Hoa Ưu Đàm Bà La xuất hiện lần đầu tiên ở ngôi chùa trên núi Quan Nhạc, thuộc thành phố Thanh Khê ở Hàn Quốc vào năm 1997. Tuy nhiên không ai biết loài hoa không rễ, không lá, mọc từ không trung này là hoa gì; mãi cho tới năm 2005, khi hoa nở trên mặt tượng Phật trong thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc, hòa thượng Pháp Trường ở thiền viện Tu Di Sơn vốn hiểu biết sâu về Phật học nhận định, đây chính là “Ưu Đàm Bà La hoa” (chữ tiếng Phạn).
Theo kinh «Trường A Hàm» ghi lại thì: Ưu Đàm, là hoa cực phẩm trên tiên giới trong truyền thuyết; bởi vì hoa “thanh bạch không nhiễm tục”, nên được tôn làm hoa của Phật gia. Hoa này 3.000 năm mới nở một lần, hoa có hình chuông, tựa như trăng rằm, nhìn từ xa, thì đóa hoa trắng như tuyết cuộn vào tỏa mùi hương. Có khí lành lượn lờ xung quanh, người xem được hưởng phúc.
Quyển 8 kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» cũng nói: “Ưu Đàm Bà La hoa do điềm lành linh dị sinh ra, đây là thiên hoa, trên thế gian không có. Nếu Như Lai hạ sinh, Kim Luân Vương xuất hiện trên thế gian, thì loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài”. Cũng nói, Chuyển Luân Thánh Vương giống như một vị Phật, mang theo 32 tướng và 7 báu. Ngài là vị Vua lý tưởng, chi phối thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng cách xoay chuyển bánh xe chính Pháp của chính nghĩa.
Kể từ năm 1997, “Ưu Đàm Bà La hoa”, cực phẩm tiên giới 3.000 năm mới nở một lần, đã được phát hiện nở tại Trung Quốc và khắp các nơi trên thế giới. Ở Trung Quốc có không ít hãng thông tấn địa phương đã tiến hành báo cáo:
Ngày 10/8/2007, mạng tin tức Sơn Tây đăng bài “Hoa Ưu Đàm Bà La mọc ở chùa Ngũ Đài Viên Giác”; ngày 27/2/2010, mạng tin tức Trung Quốc báo cáo tình huống liên quan trong bài “Lư Sơn, Giang Tây phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở trong truyền thuyết”; ngày 14/6/2011, mạng tin tức Hoài An, tỉnh Giang Tô đăng bài “Thực hư chuyện hoa Ưu Đàm Bà La nở tại khu Sở Châu, Hoài An”, trong đó nói hoa Ưu Đàm Bà La mà Phật giáo miêu tả 3.000 năm mới gặp một lần đã nở tại ngôi nhà cổ của Ngô Thừa Ân.
Khi các kênh truyền thông trên thế giới đua nhau đưa tin về hoa Ưu Đàm Bà La, nó đã bị lẫn vào một số điều không đúng sự thật. Đầu tiên hoa Ưu Đàm Bà La bị nói là nấm và cỏ rêu, sau lại bị cho là “trứng côn trùng”. Như vậy hoa Ưu Đàm Bà La và trứng côn trùng có khác biệt gì? Chúng ta có thể phân biệt được như sau:
Hoa Ưu Đàm Bà La: Hoa này đường kính khoảng 1 mm, hoa có hình chuông, màu sắc trắng nhạt, cọng hoa mảnh như sợi tơ, ban đêm thấy sắc trắng, tỏa hương rất thơm. Khi nhìn xa hơn, đóa hoa trắng bạch như tuyết, tự mang theo khí lành. Khi sờ vào thấy mềm như tơ, có tính đàn hồi. Đóa hoa sau khi bị ép thì có thể khôi phục dạng ban đầu. Có thể sinh trưởng tại bất cứ nơi nào: thủy tinh, ống thép, văn phòng, tờ giấy, tượng Phật, v.v. Tuy nhiên sự lớn lên của nó không cần dinh dưỡng gì ở địa cầu, hoa có thể nở trong mấy tuần đến mấy tháng liền mà không héo.
Trứng côn trùng: Trứng côn trùng lacewing cần nơi thích hợp để nở, trứng thường màu vàng hay xanh lục, dưới nhiệt độ 25 độ thì cần 4~6 ngày để nở.
TAMTHUCSo sánh các bức hình trên, chúng ta thấy hoa Ưu Đàm Bà La và trứng côn trùng khác nhau một trời một vực, thật giả nhìn một cái là rõ ngay.
2. Tàng tự thạch “Trung Quốc cộng sản đảng vong”
Tháng 6 năm 2002, triển lãm nhiếp ảnh quốc tế tiến hành sưu tầm các ảnh phong cảnh, và kỳ quan địa chất “tàng tự thạch” (đá mang chữ) đã được bí thư thôn Vương Quốc Phú phát hiện khi quét dọn cỏ. Tháng 12 năm 2003, nhận lời mời của huyện ủy và ủy ban huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, viện trưởng Viện Khoa học Địa chất Trung Quốc, viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, nhà địa chất học nổi tiếng Lý Đình Đống, viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, nhà địa chất học nổi tiếng Lưu Bảo, giáo sư Đại học Địa chất Trung Quốc, nhà cổ sinh vật học địa chất nổi tiếng Lý Phượng Lân, v.v. tất cả 10 chuyên gia địa chất cùng 5 diễn viên nổi tiếng, tổ hợp thành “Đoàn khảo sát khoa học danh gia Trung Quốc” gồm 15 người, tới khảo sát kỹ lưỡng kỳ quan địa chất “tàng tự thạch”. Sau đó hơn 20 kênh truyền thông, gồm cả CCTV, đã công bố kết quả khảo sát này.
Các chuyên gia địa chất cho rằng: Khối cự thạch có hoa văn được hình thành dưới tác dụng của địa chất. Tới nay vẫn chưa phát hiện dấu vết gia công hay bàn tay con người, xác suất hình thành gần như là không thể. Theo giám định, đoàn khảo sát kết luận khối cự thạch là do thiên nhiên hình thành.
Sau khi có giám định khảo sát, “tàng tự thạch” ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã trở thành điểm du lịch tại “Công viên Địa chất Quốc gia Bình Đường, Quý Châu”, chính thức mở cửa từ ngày 28/4/2006.
3. “Hoa sen thần” tại trấn Liên Hoa, Tự Cống, Tứ Xuyên
Sau khi được một người đồ tể phát hiện lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 13 tháng 7 năm 2012, sự kiện “hoa sen thần” hiện trên sông Liên Hoa trường hà, thuộc trấn Liên Hoa, thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên đã được các kênh truyền thông bản địa đưa tin và lưu truyền rộng rãi trên mạng. Đặc biệt lúc 5 giờ chiều ngày 19 tháng 7, hoa sen lại một lần nữa xuất hiện, được coi là thần tích trong giới thực vật sau Ưu Đàm Bà La hoa.
Hồi 5 giờ chiều ngày 19 tháng 7, trên sông Liên Hoa ở thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tái hiện cảnh tượng “hoa sen thần”, hoa sen từ đáy nước nổi lên mấy giây, lại diễn hóa thành hình dạng nở rộ. Những người đứng xem không ai không vỗ tay kêu kỳ diệu, nhưng không ai giải thích được hiện tượng này.
Thiên tượng hiện ra để biểu thị cát hung. Ba thần tích lớn khi bước vào thế kỷ 21 mà bài viết đề cập là chưa từng có xưa nay, nhưng cho thấy tượng đại cát, đại tường: Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền tại 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chẳng phải liên hệ đến phổ độ của Chuyển Luân Thánh Vương? “Tàng tự thạch” triển hiện tương lai gần “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, “hoa sen thần” tại trấn Liên Hoa, Tự Cống, Tứ Xuyên đại biểu kỳ quan của Phật gia, báo hiệu Thần tại nhân gian, cũng báo hiệu đại nạn sắp tới rồi! Sống trong thời đại đặc thù này, chứng kiến chân tướng của sự tịnh hóa vũ trụ này, chúng ta đã chuẩn bị tốt hay chưa?