3/ TỨ TRẤN.
A. Tông long ( Đầu long ) :
Nếu mạch núi từ xa chạy thẳng tới , trải ngang ra rồi kết Huyệt, trông như nhị hoa ngay ngắn thì dùng phép trấn Tông long.
Hoặc trấn ở tai long, mũi long, trán long, bờm long. Tránh trấn tại các điểm đuôi long, sừng long , răng long, mắt long .
B/ Kỵ long ( Bụng long ) :
Thế này mạch núi quay đầu ngoảnh nhìn về đuôi trông như vòng tròn thì nên điểm Huyệt ở chỗ lõm mà đầu Long quay lại.
Lấy đuôi Long làm Án sơn thì gọi là Kỵ long hoặc trấn bụng Long.
Kỵ long thì phải tọa rốn hay vú của Long mà tránh tọa ngang lưng hay sườn Long.
C/ Phán Long ( Gáy Long ) :
Phán Long phải chọn mạch núi chạy ngang về phía trước, không quay đầu nhìn lại mà quay ngang , thì định Huyệt ở chỗ mé hơi nghiêng xuống gọi là Phán long.
Phán long phải tọa ở vai Long, gáy Long , tránh tọa ở lưng Long, cổ Long.
D/ Thừa Long ( Chân Long ).
Thừa Long là mạch núi cao to , nhấp nhô tiến tới rồi đứt hẳn ( không còn mạch ) . Thừa Long điểm Huyệt ở dưới chân núi hay đồng ruộng gọi la2cha6n Long. Thừa Long phải tọa ở cổ tay , mắt cá chân . Tránh tọa ở khuỷu chân.
2. LONG PHÁP.
3/ TẦM LONG.
Phép tầm Long : Khi tầm Long , đầu tiên phải tìm tổ tông, cha mẹ của Long để thẩm định Khí mạch .Một thế Long khi khởi từ Tổ sơn thành Long có khi đi gần , có khi đi xa. Khi gần có khi chỉ vài dặm, khi xa có thể hàng ngàn dặm mới tới đất kết. Long đi phải có nước đi cùng . Khi đến đất kết ( kết Huyệt ) , nước sẽ tụ tại Minh đường ( nước tụ lại trước mặt Huyệt ).
A. Long có 3 cách đi ( hành Long ) :
- Thuận Long : Long đi xuôi theo dòng nước chảy và kết Huyệt xuôi theo dòng nước..
-Nghịch Long : Long đi từ Tổ sơn xuôi theo dòng nước bỗng quay ngược lại nhìn Tổ sơn mà kết Huyệt. Trường hợp này còn gọi là " Hồi long cố Tổ ".
- Hoành Long : Long từ Tổ sơn đi xuôi theo dòng nước rồi bỗng quay ngang với chiều nước chảy và kết Huyệt.
B. CỬU THẾ.
1/ Sinh long : Chỉ mạch núi nhấp nhô , cao, đẹp lên xuống uyển chuyển , vận hành một cách sinh động . Có thể mạch núi liền nhau hoặc thành từng qủa núi một chạy liên tiếp như một chuỗi ngọc.
2/ Phi Long : Mạch núi sinh động , khoáng đạt, hình thế như chim Phượng hoàng xải cánh ôm lấy Huyệt.
3/ Giáng Long : Mạch núi ở nơi xuất phát cao đẹp , càng đi càng thấp dần , giống như con Rồng từ trên trời đáp xuống dưới biển.
Phú viết : " Thế nhược giáng Long,
Thủy nhiễu vân tòng,
Tước lộc tam công ".
4/ Ngọa Long : Mạch núi oai vệ, sừng sững, dáng dấp vững vàng, chân núi hơi thu lại như con hổ dừng chân . Ngọa Long có Sinh khí lâu bền là cát Long. Vì vậy khi kết Huyệt thì cũng được gọi là " Đại cát Huyệt " , nhưng phát hơi chậm.
5/ Đằng Long : Mạch núi ở nơi xuất phát tương đối thấp, dần dần nhô cao với các đỉnh núi đẹp, thân núi dày, rộng . Đằng Long thường kết huyệt trên đỉnh núi gọi là " Thiên Huyệt " - Huyệt này sinh ra con cháu là những nhân vật huyền thoại.
6/ Ẩn Long : Mạch núi từ xa đến , mạch lạc không rõ ràng , tung tích lờ mờ như có như không. Ẩn Long tưởng như bị tiết thoái Khí nhưng thực ra khí rất vượng . Đến khi kết Huyệt thường nhìn thấy một gò đất như hình bàn tay để ngửa ( xung quanh cao, giữa hơi lòm ) . Định Huyệt nơi có 2 dòng nước tụ - Đây là đại cát Huyệt .
7/ Hồi Long cố tổ : Thế mạch này núi uốn lượn trở lại , đầu đuôi nhìn nhau tựa như một con Rồng uốn mình quay lại . Hồi Long là đệ nhất Long kết Huyệt , an táng sẽ đại cát.
8/ Phi Long xuất dương : Mạch núi sinh động khoáng đạt từ chỗ đất bằng tự nhiên cao vút lên , siêu quần xuất chúng , một mình đẹp đẽ uốn lượn như mãnh thú ra khỏi rừng . Phi Long xuất dương thì Sinh thế ào ạt , cực vượng . Mạch núi này kết phát tạo ra những anh hùng kiệt xuất .
9/ Lĩnh Long quần thủ : Mạch núi ở giữa được các ngọn núi xung quanh tiền hô hậu ủng, tả hữ triều viên. Đỉnh núi cao to hùng vĩ nhưng trông lại thanh tú , thường kết huyệt ở lưng chừng núi . Lĩnh Long quần thủ , giống như con Rồng thủ lĩnh giữa bầy Rồng . Vì vậy Lĩnh Long quần thủ là đại cát Long . An táng vào đó được phát Đế Vương . Đặc biệt xung quanh chính Huyệt còn có vài chục Huyệt bàng kết phát.
Xin theo dõi tiếp bài 32 - dienbatn .