Con người ngày nay được biết chỉ sử dụng được 10% năng lực của não bộ, nếu bạn đã xem qua bộ phim khoa học viễn tưởng Lucy do cô nàng Scarlett Johansson thủ vai chính, Lucy gặp tai nạn và bỗng khai thác được đến 90% khả năng não bộ còn lại. Điều này cho phép thực hiện một loạt hành động siêu phàm như nhìn xuyên đồ vật, đọc được ý nghĩ người khác, di chuyển với tốc độ không tưởng và có thể điều khiển được mọi thứ trong tầm không gian của mình.
Nói thêm về năng lực của não bộ, một khám phá “nhỏ” mới đây cho biết, một người bình thường cũng có thể thực hiện những việc hết sức siêu thường như đọc trôi chảy hàng trăm nghìn số lẻ của sau chuỗi 3,14 (số Pi) nhờ… luyện tập.
Nguồn gốc của số Pi vẫn còn là một bí ẩn, theo các tài liệu cổ thì người đầu tiên đưa ra con số này là một người Trung Quốc tên Tổ Xung Chi (năm 429 – 500). Ông đã tìm ra giá trị xấp xỉ số Pi là 355/113 bằng cách tách dãy số 113355 thành hai phần.
Vao thời cổ đại, người ta không có ký hiệu hay hệ thống lý luận lô-gíc vốn được dùng rộng rãi trong toán học hiện đại, chưa kể thuyết về số xấp xỉ (numeric approximation theory). Các nhà lịch sử toán học ngày nay không hình dung được làm cách nào mà Tổ Xung Chi đã tính toán ra con số Pi vào thời đó.
Nhớ hơn cả trăm nghìn số lẻ của Pi
Kỷ lục được công bố rộng rãi năm 2006, đến từ một người Nhật là Akira Haraguchi. Ông đã lập thành tích tại hội trường Nhà hát lớn thành phố Kisarazu. Ông bắt đầu đọc những chữ số 3,14159… đầu tiên, cứ 2 tiếng một lần, ông lại nghỉ lấy sức chừng 10 phút. Liên tục như vậy cho đến 1 giờ 30 phút sáng hôm sau và “chạm” tới chữ số thập phân thứ… 100.000.
Tổng cộng, màn trình diễn trí nhớ siêu việt có một không hai của ông Akira Haraguchi diễn ra trong hơn 16 giờ đồng hồ. Suốt thời gian đó, “diễn viên chính” không hề chợp mắt, ngay cả hội đồng thẩm định thành tích cũng thức trắng đêm.
TAMTHUCAi cũng có thể thực hiện được thông qua luyện tập.
Khoa học cho rằng ai cũng có thể đạt được khả năng nhớ được hàng trăm nghìn con số lẻ của Pi thông qua luyện tập trí óc. Phương pháp được dùng có tên là Loci, hay còn gọi là “căn phòng La Mã”.
Đây là một phương pháp cổ xưa và hiệu quả dùng để ghi nhớ những thông tin mà cấu trúc của chúng không quan trọng. Ví dụ, nó có thể làm nền tảng cho những hệ thống ghi nhớ mạnh mẽ được sử dụng để học ngoại ngữ.
Làm thế nào để sử dụng phương pháp?
Để sử dụng phuơng pháp Căn phòng La Mã, hãy tưởng tượng ra một căn phòng mà bạn biết, chẳng hạn như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng hay lớp học. Bên trong căn phòng là những đồ vật. Lúc nhớ lại thông tin, bạn chỉ cần dùng suy nghĩ đi một vòng quanh căn phòng, hình dung ra những vật đã biết và những hình ảnh gắn liền với chúng.
Nhưng làm thế nào để đạt đến khả năng như siêu nhân?
Trở lại với năng lực của não bộ con người, dẫu cho bạn có thành thục sử dụng phương pháp Loci để nhớ được nhiều hơn dãy số lẻ của Pi, bạn vẫn chỉ đang làm việc trên 10% năng lực não bộ mà thôi. Hay nói cách khác, nó vẫn chưa là gì nếu muốn đánh thức… 90% năng lực còn lại.
Hơn nữa, qua các trường hợp xác lập kỷ lục, những kỳ tài này thường cho biết họ không cần phải cố gắng nhớ, các số tự tuông chảy ra như suối mà họ chỉ cần đọc nó ra. Hẳn đây phải là một trình độ cao hơn của trí óc, mà khoa học vẫn chưa với tới.
Bruce Phan – Theo Livescience
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/ngay-quoc-te-so-pi-ai-cung-co-kha-nang-nho-hang-tram-nghin-so-le.html