Blog Tâm Thức
CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO. BÀI 5.
Thursday, 16/04/2015 10:00 am

Blog Tâm Thức

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.


Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên  dienbatn đăng tiếp loạt bài  CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
3. Các vị thần khác .
1/ Nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn - Là vợ của Vishnu .Tên gọi khác: Mahalakshmi, Padma, Kamala … 
Lakshmi (Sanskrit: लक्ष्मी lakṣmī, phát âm tiếng Hindi: [ˈləkʃmi]) là một nữ thần Ấn Độ giáo, tượng trung cho sự giàu có, thịnh vượng (cả về vật chất lẫn tinh thần), vận may và sắc đẹp. Nàng chính là vợ thần Vishnu. Còn được gọi là Mahalakshmi, nữ thần được mọi người tin rằng sẽ mang đến may mắn và đưa những người sùng đạo thoát khỏi cảnh cơ cực và những nỗi phiền muộn về tiền bạc. Những hình tượng tương đồng của Lakshmi cũng được tìm thấy trong các di tích đạo Jaina. Nữ thần Lakshmi là vợ của Vishnu, vị thần của sự bảo vệ và gìn giữ. Cùng với nhau, đây được xem là cặp đôi phúc thần trong thần thoại Hindu, luôn mang đến những điều tốt lành cho mọi người.
Trong thần thoại Hindu, câu chuyện về nữ thần Lakshmi luôn mang nhiều màu sắc tươi đẹp nhất. Khi nàng sinh ra từ một đóa sen hồng trên đại dương vũ trụ, nàng lập tức được mọi người nâng đỡ, đeo trang sức vào người, và thờ phụng cho đến ngày nay. Lakshmi xinh đẹp được miêu tả trên các tranh vẽ luôn nở nụ cười mỉm chi tươi tắn, có nước da bánh mật, ngồi trên một tòa sen nở bung, hai tay cầm sen thể hiện sắc đẹp, sự tinh sạch và sự sung túc.
“Đồng nghiệp” của Lakshmi là thần trở ngại Ganesha. Khi nàng gieo tiền bạc, sự giàu có cho ai đó thì thần Ganesha luôn chắn lối, ám chỉ sự khó khăn trong chuyện kiếm tiền. Nhưng khi Lakshmi bảo Ganesha dọn dẹp lối đi, tức nghĩa nàng muốn người đó nhận được sự may mắn về tiền bạc. Lakshimi luôn mặc những bộ váy sari đỏ thêu chỉ vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Nàng đem lại sự may mắn tốt lành cho những người thờ phụng, cũng như bảo vệ họ khỏi những nỗi đau khổ vật chất, tiền bạc.
Lakshmi cũng giống như “ông táo” ở nước ta, được mọi gia đình người Hindu thờ phụng hằng ngày. Tuy nhiên, tháng lễ chính Lakshmi Puja của nàng diễn ra vào tháng mười hằng năm.
Thần Lakshmi, còn được gọi là Mahalashmi (Thần này là vợ của thần Vishnu).
Hằng năm cứ vào tháng 10, tháng 11 trong năm là người dân Ấn Độ lại tổ chức ngày lễ kỷ niệm để nhớ tới nữ thần Lakshmi – nữ thần sắc đẹp của Ấn Độ.
Lakshmi là nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, người là hiện thân cho sự phong phú, thịnh vượng, giàu có và hạnh phúc. Hầu hết người dân Ấn độ đều thờ nữ thần, ai ai trên đất Ấn độ cũng đều biết tới nữ thần.
Theo truyền thuyết để lại, nữ thần Lakshmi được sinh ra và lớn lên trên một một đóa hoa sen từ biển sữa. Hình ảnh xuất hiện của nữ thần thường là ngồi hoặc đứng trên chiếc ngai đài sen vàng của mình, hai tay mang theo hai bông sen với những lời chúc phúc, ban phước lành, tình yêu cho những người cầu nguyện, kèm theo đó còn có đồng tiền vàng tượng trưng cho sự giàu sang phú quý ban tới cho người dân.
Lakshmi hướng cho con người bước ra từ trong bóng tối, mang lại cho họ niềm tin và hy vọng, chỉ cần bạn cầu nguyện, Lakshmi có thể nghe thấy lời cầu nguyện của bạn ở bất cứ nơi đâu. Bạn có thể cảm nhận được rằng bạn có thể sẵn sàng làm được bất cứ việc gì nhờ có sự phù hộ của nữ thần Lakshmi.
Lakshmi là một nữ thần có sức mạnh đặc biệt, cô mang tới cảm giác may mắn trong cả những khoảnh khắc đen tối nhất, cô được coi như vũ trụ kết nối sức mạnh, truyền cho con người lòng dũng cảm, hy vọng và sức mạnh. Bạn đời của Lakshmi cũng là một vị Thiên chúa, là người bạn thân nhất của mình – một vị thần đầy sức mạnh, lòng dũng cảm, và trí thông minh.
Buổi lễ tưởng nhớ tới nữ thần Lakshmi có tên là Deepvali của người dân Ấn, đây là buổi lễ đặc biệt vì nó là ngày đại diện cho sự ngọt ngào, hạnh phúc, phồn vinh và thịnh vượng của những con người thờ nữ thần Lakshmi.
Vào đêm trước của buổi lễ, người dân ở đây thường đốt pháo hoa, pháo sáng để xua đuổi vị thần tối Alakshmi – là chị gái của Lakshmi. Sau đó những người phụ nữ xếp những chiếc đèn nhỏ vào gần cửa sổ nhà mình để cho nữ thần lakshmi đi vào và mang may mắn đến cho nhà mình.
Vào chính buổi lễ, mọi người thường mang bánh kẹo, đồ ngọt tới chùa hay cúng tại nhà của họ để Lakshmi ban cho họ nhiều may mắn, tài lộc hơn. Sau đó bánh kẹo được phát cho những trẻ em cơ nhỡ, mồ côi, và đặc biệt là những tín đồ nghèo. Mọi người thường cầu nguyện những điều tốt lành nhất cho mình và người thân trước khi ăn bánh kẹo cùng với người bạn đời của mình.
Và ngày nay để tưởng nhớ tới vị thần sắc đẹp Lakshmi, người dân Ấn độ đã tự tay tạo ra những bông hồng mạ vàng 24k, là tượng trưng cho tình yêu, sắc đẹp và sự trường tồn mãi mãi của Lakshmi.
Bông hồng vàng là sản phẩm thủ công của các nghệ nhân người Ấn, được lựa chọn từ những bông hồng thật đẹp nhất, phủ một lớp hóa chất bên ngoài, sau đó là tới lớp vàng 24k khiến cho bông hoa có tồn tãi mãi theo thời gian.
Hoa hồng là tượng trưng cho sức mạnh của tình yêu.
Màu vàng của hoa tượng trưng cho sự giàu có, sung túc mà nữ thần mang lại cho người sở hữu bông hoa hồng Lakshmi.
Sở hữu một bông hồng vàng Lakshmi giống như mang lại cho bạn tất cả: tình yêu và tiền bạc, sự may mắn, lòng dũng cảm,... trong cuộc đời của mình. ( http://doca.com.vn/ ).
Đại lễ hội/Tết Dipawali-Tihar dành riêng để cúng lễ Nữ thần Thịnh Vượng-May Mắn-Sắc Đẹp Lakshmi. Diwali đánh dấu cuối mùa thu hoạch của một năm ở hầu hết các nơi trên lãnh thổ Ấn Độ. Người nông dân bày tỏ lòng biết ơn đến các thần linh về những gì người ta thu hoạch được trong năm và cầu mong cho mùa màng bội thu vào năm tới. Nữ thần Lakshmi tượng trưng cho sự may mắn, giàu có thịnh vượng được tôn trí nghiêm trang trong lễ hội này. Ai cũng mong sự hộ trì của nữ thần này sẽ đem lại nhiều vận may cho năm tới.Ngày nay, trong lễ hội Diwali, bên cạnh thờ cúng thần Lakshmi, người ta cũng thờ cúng thần Ganesha (thần đầu voi) tượng trưng cho trí tuệ và giàu sang để thể hiện mong ước có được một cuộc sống viên mãn hơn. Lễ hội Diwali, với người theo đạo Hindu, là lễ hội lớn nhất trong năm. Người theo đạo Jain và đạo Sikh cũng tổ chức lễ hội này với ý nghĩa riêng của tôn giáo họ. Các lễ hội ở Ấn Độ đều gắn liền với các truyển thuyết và lễ hội Diwali cũng không là ngoại lệ. Ngày nay, tín đồ các tôn giáo Hindu, Jain và Sikh trên khắp toàn cầu coi đây là “lễ hội ánh sáng” với ý nghĩa đốt ánh sáng trí tuệ và thiện lành để xua tan bóng tối ngu muội và xấu ác nơi mỗi con người chúng ta.
Lễ hội Diwali có nguồn gốc từ việc kết thúc vụ mùa thu hoạch trong năm. Lễ hội này đánh dấu thời điểm khép lại một năm trước khi bước vào mùa đông. Nông dân không ra đồng, người buôn bán không mở cửa tiệm trong suốt thời gian lễ hội diễn ra và sau lễ là bắt đầu một năm với mùa vụ mới và khởi điểm một năm cho công việc kinh doanh. Thần may mắn và hộ trì về tài lộc theo đạo Hindu là nữ thần Lakshmi được thờ kính trong ngày này như là biểu hiện của sự biết ơn chư vị thần linh. Vào ngày lễ chính, tượng nữ thần Lakshmi được tôn trí nơi thờ phượng và mọi người cầu nguyện vị thần này hộ trì cho họ được mọi điều hanh thông trong năm tới.
Có lẽ có nhiều bạn đã từng đến phi trường Suvarnabhumi tại Bangkok, Thái Lan. Ở sảnh lớn của phi trường ấy, các bạn thấy một cụm tượng rất đẹp miêu tả 2 nhóm người dùng thân mình một con rắn khổng lồ xoay một cái trục có con rùa lớn làm trụ để khuấy đảo biển cả. Cụm tượng này tên là Samudra manthan theo Sanskrit, nghĩa là The Churning of the Milk Ocean (Sự tích Khuấy Động Biển Sữa), diễn lại một chuyện trong thần thoại Ấn Độ (tích này thường được mô tả tại các đền thờ Hindu mà hoành tráng nhất là ở Angkor Wat, Cambodia). Và đấy cũng chính là sự tích xuất hiện của Nữ thần Lakshmi. 
Samudra manthan ở phi trường Suvarnabhumi tại Bangkok.
Ngày xửa ngày xưa, Indra (Hán Việt là Đế Thích, Vua của các thần linh theo thần thoại Ấn Độ), một hôm cưỡi voi đi dạo. Khi đi ngang qua một khu rừng, một vị ẩn sĩ đứng bên đường dâng tặng Indra một mala (vòng hoa). Theo phong tục Ấn, đấy là một hành động tôn kính vì vòng hoa tượng trưng cho Shri (Sanskrit nghĩa là May mắn, Fortune). Indra hoan hỷ nhận lễ vật ấy và đặt lên vòi con voi mà mình đang cưỡi. Nhưng xui xẻo thay, vòng hoa làm từ hoa rừng ấy lại có mùi rất hắc. Con voi liền vứt vòng hoa xuống đất và lấy chân giẫm nát. Một hành động cực kỳ xúc phạm và báng bổ.
  Vị ẩn sĩ liền hiện nguyên hình là một vị thần tên là Durvasa Muni. Ông ta nguyền rủa Indra và toàn bộ các vị thần (Devas) sẽ bị mất hết sự bất tử, quyền phép,  báu vật và sự may mắn giống như các yêu tinh (Asuras).
  Hay tin ấy, các Asura liến kéo đến thách thức các vị thần đã mất hết quyền phép và của cải nhằm chiếm lấy thiên giới.
   Lo lắng vì có thể mất hết tất cả, các Deva liền tìm đến sự tư vấn của Vishnu, Thần Bảo Hộ-một trong ba vị thần tối cao của Hindu. Vishnu tiết lộ thông tin rằng trong lòng Biển Sữa ( Samudra theo Sanskrit, dịch tiếng Anh là Milk Ocean, có lẽ là Vịnh Bengal ngày nay) có chứa rất nhiều báu vật kể cả một bình chứa Amrita (Nectar of Immortality-Nước/Mật Trường Sinh Bất Tử). Vishnu cố vấn cho các thần thách thức các Asura ra Biển Sữa thi thố tài năng. Các Devas và Asuras dùng Vua Rắn Vasuki (trong hình dạng một con rắn khổng lồ có 7 hoặc 9 đầu) quấn quanh cái trục và kéo về hai phía (như cách người xưa khuấy bơ từ sữa). Do được sự cố vấn của Vishnu, các Deva giành phần đuôi rắn, còn phần đầu với chín chiếc đầu phun nọc độc của vua rắn Vasuki thì “nhường” cho các Asura. Cả hai nhóm kéo-đẩy thân mình khổng lồ của Vasuki khuấy động Biển Sữa như người ta đánh bơ.
 Ngọn núi Mandara dùng làm trục từ từ chìm xuống dưới mực nước. Để giúp cho các Deva khôi phục quyền lực, Vishnu liền hóa thân thành Kurma (thần rùa) cõng ngọn núi Mandara trên lưng dội lên khỏi mặt nước để các Deva tiếp tục công việc.
  Sau cả ngàn năm bị khuấy đảo đến tận đáy, Biển Sữa ngầu bọt và các vật chứa trong lòng nó từ từ nổi lên.
  Đầu tiên là Halahala, chất kịch độc thiêu rụi bất kỳ thứ gì nó chạm đến (có lẽ là nọc độc của Vasuki phun ra suốt quá trình khuấy Biển Sữa). Cái cục khổng lồ Halahal đó cứ nhằm các Deva mà đuổi theo làm họ bỏ chạy tán loạn. May nhờ Shiva, Thần Bảo hộ-Tái sinh và Hủy diệt xuất hiện và nuốt trộng cục Halahala nên cứu thế giới khỏi họa hủy diệt. (sự tích này dẫn đến lễ hội Shivaratri xin trình bày vào dịp khác).
  Kế đến, từ trong đám bọt trắng, một hoa sen tuyệt đẹp nổi lên, nở ra, hiển lộ một nữ thần mặc toàn đỏ bên trong. Đó chính là Lakshmi, nữ thần Thịnh Vượng và May Mắn. Vishnu liền trút bỏ hóa thân “rùa Kurma”, xuất hiện trở lại là một vị thần tối cao và “handsome”, hoan hỷ nâng bàn tay Lakshmi đưa về cung của mình làm vợ. 
  Các vị Deva, sau khi Shiva nuốt Halahala, vội vàng quay trở lại để đón lấy các Ratna (Sanskrit: báu vật) đang từ nổi lên từ đáy Biển Sữa.
·         Apsara: tiên nữ. Ô… các Deva chia nhau mỗi người một tiên.
·         Sura: nữ thần Rượu được các Asura chiếm lấy.
·         Kamadhuk: Bò cái Thần của các ước nguyện. Lakshmi ngự trên lưng bò cái thần này mà về với Vishnu (tục thờ bò của Hindu phát xuất từ đây).
·         Airavata: Voi trắng thần. Indra bắt lấy thay cho con voi ngu xuẩn lúc trước.
·         Ngựa 7 đầu Uchhaishravas bị Demon bắt.
·         Vishnu còn chớp được viên ngọc quý báu nhất thế gian là Kaustubha, cái ốc tù và Shankha.
·         Cây hoa thần Parijat với những  bông hoa không bao giờ héo được các Deva mang về cung trời của Indra.
·         Shiva được dâng tặng mặt trăng Chandra đặt lên trán Ngài để sức lạnh mặt trăng làm dịu đi cơn nóng cháy của chất độc Halahala.

  Cuối cùng, cái bình Amrita chứa nước trường sinh huyền thoại nổi lên. Deva và Asura đánh nhau dữ dội để giành cái bình Amrita quý giá. Chim Thần Garuda, vật cưỡi của Vishnu quắp lấy cái bình Amrita bay lên cao bể bảo vệ nó khỏi bị vỡ do vũ khí của hai bên.
   Rahu, một quỷ vương có cánh đã bay theo Garuda và giành được Amrita. Rahu đáp xuống một đỉnh núi hí hửng nhìn ngắm bình Amrita trước khi mở nắp để thưởng thức.  Bỗng nhiên xuất hiện trước mặt Rahu một tiên nữ vô cùng khiêu gợi tên là Mohini (chính là Vishnu biến hình). Mohini nhảy múa mừng cho Rahu đã giành được giải nhất của cuộc thi giữa Deva và Asura. Khi Rahu mê mẩn với những vũ điệu của mình, thừa cơ Mohini-Vishnu chớp lấy cái bình Amrita tung cho các Deva đang chờ ở chân núi.
 Không chút chậm trễ, các Deva chia nhau đến giọt cuối cùng của Amrita và bất tử trở lại. ( http://phunepal.blogspot.com/ ).
Lakshmi năm trong tay 8 hình thái của sự giàu sang, thịnh vượng, tất cả đều rất cần thiết cho sự cân bằng của cuộc sống.
Adi Lakshmi (Sự thịnh vượng nói chung)
Dhanya Lakshmi (Thức ăn, lúa gạo)
Dhairya Lakshmi (Sự can đảm và sức mạnh)
Gaja Lakshmi (Bảo hộ con người khỏi quỷ dữ)
Santhana Lakshmi (Bảo hộ cho gia đình và trẻ con)
Vijaya Lakshmi (Chiến thắng và thành công)
Vidhya Lakshmi (Trí tuệ và sự hiểu biết)
Dhana Lakshmi (Tiền bạc)
Trong hình tượng Lakshmi, là một trong hai tư thế ngồi hoặc đứng trên hoa sen, và thường cũng mang hoa sen trong một hoặc hai tay. Hoa sen mang ý nghĩa tượng trưng trong Ấn Độ giáo và truyền thống khác của Ấn Độ. Nó tượng trưng cho thực tế, ý thức và công việc . Hoa sen là một bông hoa nở trong nước sạch hay bẩn, cũng tượng trưng cho sự tinh khiết và vẻ đẹp bất kể hoàn cảnh tốt hay xấu mà nó phát triển. Đó là một lời nhắc nhở rằng điều tốt và sự thịnh vượng có thể nở và không bị ảnh hưởng bởi ác của một người xung quanh. Phía sau hoặc hai bên, Lakshmi đôi khi được hiển thị với một hoặc hai con voi, và đôi khi với một con cú. Voi tượng trưng cho công việc, hoạt động và sức mạnh, cũng như nước, mưa và khả năng sinh sản cho sự thịnh vượng dồi dào.  Những con cú, gọi là Pechaka ở các vùng phía đông của Ấn Độ, có nghĩa bệnh nhân phấn đấu để quan sát, xem và khám phá kiến thức đặc biệt là khi bao quanh bởi bóng tối . Owl, một con chim mà trở nên mù trong ánh sáng ban ngày, cũng là một lời nhắc nhở biểu tượng để tránh thiển cận và tham lam sau đã  giàu có .
Tượng Lakshmi tại đền Shravanabelagola , Karnataka.
Một số hình ảnh của Thần Lakshmi.



MAHALAKHSMI MANTRAS
Đây là những thần chú Ấn Độ giáo mạnh mẽ cho sự thịnh vượng và giàu có. Những thần chú khi được tụng lên sẽ phát ra mộttần số duy nhất và thu hút các tần số mang theo các phước lành của Mahalakhsmi.
1/ Đây là câu chú tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp, có tính cách phổ thông:
Om Shrim Mahalakshmiyei Swaha
Om mahalakshmeya namaha
Đây là thần chú đọc để giành thắng lợi của Mahalakhsmi, và sống một cuộc sống hòa bình, thịnh vượng và giàu có.
ॐ ऐं महालक्ष्म्यै नम:ll
Om aim mahalaxmyee nam: ll
2/ Đây là thần chú ashtakshari của Mahalakhsmi. Ashtakshari có nghĩa là bao gồm 8 chữ cái. Mantra này được đọc 108 lần mỗi ngày. Việc làm này mang lại sự an tâm, và loại bỏ tất cả những trở ngại và nỗi buồn trên đường đời của bạn. Đây là một thần chú để thực hiện những mong muốn, có thể đọc thuộc lòng các thần chú nhiều lần như một lời chúc. 
ॐ श्रीं ह्रीं श्रीं कमले कमलालयै मह्यम् प्रसीद प्रसीद स्वाहा ll
Om shreem hreem shreem kamle  kamlalayee maham prasid prasid swaha ll
ॐ श्रीं नम:ll
Om shreem nam:ll
ॐ श्री लक्ष्मि देव्यै नम:ll
Om shri laxmidevyee nam:ll
3/ Chú này mang lại lợi ích phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần:
Om Shreem Kleum Om Dhanad Dhan Dehimaam l
Om Dhandaya Namastubhyam Nidhipadmadhipayach l
Bhavantu Tvatprasadanme Dhandhanyadi Sampad:ll
ॐ श्रीं क्लूं ॐ धनद धनं देहिमाम l
ॐ धनदाय नमस्तुभ्यं निधिपद्माधिपायच
: भवन्तु त्वत्प्रसादान्मे धनधान्यादि संपद:ll
4/Đây là một câu thần chú mạnh mẽ mà nếu đọc 108 lần được cho là thực hiện tất cả những ham muốn sâu thẳm nhất của bạn.
Om  Dhim , Shreem , Hreem , Kleem ll
ॐ धी,श्रीं,ह्रीं,क्लीं ll
5/Đây là một lời khấn đến nữ thần Lakhsmi để đạt được sự giàu có và thịnh vượng và hoàn thành tất cả các nhu cầu vật chấttrong cuộc sống.
Ya Sa Padmasanastha vipula kateethatee padma pathrayathakshi l
Gambheeraavarthanabhi sthanbharanamitha shubra vasthrothareeya ll
Lakshmeer divyair gajendarair mani gana khachithaisnapitha hemakumbhair l
Nithyam saa padmahastha mama vasathu gruhe sarva mangalya yuktha ll
Nghĩa: tạm dịch-NP.
Hãy luôn luôn ngự trong nhà tôi hỡi Lakhsmi
Người có tất cả mọi thứ tốt đẹp
Người ngồi trên tòa sen, người có cái hông rất rộng, [biểu tượng cho sự thịnh vượng-NP]
Người có đôi mắt giống với lá sen,
Người có một cái rốn tương tự như xoáy sâu,
Người có khuôn ngực phì nhiêu
Người mặc trang phục sạch đẹp, người đang được xức dầu
Bởi voi thánh đeo trang sức nạm đầy châu báu
Và là người dùng những chậu đầy ắp vàng và rải chúng khắp nơi như những cánh hoa
लक्ष्मी वंदना
या सा पद्मासनास्था विपुलकटितटि पद्मपत्रायताक्षी।
गम्भीरावर्तनाभि स्तनभरनमिता शुभ्रवस्त्रोत्तरीया॥
या लक्ष्मी दिव्यरुपै: मणिगणखचितै: स्नापिता हेम कुम्भै:।
सा नित्यं पद्महस्ता मम वसतु गृहे सर्वमांगल्ययुक्ता॥
6/Thần chú Lakhsmi của Mật tông Hindu.
Đây là một bí pháp của Mật tông Hindu được coi là mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra sự giàu có và các lợi ích vật chất trongcuộc sống. Bí pháp này được thực hành vào đêm Diwali (lễ Đèn-tết India). 
Vào nửa đêm Diwali người cầu nguyện ngồi lên một Kambli đen (chăn/thảm đen dùng cho cầu nguyện ở India).
Giữ một tượng hay một bức ảnh của Laxmi trên tấm chăn đen.
Thắp sáng 10 Diyas [đèn bằng đất nung dùng Ghee - bơ hoặc dầu ăn, bấc bằng bông] xung quanh. Trì tụng thần chú này liên tục càng nhiều càng tốt. Sau đó tụng liên tục trong 10 ngày kế tiếp.
Thần chú này cực kỳ hiệu quả cho tất cả mọi người, nhất là các doanh nhân vì nó ảnh hưởng đến sự rung động các tần số tích cực, hữu ích trong việc tạo ra sự giàu có.
Om namo bhagwati padma padmaavati
Om hreem shreem aim purvaya dakshinaya
Paschimaya uttaraya aaj purav
Sarvajan swayam kuru kuru swaha ll
 ॐ नमो भगवती पद्म पद्मावती
  ॐ ह्रीं श्रीं ऐं पूर्वाय दक्षिणाय 
पश्चिमाय उत्तराय आज पूरव
सर्वजन स्वयं कुरु कुरु स्वाहा ll
7/Thần chú cho các vấn đề về tài chính:
Đây là một câu thần chú để đạt được các tiến bộ vòng trong mọi lĩnh vực, nó loại bỏ những trở ngại bạn đang phải đối mặt vàlàm trơn nhẵn con đường phía trước, và thần chú này phải được đọc 108 lần bất cứ khi nào bạn đang phải đối mặt với khó khăn.
Om hreem shreem shreem shreem shreem shreem shreem shreem Laxmi man gruhe dhan pure chinta dure dure swaha ll
ॐ ह्रीं श्रीं श्रीं श्रीं श्रीं श्रीं श्रीं श्रीं लक्ष्मी मम गृहे धन पुरे चिंता दूरे दूरे स्वाहा ll
8/Thần chú chiêu tập tiền về:
Đây là một câu thần chú mạnh mẽ để có được rất nhiều tiền. Trước tiên bạn nhón một nhúm bụi trên đường. Giữ nhúm bụitrong tay của bạn và trì tụng thần chú này. Sau đó, bạn ném nhúm này bụi trên một con số ghi chú tiền tệ hoặc một đống tiềnxu. Người ta nói rằng việc này sẽ làm cho rất nhiều tiền đến với bạn.
Om namo Hanmant kir hua hulasa chalre paisa rukha birkha tera bas sabki drushti baandhi de mohi mera mukh jove sabko yavad karta vaadi rovaibhari sabha me mohimbi govai ll
पैसे मिलने का मंत्र
ॐ नमो हनमंत किर हुवा हुलासा चलरे पैसा रुखा बिरखा तेरा बास सबकी दृष्टी बांधी दे मोही  मेरा  मुख जोवै सबको  यवादकरंता वादी रौवैभरी सभामे मोहिंबी गोवै ll
9/Thần chú cho kinh doanh:
Đây là câu thần chú mạnh mẽ cho sự thành công trong bất kỳ loại hình kinh doanh. Thần chú này phải được đọc chỉ một lần sau khi bạn mở cánh cửa của văn phòng hoặc cửa hàng của bạn vào buổi sáng, trước khi cho bất kỳ khách hàng nào bước vào.Điều này sẽ làm tăng trưởng doanh nghiệp của bạn.
Shri shukle mahashukle kamal dal Mahalaxmyae namo nam laxmibai satya ki savai avo mai karo bhalai na karo to saat samudra ki duhai kruddhi siddhi khavogi to naunath chowraci ki duhai ll
व्यापार के लिए मंत्र
श्री शुक्ले महाशुक्ले कमल दल महालक्ष्म्यै नमो नम: लक्ष्मीबाई सत्य की सवाई आवो माई करो भलाई ना करो तो  सात समुद्रकी दुहाई ऋद्धी सिद्धि खावोगी तो नौनाथ चौरासी की दुहाई ll
10/Thần chú cho sức khỏe và kiến thức:
Với người India, sự giàu có bao gồm cả sức khỏe và kiến thức. Nếu không có sức khỏe không ai có thể tận hưởng sự giàu có vàkhông có kiến thức người ta không thể biết làm thế nào để sử dụng sự giàu có.
Thần chú này phải được đọc vài lần một ngày. Số lần trì tụng là không quan trọng, nhưng phải trì tụng thần chú này với đức tin và lòng sùng kính.
Ayudehi dhan dehi vidhya dehi Maheshwari l
Samastmakhila dehi may  Parmeshwari ll
मंत्र
आयुदेंहि धन देहि विद्यां देहि महेश्वरि ll
समस्तमखिलां देहि देहि मे परमेश्वरि ll
( http://phunepal.blogspot.com/ ).



dienbatn giới thiệu. Xin theo dõi tiếp bài 6.
Xem chi tiết…