Dần Thân Tỵ Hợi đều là chở khởi Trường Sinh, nên còn được gọi là Tứ Sinh,
Tý Ngọ Mão Dậu đều là nơi Đế Vượng nên còn được gọi là Tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là nơi Mộ nên còn được gọi là Tứ Mộ.
Theo 4 mùa, thì mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu của mùa thì gọi là Mạnh, giữa mùa thì gọi là Trọng, cuối mùa thì gọi là Quý. Mùa xuân bắt đầu tiết Lập Xuân tháng giêng Kiến Dần, qua Dần Mão Thìn 3 tháng thì tới mùa Hạ, tháng Tỵ Ngọ Mùi, lại tới mùa Thu tháng Thân Dậu Tuất, và mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu.
Như vậy:
Xuân: Dần, Mão, Thìn
Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
Thu: Thân, Dậu, Tuất
Đông: Hợi, Tý, Sửu
Vì vậy cho nên
Dần Thân Tỵ Hợi còn được gọi là Tứ Mạnh
Tý Ngọ Mão Dậu còn được gọi là Tứ Trọng
Thìn Tuất Sửu Mùi còn được gọi là Tứ Quý.
5. Tiết Khí .
Khi tính xem Can Chi ngày thuộc Thượng Trung Hạ Nguyên của Tiết Khí thì chỉ lấy Phù Đầu mà tính, không phải lấy Tuần Đầu. Dĩ nhiên có rất nhiều Tuần Đầu của Can Chi củng chính là Phù Đầu, trường hợp này chính là 5 ngày đầu của một tuần Giáp (tại chưa tới Kỷ, nên Tuần Đầu Giáp củng chính là Phù Đầu). 5 ngày sau của tuần Giáp thì có can Kỷ là Phù Đầu.
Ta biết trái đất xoay quanh mặt trời, 1 vòng 360 độ là 1 năm. Đem 360 / 24 = 15 độ.
Cho nên mỗi tiết khí là 15 kinh độ mặt trời (Sun Longitude)
Tiết khí căn cứ vào kinh độ của mặt trời cho nên các điểm móc này không thay đổi, tức là tiết Lập Xuân thì lúc nào củng là 315 kinh độ mặt trời.
Tiết khí âm lịch bắt đầu từ tiết Đông Chí.
Dưới đây là bản liệt kê tiết khí, kinh độ mặt trời, và các ngày Dương Lịch mà tiết khí thường bắt đầu.
Đông Chí (Winter Solstice), 270 độ, 22 Tháng 12 DL
Tiểu Hàn, 285 độ, 6 Tháng 1 DL
Đại Hàn, 300 độ, 10 Tháng 1 DL
Lập Xuân, 315 độ, 4 Tháng 2 DL
Vũ Thũy, 330 độ, 19 Tháng 2 DL
Kinh Chập 345 độ, 6 Tháng 3 DL
Xuân Phân (Spring Equinox), 0 độ, 21 Tháng 3
Thanh Minh, 15 độ, 5 Tháng 4 DL
Cốc Vũ, 30 độ, 20 Tháng 4 DL
Lập Hạ, 45 độ, 6 Tháng 5 DL
Tiểu Mãn, 60 độ, 21 Tháng 5 DL
Mang Chủng, 75 độ, 6 Tháng 6 DL
Hạ Chí (Summer Solstice), 90 độ, 21 Tháng 6 DL
Tiểu Thử, 105 độ, 7 Tháng 7 DL
Đại Thử, 120 độ, 23 Tháng 7 DL
Lập Thu, 135 độ, 8 Tháng 8 DL
Xử Thử, 150 độ, 23 Tháng 8 DL
Bạch Lộ, 165 độ, 8 Tháng 9 DL
Thu Phân (Autum Equinox), 180 độ, 23 Tháng 9 DL
Hàn Lộ, 195 độ, 8 Tháng 10 DL
Sương Giáng, 210 độ, 24 Tháng 10 DL
Lập Đông, 225 độ, 8 Tháng 11 DL
Tiểu Tuyết, 240 độ, 22 Tháng 11 DL
Đại Tuyết, 255 độ, 7 Tháng 12 DL
Tại sao điểm Xuân Phân lại cho là 0 độ?
Điểm Xuân Phân chính là điểm giao nhau của vòng Hoàng Đạo và Xích Đạo.
Thật ra 24 Tiết Khí, bao gồm 12 Tiết và 12 Khí (còn gọi là Trung Khí, tức khí giữa hai tiết).
Lấy Lập Xuân là mốc của Tiết, ta thấy rằng các kinh độ mặt trời có đuôi 5 đều là Tiết và các kinh độ có đuôi 0 đều là Khí hay Trung Khí.
Vì vậy ta sẽ thấy các sách cổ liệt kê như sau:
Tháng 1 kiến Dần, tiết Lập Xuân, khí Vũ Thủy
Tháng 2 kiến Mão, tiết Kinh Chập, khí Xuân Phân
Tháng 3 kiến Thìn, tiết Thanh Minh, khí Cốc Vũ
Tháng 4 kiến Tỵ, tiết Lập Hạ, khí Tiểu Mãn
Tháng 5 kiến Ngọ, tiết Mang Chủng, khí Hạ Chí
Tháng 6 kiến Mùi, tiết Tiểu Thử, khí Đại Thử
Tháng 7 kiến Thân, tiết Lập Thu, khí Xử Thử
Tháng 8 kiến Dậu, tiết Bạch Lộ, khí Thu Phân
Tháng 9 kiến Tuất, tiết Hàn Lộ, khí Sương Giáng
Tháng 10 kiến Hợi, tiết Lập Đông, khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 kiến Tý, tiết Đại Tuyết, khí Đông Chí
Tháng 12 kiến Sửu, tiết Tiểu Hàn, khí Đại Hàn.
Kiến còn gọi là Nguyệt Kiến, cổ nhân ngấm sao trên trời, chia bầu trời thành 12 thứ (Chi), thấy rằng đuôi sao bắc đẩu thất tinh tuần tự chỉ vào các chi, mỗi tháng một chi, khởi đầu tháng giêng chỉ vào cung Dần, và tuần tự qua 12 cung trong 12 tháng (dĩ nhiên cái Kiến này theo thời gian củng sẻ thay đổi ).
6. Nguyệt Tướng.
Nguyệt Tướng là nói đến sự vận hành của mặt trời tuần tự qua 12 cung.
Nguyệt Kiến thì di chuyển thuận qua 12 cung địa chi, nhưng mặt trời thì đi nghịch qua 12 cung như sau:
Khí Vũ Thủy đến khí Xuân Phân, Nguyệt Tướng tại Hợi
Khí Xuân Phân đến khí Cốc Vũ, Nguyệt Tướng tại Tuất
Khí Cốc Vũ đến khí Tiểu Mãn, Nguyệt Tướng tại Dậu
Khí Tiểu Mãn đến khí Hạ Chí, Nguyệt Tướng tại Thân
Khí Hạ Chí đến khí Đại Thử, Nguyệt Tướng tại Mùi
Khí Đại Thử đến khí Xử Thử, Nguyệt Tướng tại Ngọ
Khí Xử Thử đến khí Thu Phân, Nguyệt Tướng tại Tỵ
Khí Thu Phân đến khí Sương Giáng, Nguyệt Tướng tại Thìn
Khí Sương Giáng đến khí Tiểu Tuyết, Nguyệt Tướng tại Mão
Khí Tiểu Tuyết đến khí Đông Chí, Nguyệt Tướng tại Dần
Khí Đông Chí đến khí Đại Hàn, Nguyệt Tướng tại Sửu
Khí Đại Hàn đến khí Vũ Thủy, Nguyệt Tướng tại Tý.
Thuyết Nhị Hợp cũng chính là căn cứ vào Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng, tức khi Nguyệt Tướng tại Tý thì Nguyệt Kiến tại Sửu, cho nên ta có 6 cặp Nhị hợp như sau:
Tý - Sửu
Dần - Hợi
Mão - Tuất
Thìn - Dậu
Tỵ - Thân
Ngọ - Mùi.