Đôi khi các kết quả nghiên cứu cho ra âm tính, điều này trái ngược hoàn toàn với mong muốn của các chuyên gia khi thực hiện nghiên cứu này. Nếu nó ‘xảy ra’ thì tốt, công trình sẽ được công bố rầm rộ, còn nếu không thì chẳng ai màng lên tiếng.
Đều này gây ra một vấn đề, các công trình nghiên cứu sau đó có thể sẽ tốn công lặp lại quá trình nghiên cứu, theo cách thức tương tự mà không hề hay biết, hay được đối chiếu với kết quả đã thất bại trước đó.
Bình duyệt hay còn gọi là ‘peer review’, được miêu tả nôm nả là đưa công trình lên để các đồng nghiệp cùng ngành thẩm định lại, quy trình này lâu nay vẫn được xem là thước đo chuẩn mực trong các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, một số liệu thống kê mới đây cho thấy phương pháp này tồn tại lỗ hổng lớn, vì nó khó phát hiện ra những sai sót quan trọng.
Các nhận xét đánh giá thường sơ xài và khó phát hiện lỗi ở các vùng ‘phân tích dữ liệu và kết quả mâu thuẫn’, vì người nhận xét không có được bối cảnh cũng như quá trình thực hành công trình nghiên cứu, nên xảy ra sai sót cũng là dễ hiểu.
Chất lượng bình duyệt ngày một kém đi ở tất cả các công trình, những chuyên viên trẻ thường hăng hái và tích cực đưa ra ý kiến hơn, trong khi các đồng nghiệp lớn tuổi với bề dày kinh nghiệm thường thờ ơ và ít màng đến các sai sót trong hồ sơ được trình lên.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao các ‘đồng nghiệp’ lại ngày càng không mấy mặn mà trong việc trợ giúp hoàn thiện các công trình. Một số người cho rằng, môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh và những ngăn trở khác đã khiến họ không có thời gian toàn tâm vào những hạng mục này.
Nếu công trình của bạn trình lên bị bác bỏ và không được công bố trên báo chí? Hãy tìm đến với đơn vị cạnh tranh cùng lĩnh vực, họ sẽ giúp bạn hoàn tất công trình này và đạt được ‘win-win’ – ‘đôi bên cùng có lợi’.
TAMTHUCCác tạp chí hàng đầu thường phải nhận nhiều hồ sơ và công trình cùng lúc, mà ai cũng muốn công trình của mình được công bố, trong khi việc thẩm định thường mất thời gian và khó tránh khỏi sai sót, hơn nữa số lượng hồ sơ nhiều nên việc lọc ra bớt là điều không thể tránh khỏi. Biết đâu, trong các hồ sơ bị lọc ra lại có thể là công trình ý nghĩa với tầm vóc đột phá.
Áp lực về thời gian, kinh phí và những yếu khác đè nặng lên các đội ngũ nghiên cứu, đòi hỏi họ phải sớm đưa ra được kết quả ‘tốt đẹp’, nên không tránh khỏi một số trường hợp kết quả nghiên cứu bị làm giả để đối phó hoặc ‘chạy đua thành tích’.
Những hành vi trên khó có thể bị phát hiện, nếu không tra xét kỹ các con số dữ liệu, không công bố các kết quả có liên quan trước đó, đột ngột thay đổi mẫu thiết kế, phương pháp, kết quả để làm hài lòng nhà tài trợ. Rất khó để ngăn chặn hiện tượng này một khi áp lực bên ngoài vẫn tồn tại.
Trong đào tạo, các khoa học gia được dạy rằng kinh nghiệm phải được truyền tải một cách đầy đủ để những người đi sau có thể ‘thừa hưởng’ và đem lại khả năng thực hiện công trình một cách đầy đủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 mới đây cho thấy, ở nhiều công trình nghiên cứu quan trọng chỉ có khoảng 50% tài liệu và số liệu là được lưu lại, đều này gây nhiều khó khăn cho những đội ngũ muốn nghiên cứu sau đó.
Một cuộc khảo sát gần đây còn cho thấy, tỉ lệ chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các công trình cùng hạng mục ngày càng suy giảm, do ai cũng muốn ‘giấu nghề’ và còn “giấu” những thứ khác nữa.
Nhiều công trình khoa học đã được thực hiện chỉ với mục đích ‘chém gió’, hoặc sản phẩm từ những đầu óc ‘cuồng’ khoa học. Điển hình trường hợp Alan Sokal, năm 1994, người này đã cho công bố một công trình với diễn giải ‘trường lượng tử có liên quan đến tâm lý’, và có các tuyên bố như ‘lực hấp dẫn lượng tử có tác động quan trọng đến chính trị’, đưa ra các thuật ngữ khó hiểu, như ‘sự khó hiểu sẽ thay thế các bằng chứng và sự logic’.
Alan Sokal đã đánh trúng tâm lý và ‘bệnh’ của giới khoa học, những gì nghe có vẻ cao siêu sẽ kích thích tò mò, quan tâm. Một trường hợp điển hình khác trong năm 2014, tập tài liệu 120 trang được xem là ‘công trình khám phá quan trọng’ đã bị gở bỏ xuống khỏi Tạp chí Springer, khi người ta phát hiện ra công trình này được tạo ra từ một mớ lộn xộn do chương trình có tên SCIgen mà MIT đã phát triển vào năm 2005 trước đó.
Một trò đùa khác là công trình nghiên cứu phương pháp ‘chống lại căn bệnh ung thư từ địa y’, do John Bohannon khởi xướng. Công trình đã được đến 157 tờ báo chấp nhận công bố, trong khi có 98 nơi từ chối. Điều đáng cười là, người có trình độ trung học phổ thông cũng có thể phát hiện ra ngay những điểm vô lý của phương pháp. Việc này cho thấy nhiều hãng báo chí chỉ chú tâm đến vấn đề lợi nhuận xuất bản hơn là tính chính xác của nghiên cứu.
Khoa học yêu cầu sự khách quan, nhưng thực chất con người rất khó không chế tâm lý của bản thân trong các nghiên cứu. Và đây là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Nhiều người chạy theo các kết quả tích cực, và chỉ mong chờ có được kết quả khả quan mới dám đem ra công bố.
Một yếu tố khác ngăn trở là những công trình nghiên cứu tương tự ít có cơ hội được đăng thông cáo, nhiều tạp chí sẽ không chịu xuất bản những kết quả trùng lặp, đều này gây ngăn trở các cá nhân, tổ chức thực hiện các công trình đã được nghiên cứu qua, để khám phá ra những tiềm năng, khả năng mới mang lại.
Ngày nay giới khoa học vẫn đang tiến hành các thí nghiệm y khoa và vấn đề khác trên động vật để tìm ra giải pháp ứng dụng lên cơ thể người. Người ta tìm một số loài như heo, chuột để làm thí nghiệm, với ý nghĩ cho rằng đây là các loài có cơ chế sinh học gần với người nhất.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng giới khoa học thực tế đã bỏ qua yếu tố tinh thần có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Yếu tố ‘tinh thần’ giữa người và động vật có sự khác biệt rất lớn, nên cũng không có gì lạ khi kết quả nghiên cứu trên động vật thành công nhưng lại hoàn toàn phá sản khi đưa sang người.
Bruce Phan, theo Listverse
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhung-ly-do-khien-khoa-hoc-ngay-cang-giam-do-tin-cay.html