Khi phát ngôn câu nói nổi tiếng này vào năm 1968, nghệ sĩ người Mỹ Andy Warhol hẳn không ngờ hiện thực lại đến quá nhanh và đi quá xa so với những gì ông tiên đoán. Bởi giờ đây, người ta có thể dùng mẫu câu như vậy để nửa đùa nửa thật với nhau: “Trên truyền hình, người ta sẽ nổi tiếng trong vòng 15 giây nói hớ”.
Nếu xem sự nổi tiếng, cùng thang bậc được khảo sát của nó, như một minh chứng cho những giá trị, cũng như là món quà đền đáp xứng đáng cho những người tài năng và quá trình đóng góp của họ thì lần đầu tiên trong lịch sử, người ta đang phải chứng kiến và đối diện với những quyền lực mới làm vô hiệu hoá chức năng của sự nổi tiếng. Giữa thời lên ngôi của báo điện tử, truyền hình thực tế và mạng xã hội, sự nổi tiếng trong làng giải trí đã trở thành một món hàng được làm bằng công nghệ, có thể mua bán, đổi chác, thậm chí tặng nó như một món quà cho những người vô danh.
Nhưng tại sao lại là 15 phút? Con số đó có lẽ chỉ tượng trưng cho tính chất “mì ăn liền” của sự nổi tiếng hôm nay. Sau một đêm thức dậy, người ta bị bủa vây trong lũ lượt thông tin về một cô hoa hậu mới đăng quang đêm qua, của cô gái vừa chiến thắng trong một cuộc thi hát, của một ni cô hồn nhiên nói về niềm tin sẽ là quán quân… Vài phút lướt tin là đủ để người ta phải chấp nhận họ như những người nổi tiếng, cho tới khi họ hết tạo được sự kiện hoặc có người khác thay thế. Do sự nổi tiếng là vội vã và ngắn ngủi nên chúng ta có thể đùa tiếp: “Trong tương lai, người ta sẽ bị lãng quên trong vòng… 15 phút”.
Điều này đồng nghĩa với việc những người nổi tiếng trong làng giải trí hôm nay thường là những thần tượng “bạo phát, bạo tàn” trong vòng xoáy quay cuồng của tụng ca và ném đá, theo sự áp đảo của “like” hay “dislike”. Những cỗ máy của ngành công nghiệp giải trí đang ngày đêm cung cấp những sân khấu giúp người ta đứng giữa trung tâm của đám đông trong nỗ lực trở thành thần tượng bằng bất cứ cách nào. Nói nghe hơi quá, nhưng rõ ràng là những thần tượng mang giá trị giải trí đúng như ý muốn của công chúng đang được “sản xuất và tiêu dùng” mỗi ngày, và sự ồn ào khiến họ mang một khí thế áp đảo trước những thần tượng thầm lặng khác trong lòng chúng ta.
Theo Kiến Minh (SGTT)
Bên cạnh một số bạn trẻ thần tượng một nhân vật nào đó theo “phong Học ở mỗi thần tượng một ít (Nguyễn Kim Phượng, học sinh lớp 12 chuyên toán trường THPT chuyên Thăng Long (Đà Lạt), thủ khoa đại học Y dược TP.HCM) Em Nếu nói thần tượng ảnh hưởng nhiều hay chi phối cách Tôi thần tượng Bill Gates nhưng không bỏ học giống ông! TAMTHUC(Đinh Thị Phương Hảo, học sinh trường trung học phổ thông Thống Nhất A, Đồng Nai) Tôi Có hai loại – để thưởng thức và để noi gương (Lê Tuấn Anh, đại biểu tàu Thanh niên Đông Nam Á 2012 ) Thần Thần tượng đâu xa (Huỳnh Hạo Nguyên, sinh viên năm ba đại học Bách khoa TP.HCM ) Cách Khi còn bé mình Đó phải là người sống lành mạnh (Vũ Ngọc Tiến, trưởng nhóm sinh viên tình nguyện chương trình Mùa hè xanh) Với (Nguyễn Thành Vinh, học sinh khiếm thị trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (TP.HCM) Có Từ nhỏ đến (Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị) |
(vietnamnet.vn)
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/20302-tuong-lai-nguoi-ta-se-noi-tieng-trong-vong-15-phut.html