Những lời tiên đoán của ông được thể hiện dưới dạng những bài thơ tứ tuyệt có vần. Phần lớn lời tiên tri của Nostradamus ứng vào các thảm họa nạn dịch hạch, động đất, chiến tranh, lụt lội, ám sát, hạn hán… Dưới đây là những lời tiên tri của ông được viết trong quyển ‘Các Thế Kỷ’ tiên đoán về nạn đói lớn sẽ xảy ra tại Trung Quốc và những năm của thập niên 50 của thế kỷ trước.
Thảm kịch nạn đói lớn tại Trung Quốc
Các Thế Kỷ I, Khổ 67
Nguyên văn tiếng Pháp:
La grand famine que ie sens approcher,
Souuent tourner puis estre vniuerselle,
Si grande & longue qu’on viendra arracher,
Du bois racine, & l’enfant de mamelle.Tiếng Anh:
The great famine which I sense approaching
will often turn (in various areas) then become universal.
It will be so vast and long lasting that (they) will grab
roots from the trees and children from the breast.Tiếng Việt:
Nạn đói lớn mà ta cảm giác đang đến gần
Sẽ lan khắp các vùng rồi trở thành toàn bộ.
Nó sẽ trong một phạm vi rất rộng lớn và kéo dài
Rễ bị nhổ bật khỏi cây và trẻ em không ai bế ẵm.
Trong câu thơ thứ hai bản tiếng Anh, nguyên từ tiếng Pháp “vniuerselle” được dịch thành “wordwide”, nay chúng ta trả lại thành “universal”.
Bài thơ này tiên tri về nạn đói lớn tại Trung Quốc từ năm 1958 đến năm 1961; nạn đói này đã cướp đi mạng sống của gần 40 triệu người Trung Quốc, được thế giới công nhận là nạn đói có số người chết lớn nhất trong lịch sử. Năm 2007, tạp chí «Viêm Hoàng xuân thu» của nhà nước Trung Quốc cũng đã thừa nhận: “Đại nhảy vọt 3 năm, chết đói 37,5 triệu người, trở thành bạo chính lớn nhất cả trong và ngoài nước tự cổ chí kim”.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra nạn đói lớn thì vẫn chưa được nhận thức rõ ràng từ trước tới nay. Hoang ngôn của ĐCSTQ nói cái gì là “ba năm thiên tai”, “Liên Xô đòi nợ”; những điều này đều bị sự thật phủ định. Sau đó, người ta biết được rằng chính “đại nhảy vọt”, “phong trào công xã nhân dân” và “vận động chống cánh hữu” đã gây ra nạn đói lớn; hết thảy đều là “nhân họa” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố ý tạo thành. Tuy nhiên nhiều người cho rằng đây là do Mao Trạch Đông “chuyên quyền độc đoán” gây ra, cũng lại nói ĐCSTQ “có ý tốt nhưng lại biến thành hỏng việc”. Trong «Mao Trạch Đông: Những câu chuyện ít biết», tác giả Trương Nhung đã chỉ ra rằng 30 triệu người chết đói là ĐCSTQ cố ý tạo thành. Hôm nay, thông qua phá giải «Các Thế Kỷ», chúng ta sẽ chứng minh nạn đói lớn từ năm 1958 đến năm 1961 hoàn toàn là do Mao Trạch Đông và ĐCSTQ rắp tâm thực thi. Nạn đói lớn hoàn toàn nằm trong dự liệu của Mao Trạch Đông, và vì mục tiêu và lợi ích dơ bẩn, ĐCSTQ tà ác biết trước sẽ có hàng chục triệu người chết nhưng vẫn cố ý để nạn đói diễn ra.
Hai câu thơ đầu “Nạn đói lớn mà ta cảm giác đang đến gần; Sẽ lan khắp các vùng rồi trở thành toàn bộ” tiên tri về cuối những năm 1950 tại Trung Quốc, nạn đói “sẽ lan khắp các vùng”, sau đó phát triển thành nạn đói lớn cuốn sạch toàn quốc.
Đất canh tác của Trung Quốc chỉ chiếm 7% của thế giới, thế nhưng dân số chiếm tới 22% của thế giới, vật thực của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn không đủ, hơn nữa dựa nhiều vào lương thực truyền thống. Thế nhưng ĐCSTQ lại đem lương thực xuất khẩu sang Liên Xô với cái tên “hạng mục viện trợ Liên Xô”, thực tế là bóc lột trên xương máu của nông dân. Do đó, ĐCSTQ tạo ra hai chế độ hộ khẩu khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo dân thành thị có thực phẩm cơ bản, còn nông dân không có bảo đảm gì. Nông dân không được phép chuyển vào nội thành, không được phép lên thành phố tìm việc, phải ở nông thôn cả đời; loại hạn chế và áp bức nông dân này là chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Đối với sản phẩm nông nghiệp, ĐCSTQ chế định “thống nhất tiêu thụ”, trên thực tế là chiếm đoạt toàn bộ nông sản của nông dân, chỉ lưu lại một phần tối thiểu vừa đủ để họ duy trì sinh tồn. Tiêu chuẩn “khẩu phần lương thực” bình quân mà Mao Trạch Đông đặt ra đối với nông thôn là ở mức “không đói không no”: 400 cân (200 kg), mặc dù tiêu chuẩn này rất hiếm khi đạt được. Tiêu chuẩn khẩu phần lương thực đối với thành thị cũng rất thấp, ăn thì không đủ no mà đói cũng không đủ chết. Bằng hữu người Mỹ “Hàn Tố Âm” của ĐCSTQ cũng phải thừa nhận tại Trung Quốc “năm 1960, mỗi chủ gia đình ở thành thị nhận được dinh dưỡng mỗi ngày là 1.200 ca-lo-ri”. Thế nhưng trong trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã, thực phẩm phân phối cho mỗi tù nhân hàng ngày là từ 1.300 đến 1.700 ca-lo-ri. Điều này chứng tỏ định lượng lương thực cho dân thành thị ở Trung Quốc còn không bằng “nô lệ” trong trại tập trung của Đức Quốc Xã. Cũng như vậy, để “đoạt lương thực” từ nhân dân Trung Quốc, ĐCSTQ đã “pháp định” họ phải sống trong cảnh “ăn không đủ no”.
Thật đáng thương cho nông dân Trung Quốc, giữa mùa thu hoạch khá mà “một năm ít nhất 3 tháng không có lương thực, cả nhà phải húp đỡ cháo loãng, luộc chút rau dại, một nồi thượng vàng hạ cám”. Thế nhưng ĐCSTQ xuất khẩu một lượng lớn lương thực mỗi năm để đổi lấy hạng mục công nghiệp quân sự, hơn nữa hàng năm viện trợ không hoàn lại rất nhiều để tuyên truyền về “những thành quả”. Mao Trạch Đông biết rất rõ nông dân đang bị đói. Ngày 21 tháng 4 năm 1953, Mao Trạch Đông phê vào trong báo cáo như sau: “Toàn quốc ước chừng có 10% hộ nông dân gặp nạn nói vào mùa Xuân, không đủ phần ăn, thậm chí năm nào cũng không có gạo nấu cơm”. Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Mao Trạch Đông lại phê: “Giáo dục nông dân ăn ít đi, uống ít đi, thì đất nước có thể giảm bớt tiêu thụ, khỏi phải ăn quá nhiều lương thực vào mùa vụ nữa.”
Chính vì vậy, đang trong mùa thu hoạch, ĐCSTQ bất ngờ tung ra cái gọi là “phong trào đại nhảy vọt”, khiến nạn đói “lan khắp các vùng”, toàn quốc chết đói mấy chục triệu người cũng không có gì là lạ. Thế nhưng, “sưu cao thuế nặng” của ĐCSTQ đã đến mức càng ngày càng nghiêm trọng. Trong thời cao trào của “đại nhảy vọt”, vào cuối năm 1958, các nơi xuất hiện nạn đói lớn; đến đầu Xuân năm 1959, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, v.v. 15 tỉnh phát sinh nạn đói vào mùa Xuân, trong đó Hà Bắc, Sơn Đông, v.v. 5 tỉnh thiếu lương thực trầm trọng, cuối cùng “trở thành toàn bộ” trên cả nước.
Hai câu thơ sau “Nó sẽ trong một phạm vi rất rộng lớn và kéo dài; Rễ bị nhổ bật khỏi cây và trẻ em không ai bế ẵm” tiên tri về nạn đói lớn tại Trung Quốc có “phạm vi rất rộng và kéo dài”, tình hình vô cùng thê thảm.
Theo số liệu từ phía nhà nước Trung Quốc thì:
Năm 1959, 17 tỉnh trên toàn Quốc có 6,22 triệu người chết đói và tử vong bất bình thường, trong đó thành thị 958 ngàn người.
Năm 1960, 28 tỉnh trên toàn quốc có 11,55 triệu người chết đói và tử vong bất bình thường, trong đó thành thị 2,72 triệu người.
Năm 1961, các tỉnh trên toàn quốc có 13,26 triệu người chết đói và tử vong bất bình thường, trong đó thành thị 2,12 triệu người.
Năm 1962, các tỉnh trên toàn quốc có 7,52 triệu người chết đói và tử vong bất bình thường, trong đó thành thị 1,08 triệu người.
Trong 4 năm, tổng cộng có 39 triệu người chết đói và tử vong bất bình thường, cộng thêm số người chết đói năm cuối 1958 là 40 triệu. Thế nhưng tình hình thực tế rất có thể còn nghiêm trọng hơn thống kê của ĐCSTQ; ví dụ theo kết quả nghiên cứu của Trương Nhung, chỉ riêng trong năm 1960, trên toàn quốc số người chết đói đã là 22 triệu người.
Đối với nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người chết đói này, cảnh ngộ “Rễ bị nhổ bật khỏi cây và trẻ em không ai bế ẵm” là có thể thấy ở khắp nơi. Có người hồi tưởng lại về thời kỳ ấy như sau: “Dám làm bất cứ điều gì có thể. Có thể gặm bất cứ cái gì, nhai, nuốt ngốn ngấu. Bóc vỏ cây du, vỏ cây dương. Vỏ cây liễu đắng như thế mà cũng bị lột ra, hơ nóng, xay thành bột và ăn. Còn có gì nữa? Vỏ kiều mạch đem nướng thành than, hòa với nước húp là tốt rồi, cứ như thế đào cả rễ để ăn. Cuối cùng ăn hết cả quần áo, người phù thũng như kẻ tàn tật…” Nghe nói thứ cuối cùng mà thời ấy có thể ăn là đất sét, thứ gọi là “đất sét trắng”, ăn rồi quặn bụng ngã xuống chết.
Giữa nạn đói lớn, rất nhiều thôn làng chết đói đến không còn một hộ, chỉ riêng địa khu Tín Dương tại Hà Nam, huyện Tức có 639 thôn bị chết sạch, huyện Quang Sơn chết sạch 5.647 hộ, huyện Cố Thủy chết sạch 3.424 hộ; ở An Huy, toàn huyện Phượng Dương chết sạch 8.404 hộ,…
Có thể nói, nạn đói lớn từ năm 1958 đến năm 1961 chính là “tội ác diệt chủng” của ĐCSTQ đối với nông dân Trung Quốc.
Đại nhảy vọt dẫn tới nạn đói lớn
Các Thế Kỷ II, Khổ 75
Nguyên văn tiếng Pháp:
La voix ouye de l’insolit oyseau,
Sur le canon du respiral estage :
Si haut viendra de froment le boisseau,
Que l’homme d’homme sera Antropophage.Tiếng Anh:
The voice of the rare bird heard,
Over the pipe of the air-vent on the stage:
So high will the bushel of wheat rise,
That man will be eating his fellow man.Tiếng Việt:
Tiếng kêu của loài chim hiếm được nghe,
Qua ống thông gió trên giàn giáo:
Sản lượng lúa mỳ sẽ tăng lên rất cao,
Con người ta sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Bài thơ này tiên tri chuẩn xác phi thường về “phong trào đại nhảy vọt” tại Trung Quốc bắt đầu từ năm 1958 dẫn tới hàng chục triệu người chết đói.
Câu thơ đầu tiên “Tiếng kêu của loài chim hiếm được nghe” tiên tri về thời gian bắt đầu “phong trào đại nhảy vọt”, cũng là năm đầu tiên của nạn đói lớn, năm 1958. “Loài chim hiếm” là nói loài chim rất ít được thấy, gần như không có, đây chính là mật mã thời gian. Năm 1957 theo Nông lịch là năm “Đinh Dậu”, theo 12 cầm tinh thì là “năm Gà”, Gà thuộc họ chim, trong «Các Thế Kỷ» gà có thể được tính là “loài chim”. Tháng 1, 2 năm 1958 theo Công lịch chính là cuối năm “Đinh Dậu”, như vậy “loài chim hiếm” chính là chỉ đầu năm 1958. Đồng thời, câu thơ này tiên tri cực kỳ chính xác rằng đầu năm 1958, ĐCSTQ phát động cuộc vận động toàn quốc “diệt bốn hại”. Tháng 1 năm 1958, Mao Trạch Đông đề xuất bắt đầu tiêu diệt ruồi nhặng, muỗi, v.v. trong cuộc vận động ái quốc “diệt bốn hại”, trong đó chim sẻ là loài đứng đầu trong “bốn hại”. Vì thế, diệt chim sẻ đã trở thành cuộc vận động toàn dân, lùng sục diệt chim sẻ khắp núi rừng, cuối cùng khiến chim sẻ trở thành “loài chim hiếm”. Ở các nơi đều thành lập ban chỉ huy “diệt bốn hại”, khi ấy Nhân Dân Nhật báo viết: “Nhân dân thủ đô không để chim sẻ sinh tồn, tổng động viên 3 triệu người trong ngày đầu tiên diệt 8 vạn 3 ngàn con.” Trong khi ấy, Tân Hoa Xã nói trong bức điện ngày 28 tại Thượng Hải: “Vào ngày 27, nhân dân Thượng Hải đã triển khai một cuộc đại chiến toàn diện tiễu trừ chim sẻ. Trong ngày này, tổng cộng tiêu diệt chim sẻ và trứng chim sẻ là 201.624 con, phá hủy 110.621 tổ chim sẻ”. Kỳ thực cuộc “vận động nhân dân” hoang đường tới mức nực cười này chính là Mao Trạch Đông “thí nghiệm” để chuẩn bị cho “đại nhảy vọt”. So với khủng bố đỏ và vận động chống cánh hữu, mức độ “ngu xuẩn” của nó còn vượt xa rất nhiều.
Câu thơ thứ hai “Qua ống thông gió trên giàn giáo” tiên tri về cuộc vận động “toàn dân luyện thép” trong “phong trào đại nhảy vọt” của ĐCSTQ, đặc biệt khắp nơi đều “đặt lò thủ công”, một cảnh tượng hết sức hoang đường. “Ống thông gió trên giàn giáo” ở đây chính là ống khói và giàn giáo trong lò nung bằng đất được người dân dựng lên (xem ảnh).
Tháng 5 năm 1958, hội nghị Bát Đại lần thứ 2 của ĐCSTQ đề xuất trong 15 năm hoặc ít hơn, sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ĐCSTQ phải vượt quá Anh quốc trong 10 năm và đuổi kịp Mỹ quốc trong 15 năm. Mao Trạch Đông hiệu triệu nhân dân phải phá trừ mê tín, giải phóng tư tưởng, nêu cao tinh thần can đảm. Sau hội nghị, ngọn thủy triều “đại nhảy vọt” bắt đầu khởi lên trên toàn quốc. Tháng 8 năm 1958, hội nghị Bắc Đới Hà của Bộ Chính trị ĐCSTQ đã xác định chỉ tiêu sản lượng công nông nghiệp, trong đó đề xuất năm 1958 sản lượng thép phải tăng gấp đôi, thực hiện bước đi trọng yếu trong “đại nhảy vọt”, đạt 1.070 vạn tấn, thông qua quyết nghị «Toàn đảng toàn dân phấn đấu đạt sản lượng thép 1.070 vạn tấn». Sau hội nghị, cao trào luyện thép và công xã hóa nhân dân bắt đầu. ĐCSTQ đề xuất khẩu hiệu “lấy thép làm đầu”, hiệu triệu toàn dân luyện thép, khắp nông thôn dựng lò cao, luyện thép ngoài đồng. Rất nhiều người đem nồi xoong và các đồ dùng bằng sắt khác trong nhà quyên góp để luyện thép, kết quả luyện ra một đống sắt vụn phế thải.
Năm 1958, phương pháp luyện thép thô sơ đã cho ra hơn 300 vạn tấn thép thô, 416 vạn tấn sắt thô, nhưng hoàn toàn vô dụng. Theo ước tính, cuộc vận động luyện thép gây ra thiệt hại 20 tỷ nhân dân tệ trên toàn quốc. Tại nông thôn, một lượng lớn nhân lực được huy động để tìm mỏ, luyện thép, làm lỡ nghiêm trọng mùa vụ. Nông dân bị bắt mang nồi xoong trong nhà ra quyên góp, thậm chí nông cụ bằng sắt cũng bị nung thành sắt vụn; một lượng lớn cây rừng bị chặt làm củi đốt cho luyện thép, phá hoại nghiêm trọng tài nguyên và môi trường; đây chính là mầm họa cho nạn đói lớn sau này.
Hai câu thơ cuối “Sản lượng lúa mỳ sẽ tăng lên rất cao; Con người ta sẽ ăn thịt lẫn nhau” tiên tri rất chính xác về “phong trào đại nhảy vọt” trong nông nghiệp trực tiếp gây ra nạn đói lớn trên toàn quốc, thậm chí xuất hiện hiện tượng “Con người ta sẽ ăn thịt lẫn nhau”. “Sản lượng lúa mỳ sẽ tăng lên rất cao”, thế nhưng nhân dân không có cơm ăn, dẫn tới “ăn thịt lẫn nhau”, về điểm này thì người Tây phương không sao lý giải nổi, mấy trăm năm qua không ai phá giải được bài thơ này trong «Các Thế Kỷ» cũng là vì thế. Tuy nhiên đối với người Trung Quốc mà nói, trong nạn đói lớn từ năm 1958 đến năm 1961, “Sản lượng lúa mỳ sẽ tăng lên rất cao” quả đúng là nguyên nhân dẫn tới “Con người ta sẽ ăn thịt lẫn nhau”.
Năm 1958, Mao Trạch Đông đề xuất khẩu hiệu sản lượng lương thực mỗi năm phải tăng lên gấp đôi, sau đó ĐCSTQ tuyên truyền trên toàn quốc những thứ như: “Nhân dân nhiều can đảm, đất đai nhiều nông sản”, “sản lượng nông sản là do sự can đảm của con người quyết định”, “không có tư tưởng vạn cân thì cũng không có thu hoạch vạn cân”, v.v. Sau đó, các công xã nhân dân bắt đầu phóng một đợt “vệ tinh cao sản”, chính như câu thơ tiên tri nói là “Sản lượng lúa mỳ sẽ tăng lên rất cao”: Tháng 6 năm 1958, huyện Quang Hóa tỉnh Hồ Bắc bùng phát một tin tức chấn động toàn quốc: sản lượng lúa mỳ bình quân trong 11 mẫu của đội sản xuất thôn Thôi Doanh, xã Hạnh Phúc II là 3.215 cân, được gọi là “vệ tinh 3.215″ thôn Thôi Doanh. Sản lượng lúa mỳ bình quân thường chỉ trên dưới 700-800 cân, sản lượng 3.215 cân như vậy là gấp 4 lần. Từ đó trở đi, các “vệ tinh” sản lượng nông nghiệp không ngừng được phóng lên: Tháng 7, sản lượng lúa sớm của hợp tác xã nông nghiệp Trường Phong, tỉnh Hồ Bắc lên tới 15.361 cân/mẫu; tới tháng 10, «Thiên Tân nhật báo» viết trong ruộng thí điểm lúa nước tại thôn Tân Lập, khu Đông Giao, thành phố Thiên Tân, sản lượng lúa đạt tới 12 vạn cân/mẫu, lại nói hạt lúa ngoài đồng dày tới mức người có thể ngồi lên được, mời quần chúng tới tham quan; Mao Trạch Đông sau đó đã đích thân tới thị sát.
Trong cuộc vận động hoang đường “đại nhảy vọt” này, các nơi trên toàn quốc đua nhau phóng “vệ tinh nông nghiệp”, báo cáo giả sản lượng lương thực, với sản lượng lên tới cả ngàn cân, vạn cân, v.v. Trên thực tế không ở đâu có lương thực nhiều thế, đều toàn là giả, đến mức không ai dám nói thật nữa. Kết quả chỉ tiêu trưng thu lương thực được đặt ra rất cao, tới mức lấy hết cả khẩu phần lương thực của quần chúng. Quần chúng bị đoạt hết lương thực rồi thì chỉ có thể chết đói, đây chính là nguyên nhân gây ra nạn đói lớn quét sạch toàn quốc.
Tại huyện Thông Vị, tỉnh Cam Túc, năm 1958, sản lượng lương thực thực tế toàn huyện đạt 8.300 vạn cân, báo cáo giả 1.800 triệu cân, trưng thu 3.800 vạn cân (chiếm 45,6% sản lượng thực tế). Khẩu phần lương thực chỉ còn 200 cân/người, khiến một lượng rất lớn người chết vì đói. Có người hồi tưởng lại tình cảnh thời bấy giờ: “Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1959, người chết rất nhiều. Chỉ cần nghĩ lại cũng đủ rớt nước mắt. Cụ già chết đói, phụ nữ chết đói. Đem người nấu ăn, cắt thịt rồi nấu,… điều gì cũng chẳng nghĩ, điều gì cũng chẳng sợ, chỉ muốn ăn, muốn sống. Đem đứa trẻ, đứa trẻ của chính mình ra ăn, cũng có; từ bên ngoài tới thôn giết người để ăn, cũng có. Ăn đứa trẻ của chính mình rồi phù thũng, trúng độc, trông chẳng giống ai. Có người bệnh chết, có người cứu được. Tư tưởng khi ăn đứa bé thật bi thảm, ăn rồi mới hối hận, tự mình hận chính mình. Trong thôn ở không xong, không ai để ý đến nữa, đều bị người ta ghét bỏ.” (theo: «Những sự thật khủng khiếp về nạn đói lớn cuối những năm 1950»).
Chính như bài thơ tiên tri nói, trong nạn đói lớn tại Trung Quốc xuất hiện rất nhiều hiện tượng “người ta sẽ ăn thịt lẫn nhau”: tại huyện Cố Thủy, tỉnh Hà Nam với 90 vạn nhân khẩu, nhà nước ghi lại có 200 vụ ăn thịt người; văn kiện nội bộ đảng ghi lại một công xã nhân dân tại Phượng Dương có tới 613 vụ ăn thịt người. Trên thực tế các vụ ăn thịt người cũng xuất hiện tại Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Hà Bắc, Liêu Ninh, gần như khắp toàn quốc. (theo: «Quỷ đói—Tiết lộ nạn đói lớn thời Mao»).
Nạn đói lớn là do ĐCSTQ cố ý tạo thành
Các Thế Kỷ IV, Khổ 15
Nguyên văn tiếng Pháp:
D’où pensera faire venir famine,
De là viendra le rassasiement :
L’œil de la mer par auare canine,
Pour de l’vn l’autre donra huille froment.Tiếng Anh:
From where they will think to make famine come,
From there will come the surfeit:
The eye of the sea through canine greed
For the one, the others will give oil and wheat.Tiếng Việt:
TAMTHUCTừ nơi mà họ sẽ nghĩ để nạn đói tới,
Từ nơi sẽ có sự ăn uống quá độ:
Con mắt của biển qua sự tham lam của loài chó
Vì hắn, những người khác sẽ nộp dầu và lúa mỳ.
Nguyên trong câu thơ thứ tư bản tiếng Anh dùng từ “other”, ở đây căn cứ nguyên văn tiếng Pháp, chúng ta sửa lại thành “others”.
Bài thơ tiên tri này quả đúng là “nói trúng tim đen”, nó trực tiếp chỉ ra rằng: nạn đói lớn từ năm 1958 đến năm 1961 tại Trung Quốc hoàn toàn là do Mao Trạch Đông và ĐCSTQ cố ý gây ra.
Câu thơ đầu tiên trực tiếp nói: “Từ nơi mà họ sẽ nghĩ để nạn đói tới”. “Nơi” này chính là Trung Quốc, và kẻ “sẽ nghĩ để nạn đói tới” ở đây chính là ĐCSTQ. Từ câu thơ thứ hai, chúng ta có thể phán đoán để nghiệm chứng: “Từ nơi sẽ có sự ăn uống quá độ”. Trên thế giới còn nơi nào khác “có sự ăn uống quá độ” mà gây ra nạn đói? Chỉ có Trung Quốc năm 1958 sau khi xây dựng phổ biến công xã nhân dân, với những “nhà ăn công cộng” tuyên truyền cái gọi là “mở bụng ra ăn cơm”, thì mới có hiện tượng kỳ quái “ăn uống quá độ” trước nạn đói lớn.
Hai câu thơ sau “Con mắt của biển qua sự tham lam của loài chó; Vì hắn, những người khác sẽ nộp dầu và lúa mỳ” tiên tri về nạn đói lớn từ năm 1958 đến năm 1961 khiến hàng chục triệu người chết đói có nguyên nhân hoàn toàn là ĐCSTQ với “sự tham lam của loài chó”; “biển” ở đây chỉ Trung Nam Hải. ĐCSTQ đã cố ý đặt ra mức trưng thu lương thực cao để cướp đoạt khẩu phần lương thực của người dân một cách tàn bạo, gây ra nạn đói lớn. Chính như tác giả Jasper Baker của cuốn sách «Quỷ đói—Tiết lộ nạn đói lớn thời Mao» nói: “Trên thực tế tai họa lớn do con người gây ra này chính là tội ác ngất trời chống lại loài người của ĐCSTQ.”
Để tước đoạt khẩu phần lương thực của bách tính thì phải tìm lý do, nếu không tìm được lý do thì phải ngụy tạo “lý do”; bạo lực và lừa dối vĩnh viễn là thủ đoạn quen dùng của ĐCSTQ tà ác.
Sau khi xem xong ruộng thí điểm lúa nước “12 vạn cân” ở thôn Tân Lập, thành phố Thiên Tân, Mao Trạch Đông vốn xuất thân nông dân chẳng lẽ không biết đây là giả? Theo hồi ức của bác sĩ Lý Chí Tuy: Vào tháng 11 năm 1958, “phong trào đại nhảy vọt đang tưng bừng nhộn nhịp. Ông ta (Mao) đã hoài nghi về sản lượng lương thực, làm gì có chuyện cao như thế. Ông ta thường nói: ‘Tôi vẫn không tin, sản lượng lương thực lên tới vạn cân.’ Đối với lò đất cao dùng để luyện thép, ông ta càng hoài nghi hơn. Ông ta nói: ‘Thép luyện ra từ thứ lò cao này, dùng được ư?’”
Có thể thấy, Mao Trạch Đông biết rõ sự thổi phồng năng suất trong nông nghiệp hoàn toàn chỉ là trò bịp bợm mà thôi. Nhưng điều mà người ta không biết là: tổng đạo diễn trò lừa thế kỷ này chính là Mao Trạch Đông và ĐCSTQ; mục đích trò lừa này chỉ là: tạo giả tượng “đại nhảy vọt” để có lý do cướp đoạt lương thực của nhân dân. Từ một góc độ khác, cái gọi là “phong trào đại nhảy vọt” chỉ là để che đậy giả tướng đằng sau “đại nhảy vọt” trong nông nghiệp.
Hiện tại, đối với “phong trào đại nhảy vọt”, trên thế giới định nghĩa như sau: Từ năm 1958 đến năm 1960, dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, nhà nước Trung Quốc muốn lợi dụng sự dư dật trong lượng xuất khẩu nông sản sang Liên Xô và Đông Âu để đổi lấy công nghiệp hóa mau chóng trong quân sự. Xuất khẩu lương thực của Trung Quốc trong những năm này lên tới đỉnh điểm, trong đó chỉ riêng năm 1959, Trung Quốc xuất khẩu tới 420 vạn tấn lương thực, gấp 2 lần lượng lương thực xuất khẩu trong năm được mùa 1957! Nguyên nhân nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người chết trong mấy năm ấy chính là: Để công nghiệp hóa quân sự, ĐCSTQ đã cướp đoạt khẩu phần lương thực từ nhân dân rồi đem xuất khẩu; cho dù mấy chục triệu người Trung Quốc chết đói thì ĐCSTQ cũng không thèm quan tâm.
Cũng như câu thơ trong «Các Thế Kỷ» nói: “Con mắt của biển (Trung Nam Hải) qua sự tham lam của loài chó”. Đối với hàng trăm hạng mục công nghiệp quân sự hiện có, ĐCSTQ vẫn không hài lòng; họ muốn có bom nguyên tử, thậm chí còn mộng tưởng xưng bá thế giới. Ngày 15 tháng 10 năm 1957, Liên Xô và ĐCSTQ đã ký kết «Hiệp định kỹ thuật quốc phòng mới» tại Moscow: Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc một mô hình bom nguyên tử. Các bộ của Liên Xô tiếp nhận chỉ thị: “Cung cấp cho phía Trung Quốc tất cả những thứ để họ có thể tự chế tạo bom nguyên tử.” Hàng loạt chuyên gia hỏa tiễn đã được điều động tới Trung Quốc. (theo: «Mao Trạch Đông: Những câu chuyện ít biết»)
Chỉ để có bom nguyên tử, ĐCSTQ đã rắp tâm khiến hàng chục triệu người chết đói trong “phong trào đại nhảy vọt”, tất cả đều nằm trong sự “trù tính” của ĐCSTQ. Kế hoạch này của Mao Trạch Đông và ĐCSTQ đúng là “ăn thịt người”, “ăn thịt người” để thỏa mãn “sự tham lam của loài chó”; họ thực sự là dã thú và ma quỷ ăn thịt người.
Chúng ta có thể thấy phảng phất hàng chục triệu oan hồn bị ĐCSTQ cho chết đói đầy khắp núi đồi; họ than khóc từ giữa hư không:
Mao Trạch Đông không phải là người, mà là ma quỷ!!
ĐCSTQ không phải là người, mà là dã thú!!!
Nhân dân thê thảm, ĐCSTQ thâm độc
Các Thế Kỷ VI, Khổ 81
Nguyên văn tiếng Pháp:
Pleurs, cris & plaincts, hurlemens, effrayeurs,
Cœur inhumain, cruel, noir, & transy :
Leman, les Isles, de Gennes les maieurs,
Sang espancher, frofaim, à nul mercy.Tiếng Anh:
Tears, cries and laments, howls, terror,
Heart inhuman, cruel, black and chilly:
Lake of Geneva the Isles, of Genoa the notables,
Blood to pour out, wheat famine to none mercy.Tiếng Việt:
Nước mắt, khóc lóc và thảm thiết, kêu gào, khủng bố,
Trái tim vô nhân tính, tàn nhẫn, đen tối và ớn lạnh:
Các hòn đảo nhỏ trong hồ Geneva, những kẻ có tiếng của Genoa,
Máu tuôn ra, nạn đói lúa mỳ không hề mảy may thương xót.
Bài thơ này có thể nói là một trong những bài thơ thê thảm nhất trong «Các Thế Kỷ»; nó tiên tri rằng trong một “nạn đói lúa mỳ” (wheat famine), nhân dân sẽ gào khóc thảm thiết trước sự tàn nhẫn của dã thú độc ác. “Nạn đói lúa mỳ” này chính là nạn đói lớn gây ra bởi “đại nhảy vọt” tại Trung Quốc, mà trong Các Thế Kỷ II, Khổ 75 miêu tả là “Sản lượng lúa mỳ sẽ tăng lên rất cao; Con người ta sẽ ăn thịt lẫn nhau”. Dã thú độc ác cố ý gây ra nạn đói lớn này chính là ĐCSTQ.
Câu thơ đầu tiên “Nước mắt, khóc lóc và thảm thiết, kêu gào, khủng bố” mới nhìn qua mà đã thấy vô cùng thê thảm, nó miêu tả rất chính xác cảnh ngộ nhân dân Trung Quốc trong những năm nạn đói lớn thời bấy giờ. Còn Mao Trạch Đông và ĐCSTQ với “trái tim vô nhân tính, tàn nhẫn, đen tối và ớn lạnh”, chỉ để phát triển công nghiệp quân sự và chế tạo vũ khí mà rắp tâm khiến hàng chục triệu người chết đói, đã được miêu tả đúng bản tính trong câu thơ này. Trong hội nghị Bát Đại lần thứ 2 mở màn “đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông gọi cái chết là “việc mừng”, ông ta nói: “Sau khi vợ mất, Trang Tử vỗ bồn mà ca là đúng rồi”, “người chết mở ra hội chúc mừng”. Trong hội nghị Bát Giới tháng 12 năm 1958, Mao Trạch Đông nói: “Con người nếu không diệt vong thì đâu có được. Diệt vong có chỗ tốt, có thể làm phân bón”. Đối với tình huống người chết ở nông thôn mà Bành Đức Hoài phản ánh, Mao Trạch Đông nói qua loa: “Nhà giữ trẻ chết mấy em bé, viện dưỡng lão chết mấy ông lão… Nếu như không chết, con người cũng không sống được. Từ thời Khổng Phu Tử tới nay, con người không diệt vong là đâu có được.”
Sau hội nghị Lư Sơn, người duy nhất dám phản đối chính sách trưng thu lương thực cao là Bành Đức Hoài bị đả đảo, một cuộc vận động “phản đối phần tử chủ nghĩa cơ hội cánh hữu” quét sạch toàn quốc. Đối tượng bị đả đảo đa số là những người nông dân ngăn chặn cướp đoạt lương thực cũng như các cán bộ cơ sở mềm lòng. Ngày 19 tháng 8, Mao Trạch Đông đích thân ra lệnh với các bí thư tỉnh ủy: “Marx và Tần Thủy Hoàng kết hợp lại với nhau”, “điều động không được thì phải dùng mệnh lệnh cưỡng bức”. Sau đó, các làng xã trên toàn quốc đâu đâu cũng có “bức lương hội”, nơi đâu cũng trói, đánh, treo người. Câu thơ thứ hai đã dùng chữ “tàn nhẫn” để hình dung.
Để tạo ra lý do “bức lương”, Mao Trạch Đông đã chỉ trích nông dân và cán bộ cơ sở “chia nhau giấu nông sản”. Ông ta nói: “Xuất hiện các nhóm thông đồng chia nhau giấu nông sản, cất kỹ chôn sâu, tuần tra canh gác”, nông dân “ban ngày ăn củ cải, ban đêm ăn cơm gạo.”
Để “bức lương”, huyện Thông Vị, tỉnh Cam Túc đã tổ chức “xã đoàn chỉnh đốn 1 ngàn người”, “đại hội đấu tranh 1 vạn người”, người biên soạn huyện chí là Trương Thượng Chất hồi tưởng lại: “Cái “xã đoàn chỉnh đốn 1 ngàn người”, “đại hội đấu tranh 1 vạn người” này thực sự là phát điên phát rồ, làm xằng làm bậy! Chúng tới nhà dân lục tung cửa nhà, đào tường khoét vách chỉ để tìm lương thực. Chúng hoàn toàn biến thành một bầy dã thú, đem phụ nữ không giao lương thực lột hết quần áo, dùng dây thừng buộc vào âm mao lôi đi diễu phố thị chúng!… Hoặc là bị chỉnh đốn đến chết, hoặc là bị đói chết, chỉ có thể chọn một trong hai. Có người bị trói sống mà chết, bị treo cổ mà chết, hoặc bị đánh đến chết. Rất nhiều người có lương thực mà không dám ăn, có rau dại mà không dám hái, có đường mà không dám chạy, chỉ có thể ngồi đó chết đói. …đây là kỳ quan tự cổ chí kim! Kỳ quan tự cổ chí kim! Chính là tội ác diệt tuyệt nhân tính, đương thời tổ công tác ghi lại có 128 loại!”
Sau đó, hàng chục triệu nông dân đã bị ĐCSTQ cướp hết lương thực rồi chết đói; từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, ở vùng nông thôn Trung Quốc, xác chết khắp đồng. Ở An Huy có một bí thư đảng ủy công xã, bị người ta đưa tới xem xác người chết đói chất như núi, ông ta quay mặt không nhìn núi tử thi mà đọc tụng “trích lời của Mao chủ tịch”: “Con người nếu không chết, trên đời cũng không có! …con người có sinh có tử, cá nhân đó nào bất tử!”
Hai câu thơ sau “Các hòn đảo nhỏ trong hồ Geneva, những kẻ có tiếng của Genoa; Máu tuôn ra, nạn đói lúa mỳ không hề mảy may thương xót” tiên tri rằng giữa nạn đói lớn làm chết mấy chục triệu người trên toàn quốc, ĐCSTQ vẫn y nguyên đàn áp toàn bạo nhân dân. “Các hòn đảo nhỏ trong hồ Geneva” là chỉ “nội hồ” tại các cơ quan trong Trung Nam Hải, “Genoa” là một thành phố ở miền Bắc nước Ý, “những kẻ có tiếng của Genoa” là chỉ lãnh đạo và các cán bộ cao cấp ĐCSTQ; trong nạn đói lớn này, họ vẫn “không hề mảy may thương xót”.
Ngày nay, khi nhìn lại, chúng ta thấy bài thơ này miêu tả rất đúng bán chất của ĐCSTQ: “Trái tim vô nhân tính, tàn nhẫn, đen tối và ớn lạnh”; “Máu tuôn ra”, “không hề mảy may thương xót”.
Nạn đói lớn trong thời kỳ “đại nhảy vọt” là tội ác ngất trời chống lại loài người mà con thú tà ác ĐCSTQ đã phạm phải, là ĐCSTQ rắp tâm mưu sát và tiến hành diệt chủng đối với nhân dân Trung Quốc.
Theo Chanhkien.org
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nostradamus-va-loi-tien-tri-ve-tham-kich-dai-nhay-vot.html