Blog Tâm Thức
Nghiên cứu sáo cổ cho thấy người vượn Neanderthal biết chơi nhạc
Thursday, 09/04/2015 19:47 pm

Blog Tâm Thức

Sáo Divje Babe được phát hiện trong một hang động ở Slovenia vào năm 1995, từ lâu đã được xem như một nhạc cụ cổ xưa nhất được tìm thấy. Hiện vật này là một mảnh xương đùi của gấu được đục lỗ với khoảng cách đồng đều và lỗ hổng được tạo rất hoàn hảo, có niên đại khoảng 60.000 – 43.000 năm.

xương động vật, sáo Divje Babe, người vượn cổ, Neanderthal, Bài chọn lọc,

Sáo Divije Babe được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia của Slovenia ở Ljubljana.

Độ tuổi của cây sáo này cho thấy người Neanderthal đã có nghề làm sáo thủ công trước khi xuất hiện giống người hiện đại trong khu vực. Đối với một số nhà khoa học, kết luận này là quá sức chịu đựng. Trong khi, một nghiên cứu mới khẳng định những tạo tác cổ đại này không gì hơn ngoài một cái xương đã bị linh cẩu cắn.

Địa điểm khảo cổ phát hiện sáo Divje Babe là một hang động dài 230m trên sông Idrijca, gần Cerkno. Các nhà nghiên cứu làm việc tại địa điểm này đã phát hiện hơn 600 hiện vật được chia làm 10 cấp độ, trong đó có 20 lò sưởi là bằng chứng về nơi cư trú của người Neanderthal cách đây khoảng 55.000 năm. Họ cũng tìm thấy những mảnh xương của nhiều loài gấu trong hang động.

xương động vật, sáo Divje Babe, người vượn cổ, Neanderthal, Bài chọn lọc,

Cây sáo của người Neanderthal được khai quật tại hang động Divje Babe I.

Năm 2008, một phát hiện mới đã được công bố, đó là một cây sáo làm từ xương trong hang động Hohle Fels gần Ulm ở Đức có niên đại 43.000 năm. Sáo 5 lỗ có ống ngậm hình chữ V và được làm từ xương cánh kềnh kềnh.

Đây là một trong nhiều hiện vật tương tự được tìm thấy ở khu vực này, những cái khác có niên đại 35.000 năm trước và được làm từ ngà voi Ma Mút.

Việc làm sáo khổng lồ từ ngà voi sẽ là một thử thách đặc biệt. Chỉ với các công cụ bằng đá, người làm sáo phải tách từng phần ngà voi cong cùng với các thớ tự nhiên của nó. Hai nửa sau đó sẽ được làm rỗng, chạm khắc và gắn khít vào nhau cho kín hơi.

TAMTHUC
xương động vật, sáo Divje Babe, người vượn cổ, Neanderthal, Bài chọn lọc,

Các nhà khoa học nói rằng cây sáo xương này được tìm thấy trong các hang động Hohle Fels có niên đại khoảng 43.000 năm. Những vết tròn này được cho là vết cắn của linh cẩu?

Các hang động ở miền Nam nước Đức chứa những bằng chứng đầu tiên của sự xuất hiện loài người hiện thời, và với việc công bố phát hiện này các nhà khoa học cho rằng: “Phát hiện đã chứng minh sự hiện diện của nhạc cụ truyền thống trong một thời gian dài trước khi chủng người hiện đại chiếm châu Âu làm thuộc địa“.

Đối với những người có chuyên môn, một cây sáo do con người thời kỳ đầu làm là điều dễ chấp nhận hơn so với việc nó là sản phẩm của người Neanderthal. Vì đây là một giống người từ lâu được xem là thấp kém hơn giống người hiện thời, và nó giống thú vật hơn là con người. Quan điểm này hiện nay đã bị bác bỏ.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một ít các nhà khoa học không chấp nhận khả năng rằng người Neanderthal biết chơi nhạc và tuyên bố rằng, các lỗ được khắc hoàn hảo và gọn gàng thực tế chỉ là dấu răng do một con vật cắn. Điều này khó được chấp nhận khi xem video thể hiện phần âm nhạc được thổi bởi cây sáo đã được sửa lại này:

Loading the player...

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Khoa học mở của Hội Hoàng gia London, Tiến sĩ Cajus Diedrich từ Viện khoa học Địa chất độc lập Paleo-Logic xem xét rất nhiều nhạc cụ được cho là của người Neanderthal. Tiến sĩ Diedrich cho biết, kết quả phân tích xương cho thấy những lỗ này là dấu răng và hình dạng này có được là do cấu trúc của xương không bị phá vỡ khi động vật ngoạm vào.

Báo Mail Online nói: “Nghiên cứu này cho thấy các nhà sử học đã bị những vật giả mạo này lừa, và trên thực tế, tất cả các ‘nhạc cụ’ của người Neanderthal chỉ đơn giản là đồ chơi để các con vật dùng gặm nhấm“.

Tiến sĩ Diedrich viết: “Linh cẩu để lại những dấu răng lặp đi lặp lại trên khúc xương cho thấy việc cố tình nghiền nát, để lại những vết nứt trên xương“.

Linh cẩu tạo ra các lỗ thủng hình bầu dục trên xương đùi của con thú chỉ bằng cách nghiến các răng tiền hàm trên và dưới“.

Tiến sĩ Diedrich đã bác bỏ tất cả các nghiên cứu được tiến hành trên sáo bằng xương từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà khoa học đồng ý rằng, sáo Divje Babe là một nhạc khí đích thực cho thấy người Neanderthal đã sớm chuyển từ giai đoạn thú vật tàn bạo chưa giống người thành chủng người tinh tế hơn.

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nghien-cuu-sao-co-cho-thay-nguoi-vuon-neanderthal-biet-choi-nhac.html