Bước đầu nghiên cứu GS Trịnh Tam Kiệt cho hay, đây không phải là hoa mà là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô. Đồng thời, đây không phải là thực vật, không phải loài nấm chính thức. Nhiều khả năng cho thấy, đây là nấm nhầy với cơ thể là một khối nhầy. Trong chùm ảnh này, tạm thời vẫn tạm sử dụng tên được nhiều người dành cho loài thực vật này là “Hoa Ưu Đàm”.
GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt nâng niu mẫu vật.
Không chỉ bằng cảm quan và kinh nghiệm, GS Trịnh Tam Kiệt đã dùng kính lúp và kính hiển vi để tìm hiểu về “
Hoa Ưu đàm”.
“
Hoa Ưu Đàm” nhìn từ trên cao xuống qua lăng kính của kính lúp có độ phóng đại 40 lần. Sự trong trắng, tinh khiết của “
hoa” nổi bật trên nền giá thể xanh của lá cây Sống đời. “
Hoa” được phát hiện từ 19/5 đến nay vẫn tươi nguyên.
“
Hoa” nhìn tổng thể qua lăng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Ảnh này cho thấy
hoa có hình dáng
như bông
hoa sen chưa nở với chóp nhọn phía trên.
“
Hoa” – hay còn gọi là quả nấm – có đế nâng đỡ khá vững chãi bằng đế có hình loe. Nhìn kỹ, “bông
hoa” có cấu trúc chồng xếp lên nhau.
Đế
hoa trong suốt
như pha lê.
“Thân
hoa” nhìn từ trên cao
như một ống thủy tinh trong suốt được trang trí
như những giọt sương mai còn đọng lại.
Khi soi kỹ, đó không phải là những giọt sương mai mà chính là bào tử. Bào tử là bộ phận sinh sản, khi đủ điều kiện sẽ phát tán ra ngoài môi trường, hình thành nên các “
Hoa Ưu Đàm” mới.
Có hai loại bào tử được phát hiện ra trên “thân
hoa”. Trong hình là cộng bào tử, tức nhiều bào tử gộp lại, tạo nên hình xù xì
như quả dâu. Bào tử này nằm sát vào “thân
hoa”.
Còn đây là bào tử đơn lẻ. Bào tử này nhìn rõ có nhiều đốt, dây nối xoắn lấy “thân
hoa”.
Và phía dưới gốc, các nhà k
hoa học đã phát hiện một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Trong ảnh là một thân cây mới, chưa có
hoa bắt đầu nhủ lên từ thể nhầy. Thân này cũng trong suốt
như pha lê. Chính các yếu tố này đã khiến các nhà k
hoa học cho rằng đây không phải là nấm sợi mà có thể là nấm nhầy. Nấm nhầy với cơ thể là một khối nhầy, khi muốn sinh sản sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử. Cột đưa bào tử lên cao đu trong gió để phát tán. Khi có điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi sẽ phát triển.
Sự có mặt của sinh vật hay người dân thường gọi là “hoa Ưu Đàm” chỉ thị môi trường sinh thái an lành.