười) . Việc khó nữa là kiếm người có nội công thâm hậu, đủ sức chịu dựng sự vận động của Trận đồ cũng có cách rồi, ông quên những người bạn của chúng ta rồi sao? ".
Ông Bảy nghe như vậy chợt trút được gánh nặng trên vai, thày Chàm cũng vẻ mặt rạng ngời. Nguyên là vùng đất Tây Ninh này là nơi xuất phát của Cao Đài Đại Đạo  từ mấy chục năm trước, các cao thủ tụ về đầu quân rất nhiều. Tuy nhiên vì một lý do riêng, chỉ có phái THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO là có khả năng bày bố những trận kiểu đồ này, họ đã tổ chức những cuộc đi hành hóa giải khai Huyệt đạo ở rất nhiều nơi. Ngoài ra còn một số môn phái khác như: Tân Chiếu Minh, Tổ Tiên Chính Giáo, Vô Vi pháp, Ayasanta, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa .... cũng có rất nhiều các cao thủ tu tập ở trên núi Bà, núi Heo, núi Phụng, núi Cậu. Ông bà Bảy đều có những mối quan hệ thân thiết với các nhóm đó. Nhanh nhẹn, ông Bảy phân công Ông và thay Chàm lần lượt đi đến các giáo phái nhờ giúp đỡ (tất nhiên là với tư cách cá nhân), bà Bảy ở lại nhà trông coi lũ đệ tử và tính toán Trận đồ. Bây giờ muộn rồi, mai hai người sẽ đi sớm. Một nồi cháo nhím được dọn ra, thịt nhím trắng và thơm hơn cả thịt gà, ngọt ngay. Vừa ăn, vừa khề khà chén rượu, cả nhà vui như vừa vượt qua được một thử thách khó khăn. Màn đêm đen kịt bao phủ khắp nơi,vẳng từ xa xa tiếng chó sửa ma vu vơ .
 

TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG.
Trong suốt gần một tháng sau đó, Thầy Bảy và Thầy Chàm lần lượt đi viếng thăm các Đạo hữu thân thiết mà từ lâu lắm rồi họ không gặp được. Đầu tiên hai ông tìm đến thăm người bạn thâm giao nhất của hai ông là một người theo phái THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO của Giáo phái Cao Đài. Phái THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO là một nhánh của Giáo phái CAO ĐÀI, nhóm này thường rất giỏi về nhận Điển và bày bố TRẬN PHÁP. Người bạn của hai ông là một chưởng quản của NAM THÀNH THÁNH THẤT. Đây là một người đàn ông cao lớn, có khuôn mặt hết sức cởi mở, cuốn hút. Vừa bước vào Thánh Thất, hai ông nghe một giọng đọc thơ Điển vang vọng:
" Tâm sẵn Ngọc minh há kiếm ngoài,
Chuyển luân Hoàng đạo Cao Đài hiện.
Chơn truyền Thượng hạ ban từ thử,
Sự nghiệp Đế Thiên đã định bày ".
Thầy Chàm chợt buột miệng : Hay, trong Tâm đã sẵn có Ngọc, lẽ nào lại phải đi tìm kiếm Ngọc quý ở ngoài thân. Tìm cầu chánh giác phải quay về nội Tâm. Như vậy, bài Điển của Ngọc Hoàng Thượng Đế ta vừa nghe, như muốn khuyến cáo cho chúng ta nghĩ lại, cái gì nên bỏ và cái gì nên mang theo cho cuộc hành trình sắp tới. Thật ra, đời sống của con người ở cõi tạm cái này, xét lại một kiếp người thì đâu còn được gì? Thật sự, lẽ cùng cực của Đạo là mức tuyệt đối. Mà thật là lạ - Đã tuyệt đối thì không còn nói gì đến những điều thương, sự ghét. Nhưng cũng phải thấy rằng, cuộc sống trong thế gian này chỉ là trường đối đãi, do vậy sự từ bi, bác ái được nêu lên chỉ là việc thường để chạy lòng. Ông Thầy Bảy cũng buột miệng nói: lạ ghê, chúng ta chưa hề nói mục đích của chúng ta đến đây mà ngài chưởng quản NAM THÀNH THÁNH THẤT như đọc thấu ý nghĩ của chúng ta.
Từ trong Thất, một bài thơ nữa vang ra:
" Nhìn xem mấy dải phù vân,
Chợt tan, chợt tụ, bao lần tụ tan.
Xuân qua, Xuân lại Trần gian,
Chỉ người giác ngộ huy hoàng đón Xuân.
Dầu trong cõi tạm Hồng trần,
Trọn gìn Tâm Đạo thì Xuân vĩnh tồn ".
Ông Thầy Chàm lại hơn nho nhỏ: Sao mấy bài thơ này giống Điển những lời vị sư già trên Núi Két ta dạy thế nhỉ. Hai người đang định bước tiến về phía Thất thì một chú Đồng tử mặc đồ trắng cầm một tờ giấy ra đưa cho hai người và bảo: Thầy dặn tôi trao cho hai vị tờ giấy này, bởi Thầy tôi đã nhập Thất, không thể tiếp các vị được.
Trên tờ giấy trắng là một bài thơ viết bằng mực Tàu, chữ như Rồng bay - Phượng múa:
" Đời thấm thoát qua cuộc bể dâu,
Ham vui chỉ chước cuộc mua sầu.
Lập thân muốn tránh đường mưa gió.
Tìm Đạo nương mình vững kiếp sau.
Rừng Thiền trở gót mới ung dung,
Nhàn hạ riêng vui cảnh bá tùng.
Lao lực thế tình chi xạo sự.
Rửa tai chờ lóng nhạc năm cung.
Cung đàn chờ khách cận song thu,
Năng mến Đạo màu chí Trương phu.
Biển khổ với người thuyền gặp lúc,
Đeo đẳng Thế sự chỉ mua sầu.
Tách bến sông mê thuyền tất sóng.
Lọc lừa nghiệp quả kẻ có duyên.
Trương buồm Hạnh - Đức xuôi chiều gió,
Đưa khách phồn hoa lánh nèo phiền ".
Ông Bảy than rằng: Có lẽ sư huynh này muốn ta dẹp bỏ thù hận đây? Ý ông như thế nào. Thầy Chàm ngó mông lung ra phía cánh rừng xanh thăm thẳm phía trước mà không trả lời.
Xin theo dõi tiếp bài 8 - dienbatn.
Xem chi tiết…