Blog Tâm Thức
Câu chuyện có thật về luân hồi: Tôn Trung Sơn trong đời này là người như thế nào?
Friday, 24/07/2015 19:45 pm

Blog Tâm Thức

Đời người luân hồi như vòng xoáy, ân ân oán oán chẳng bao giờ dứt. Câu chuyện xúc động và xót xa dưới đây được một kí giả kể lại, nó liên quan đến sự luân hồi chuyển thế của vĩ nhân thời cận đại là Tôn Trung Sơn.

Trương Tứ Mục, Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc, Thần tích, Pháp Luân Đại Pháp, Bài chọn lọc,

Đã bao giờ bạn nghe thấy chuyện có người chỉ vừa mới biết bò đã có thể viết chữ thành thạo không?

Nghe có vẻ khó tin nhưng đây lại là câu chuyện có thật, cũng bởi tính chân thật của nó mà chỉ cần bước đến vùng đất ấy, nhắc đến cái tên ấy thì không ai không biết.

Nam Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, sản sinh ra những hào kiệt lưu danh muôn thuở như Võ hầu Gia Cát Lượng, thần y Trương Trọng Cảnh. Trong thời đại khủng bố đỏ, dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng đã xuất ra một nhân vật khiến chính quyền đương thời phải né sợ, bởi nó phủ nhận hoàn toàn thuyết Vô thần mà Đảng ra sức tuyên truyền.

Nhân vật này, nguyên là nhân vật chính, kiếp trước tiếng tăm lừng lẫy ở Nam Dương, quốc phụ của Trung Hoa Dân Quốc, đời này là một kỳ nhân có thể biết trước mọi việc, nhưng thân lại bị hãm trong tật nguyền câm điếc, họ tên là Trương Tứ Mục.

Khoảng mười mấy năm về trước, vị kí giả vì có việc từ núi Võ Đang đến Đông Bắc, đi qua Hán Thủy, Lão Hà Khẩu, chợt nhớ đến Long Trung ở gần đó, thế nên đã hoãn lại một ngày thăm viếng nơi ẩn cư của tiền hiền Võ hầu Gia Cát Lượng. Nhân đó lại vào Nam Dương, thị trấn quan trọng ở biên giới Tây Nam, Hà Nam, chiêm ngưỡng nơi ngụ của Thần y Trương Trọng Cảnh. Đang lúc cảm khái đạo đức và phong thái của các thần y thời cổ, chợt nhớ đến trước khi đi một vị tiền bối học Đạo đã bấm đốt ngón tay cho ông, bảo rằng hãy thay ông đến thăm một người quen cũ hiện đang mắc nạn, tên là Trương Tứ Mục, thế nên vị kí giả liền theo địa chỉ ông nói hướng đến thị trấn tìm hỏi người chưa bao giờ biết đến này.

Sau khi ngồi xe hơi đến thị trấn, trong lúc nghỉ ngơi ở nhà ga, kí giả bèn hỏi một ông lão bán trứng gà trà về Trương Tứ Mục ở thôn Vương Điếm, trong lòng không nghĩ đến vị Trương Tứ Mục này lại nổi danh đến thế; ông lão thao thao bất tuyệt về hàng tá chuyện kỳ dị về Trương Tứ Mục.

  1. Học vấn không thầy cũng tự thông tỏ

Trương Tứ Mục khi còn bé, đến hơn 2 tuổi mới biết bò, trước đó cha mẹ cả ngày sầu khổ, khi con biết bò mới có chút vui mừng. Có một ngày, người kế toán bên đại đội đang chờ người đến nhà nói chuyện, tiểu Tứ Mục giãy giụa khỏi người cha, lúc đó đang ngồi chồm hổm trên mặt đất, nhặt một miếng ngói bên cạnh, bò đến đến trước cửa viết chữ “môn (cửa)”, bò đến cái chậu ghi chữ “cang (chậu)”, bò đến cái cây viết chữ “thụ (cây)”, trái một nét, phải một hình, trái phải thuần thục hai bên, thật là không có thầy mà tự thông tỏ. Những người khách trong sân đang tán chuyện, nhìn thấy sự việc thì mắt trợn, mồm há hốc, cha mẹ Trương Tứ Mục không biết chữ vội hỏi chuyện gì đang xảy ra?

Nhà ông xuất hiện kỳ nhân rồi!”, người khách sau một hồi mới lấy lại được bình tĩnh, không ngớt lời bảo đây là chuyện kì lạ, “Đích thị là cha Tứ Mục, ông chắc hẳn là người biết tôn kính Thần Phật từ lâu rồi”.

Nghe xong, trong lòng cha Tứ Mục có chút vui rạo rực, “Gì mà tôn kính Thần Phật, … chỉ là gần đây hay thấy Tứ Mục lúc bò xuống đất hay dùng miếng vôi vẽ bừa lên một số thứ giống như chữ trên báo chí, chẳng lẽ lại thật sự là chữ ư?”

“Chữ còn có giả sao?”, kế toán đại đội vỗ ngực đùng đùng bảo, “Tôi nửa đời viết chữ, xem nét viết này, so với một học sinh trung học trông ra còn có lực hơn. Thật là kỳ diệu, đi, đi báo cho làng xóm thân thích biết, năm đó lão gia Gia Cát Lượng làng ta còn vùi đầu đọc sách vài chục năm, lần này nhà ông Trương làng ta xuất sinh một bậc học giả từ trong bụng mẹ rồi!”

Một truyền mười, mười truyền trăm, tin tức mau chóng lan truyền khắp xóm làng. Từ mấy tuổi đầu, nhà Trương Tứ Mục mỗi năm đều phải tiếp đón từng lượt từng lượt người đến thăm hỏi với mục đích khác nhau. Đại bộ phận đến là vì hiếu kì, cũng là để xem trường hợp kỳ lạ hiếm thấy này. Rất nhiều phóng viên cũng đến phỏng vấn, năng lực siêu thường của Trương Tứ Mục đều được chọn đăng trên báo chí. Trước mắt, đối với hiện tượng kì lạ này đều không cách nào giải thích được…

Đến lúc 4, 5 tuổi, Trương Tứ Mục mới đến tuổi học đi, nhưng lúc này mẹ Tứ Mục và người trong làng mới phát hiện, “quý nhân ngữ trì” Trương Tứ Mục này không những không biết nói, mà còn không nghe được tiếng sấm, tiếng pháo! Cậu bé hoàn toàn bị câm và điếc.

Nông thôn nghèo, không có tiền đi học, cậu bé Tứ Mục lại còn bị câm, đương nhiên càng không nói đến chuyện đi học được. Vậy cậu làm thế nào để nhận biết được nhiều chữ như vậy? Lại làm thế nào mà biết được hàm nghĩa của những chữ đó?

Có một lần, một nhóm phóng viên do quan chức đảng chỉ thị đến phỏng vấn, Trương Tứ Mục từ sớm đã chờ đón ở nơi đó, trong lòng có vẻ cao hứng, tiện tay cầm phấn viết xuống mặt đất hai chữ “đồng nhân”, đằng sau lại viết 4 dấu chấm, ý là hỏi em trai Tứ Phúc đi cùng ai. Tứ Phúc bảo những người này dùng ngón tay vẽ lên không trung tên của mình. Quả nhiên, khi Trương Tứ Mục chỉ cần nhìn thấy chữ họ vẽ, trong nháy mắt liền rất nhanh viết ra tên họ của những người đó.

Chữ viết của Trương Tứ Mục cực kỳ ngay hàng thẳng lối, cân đối, từng nét từng nét, cẩn thận tỉ mỉ, so với chữ người thường thì đẹp hơn nhiều. Bất kể là nét vẽ xấu vô cùng, cậu chỉ cần liếc mắt qua là có thể vẽ theo. Khả năng nhận ra chữ trong không trung của Trương Tứ Mục nhanh chóng truyền đi, mọi người khắp nơi đều biết.

Mặt khác, về phương diện số học, thiên văn, ngoại ngữ, sự tinh thông của cậu quả thực là ngoài dự đoán của mọi người. Từng có một người hỏi một chữ tiếng Anh “read” (đọc), Trương Tứ Mục lập tức bảo anh ta, từ này xuất hiện trong sách Anh ngữ cấp hai và thương vụ trang 177, 231, 145, 198, 216. Điều này không thể không khiến người ta thán phục và lấy làm kỳ lạ!

  1. Thân mang thuật dự toán thần kỳ

Trương Tứ Mục là con trai trưởng của nhà họ Trương, lại là người biết chữ, tuy rằng tàn tật nhưng cha mẹ và người trong làng khác đều coi trọng cậu, không ít người còn thường đến thỉnh giáo Tứ Mục về năm tháng nhuận (tính theo nông lịch của người Hoa). Bởi vì Tứ Mục có thể tính ra chính xác năm tháng nhuận trong vòng 100 năm và nhuận tại mấy tháng.

Thế nhưng, Trương Tứ Mục giúp người ta việc tốt, nhưng chuyện không tốt cũng có, hậu quả là bị cha gọi đến giận dữ đánh cho mấy trận. Đương nhiên, mỗi một lần bị đánh, đều là do thuật dự toán làm người ta kinh ngạc. Một lần, Tứ Mục bỗng nhiên vào làng viết xuống mặt đất mấy chữ “xxx ngày mấy tháng mấy chết”. Ngày đó người kia quả nhiên chết thật, rồi chẳng biết người nào đó mách rằng do Tứ Mục nguyền rủa mà chết, vì thế cha của cậu nổi trận lôi đình đánh cho cậu một trận.

Còn có một năm, trước kỳ thi tiểu học vào cấp hai, bài thi vẫn còn nguyên trong huyện, Trương Tứ Mục đem đề làm văn là “Mẹ của em” chính xác viết ra cho mấy học sinh trong làng, kết quả là những học sinh này đều làm bài rất tốt. Năm thứ hai, Trương Tứ Mục một lần nữa lại viết ra trước đề thi văn “Tuổi thơ ta so với những trẻ em Tây đen” cho những đứa trẻ trong làng biết, làm cho Sở Giáo dục huyện náo động một phen, phái người đi khắp nơi truy ra ai là người tiết lộ bí mật. Cuối cùng vị này đến nơi của Trương Tứ Mục nhưng thấy cậu ta vừa câm vừa điếc, ngây ngơ ngu ngốc, cũng thấy không giải quyết được gì, thế nhưng cha Tứ Mục vẫn lôi ra đánh cho cậu một trận.

Sau hai lần bị đánh, Tứ Mục không còn trả lời cho người khác về đề thi hay các loại sự tình tai nạn gì khác, nhưng chỉ cần là chuyện tốt, Tứ Mục đều sẵn lòng giúp đỡ.

Có đôi khi, Tứ Mục có thể biết trước mọi chuyện nhưng cậu lại tỏ ra khờ khạo ngu ngốc một cách đáng yêu. Năm 60, Mao Trạch Đông phát động phong trào cộng sản, từ đó dẫn đến nạn đói khủng khiếp trên cả nước, quê nhà của Trương Tứ Mục cũng không ngoại lệ. Trương Tứ Mục đói đến xót cả ruột, cậu ta thấy người khác lén lút lấy đồ ăn trong nhà ăn, thì cũng học theo trộm lấy một cách “quân tử”, bất kể nhà ăn có người hay không, cậu cứ đường hoàng mà tới lấy. Năm đó lương thực quý như vàng, kết quả là người khác lén lút thì không bị gì, còn Tứ Mục thì bị níu lại đánh cho một trận. Sau đó, có người hỏi về chuyện này, Tứ Mục dí dỏm trả lời “dạ quân tử thẳng thắn, cái bụng đói phong lưu!”, biểu hiện nhân sinh quan rằng Tứ Mục không bị thế sự làm dơ bẩn, dù khổ vẫn vui cười!

  1. Ẩn đố “di chúc của thủ tướng”

Trương Tứ Mục, Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc, Thần tích, Pháp Luân Đại Pháp, Bài chọn lọc,

Trong cuộc đời của Trương Tứ Mục, khi không có ai cùng nói chuyện, cậu thường ngẩng đầu nhìn bầu trời hay ngồi ngẩn người một chỗ, chẳng ai biết cậu đang suy nghĩ điều chi? Thế nhưng, điều khiến người ta kỳ lạ nhất là việc Tứ Mục cam tâm tình nguyện viết lại toàn văn di chúc Tôn Trung Sơn cho người đến thăm hỏi. Khi đó, Tứ Mục như biến thành một người khác, thay đổi từ trạng khái khù khờ, ngốc ngếch sang một thần thái sáng sủa hẳn lên. Đầu tiên Tứ Mục dùng phấn viết dùng cỡ chữ lớn hơn viết tiêu đề phía trên, sau đó viết chính văn bên dưới: “Tôi dốc hết sức mình cho cuộc cách mạng của quốc dân trên 40 năm, mục đích là cầu mong cho Trung Quốc được tự do bình đẳng…”, sau khi viết chính văn còn ký tên lạc khoản (phần đề chữ, ghi tên bức vẽ) Tống Khánh Linh, ngày 21 tháng 3 Tôn văn.

Toàn thể chữ viết văn bản được sắp đặt chỉnh tề, chữ viết tinh tế, giản thể phồn thể sử dụng giao nhau, không sai một chữ, viết xong lạc khoản, Trương Tứ Mục thường sẽ viết hai câu đối hai bên văn bản “Cách mạng chưa thành công, đồng chí cần nỗ lực”, khiến người ta cảm giác kỳ diệu không thể tả, có một cái gì đó nặng trịch không nói nên lời rơi trong lòng của Tứ Mục.

Đảng cộng sản dùng danh nghĩa cách mạng, hy sinh tính mệnh mấy chục triệu đồng bào, chiếm đoạt nền văn mình Trung Hoa cổ xưa, vứt bỏ gốc rễ dân tộc, vận động nối tiếp vận động không ngừng nghỉ, như bão táp tàn sát người vô tội, theo đảng thì nay đúng mai sai, người dân bị quay như chong chóng.

Trương Tứ Mục mấy chục năm làm người viết chữ trong thôn, ông đối với chính trị đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, ông cũng không nói cho mọi người biết, vậy mà báo chí từ nhỏ đến lớn, cho đến báo Tin tức tham khảo… ông đều đọc tường tận. Năm 76, khi báo đăng tin tin tức xác thực việc Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông chết, ông len lén từ trong nhà cầm một dây 50 miếng pháo nhỏ, ở trong phòng đại đội không người châm ngòi, cũng dùng tấm gạch viết xuống mặt đất:

“Cự nghiệt nhất tiêu vạn chúng hân, tam thiên giang hà tận thích kim! Trường dạ tuy mạn kim kê hiểu, vi ngã trung hoa chiếu càn khôn” (Tạm dịch: Tội ác cự đại vừa tiêu mất, muôn người hớn hở, 3000 Trường Giang – Hoàng Hà thích tận nay! Đêm dài mặc dù khắp nơi gà vàng {cất tiếng gáy} hừng sáng, vì Trung Hoa chúng ta chiếu càn khôn).

Tuy rằng sau khi viết, ông đã dùng chân kịp thời lau đi, thế nhưng vẫn bị một người thanh niên sau này nhìn thấy và nhớ kỹ.

  1. Thời điểm lâm vào cảnh khốn cùng, tiết lộ thiên cơ

Một ngày năm 1992, Trương Tứ Mục mất tích, lúc đó vị ký giả cũng đang trên đường đến làng huyện tìm Tứ Mục, lúc vị này trên đường núi Võ Đang, vị tiền bối học Đạo từng nói: Trung Hoa Dân Quốc nguyên là một con thanh long trông coi linh giới trên trời, còn ĐCS hiện hình trên trời là một con ác long màu đỏ. Bởi vì không tuân thủ thiên quy, thỉnh thoảng xích long cùng thanh long hiền lành đánh nhau; thường thì xích long là kẻ thua cuộc, thanh long thường tha chết cho nó. Tuy nhiên, mấy chục năm gần đây, ác long màu đỏ đắc thế, bởi nó ăn trộm một viên châu ngũ tinh (năm sao) trên linh giới, nên có thể ra sức hoành hành trong một trăm năm. Sau một trăm năm thì linh khí suy giảm, cũng là thời khắc bị trừng phạt. Sự tình triển hiện ra ở nhân gian chính là khi Liên bang Xô Viết giải thể.

Trương Tứ Mục, Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc, Thần tích, Pháp Luân Đại Pháp, Bài chọn lọc,

Ác long màu đỏ đắc thế, bởi nó ăn trộm một viên châu ngũ tinh (năm sao) trên linh giới, nên có thể ra sức hoành hành trong một trăm năm.

Lại nói, tình cảnh của ĐCS Trung Quốc hiện tại cùng thể chế tham dâm mục nát bên trong và sự phồn vinh giả tạo trước mắt, thì chính là hồi quang phản chiếu bệnh trạng của con rồng đỏ trước khi tắt thở, “Cửu Bình đảng cộng sản” ứng với 9 thanh kiếm mà trời dùng để giết nó, nhưng cái này là để sau này hãy bàn, sách viết tiếp tương lai sắp đến.

Đến làng Vương Điếm, thôn Tứ Trương, nhà Trương Tứ Mục, người nhà ông cho biết Trương Tứ Mục đã mất tích nhiều ngày, và họ đã phái người đi tìm. Tuy rằng hai bên không quen biết nhau, nhưng do tìm người sốt ruột, lúc vị kí giả cáo từ, người nhà của Tứ Mục lại nắm tay nhờ giúp tìm hộ người. Vị kí giả cũng chẳng từ chối. Trên đường trở về thị trấn, ông mở ra một bản giấy trúc của vị tiền bối nhờ kiếm người, trên giấy có một đồ hình bát quái, bên trên đông nam quẻ tốn có ứng với dấu hiệu ngày giờ vận động; vị kí giả như bừng tỉnh ra, vì thế liền bỏ xe đi bộ, một ngày một đêm sau đến thành phố Đặng Châu, làng Hậu Pha, một thôn trang ở ngã ba đường thì thấy bóng dáng người lất la lất phất như say rượu, quần áo luộm thuộm, khuôn mặt tím bầm, toàn bộ thảm hại như vừa bị đánh một trận tơi bời.

Hỏi ra mới biết chính là Trương Tứ Mục, nguyên là hôm trước ông lang thang xin ăn đến một nhà ở làng Hậu Pha, vị nữ chủ nhà tốt bụng thấy ông thật đáng thương, bèn để ổng ở nhà ăn mấy bữa cơm no, thật sự là phòng bị dột, lại gặp trời mưa ướt cả đêm, không nghĩ là người nam chủ nhà sau khi trở về nhà lại bộc phát ghen tuông, đánh cho ông một trận tơi bời, ném ra ngoài cửa.

Trương Tứ Mục quá là đáng thương, sau khi bị đánh bầm mắt, thật sự bước vào cảnh anh hùng gặp nạn, không có lối thoát, thì ông trời cũng không thể làm gì hơn.

Vì thế, vị kí giả liền dẫn ông đến ven đường nghỉ ngơi, từ trong hành lý tùy thân mang theo lấy ra một ít thức ăn, vừa nhìn ông chật vật nhai nuốt liên tục, vừa khua tay múa chân lên không trung hỏi han, còn ông cũng dùng bùn trên mặt đất đáp trả, thật là một cuộc đối thoại kỳ lạ.

Người ta thường nói: Uống rượu gặp người tri kỷ, thì nghìn chén vẫn ít. Vị kí giả cùng với Trương Tứ Mục chỉ mới lần đầu gặp mặt qua loa, càng chưa nói đến chuyện rượu chén nhỏ giao bôi, mà khi ông đem phiến giấy bày ra đằng trước mặt, Tứ Mục bỗng nhiên như bị cái gì đó đánh mạnh, đôi mắt có chút sưng bỗng nhiên chảy nước, chủ đề từ xa đến gần, khi nói đến ông toàn thân là chỗ mê về thân thế, ông đột nhiên dùng một bài vè để trả lời:

“Sứ quân hiệp đảm vấn túc nhân,

Thương mang đại địa khởi phong vân,

Trung Hoa bất tử quy hàn mộng,

Bách niên nhất thán tội tôn văn”.

Tạm dịch:

“Sứ quân hiệp gan hỏi túc nhân,

Bao la mờ mịt đại địa gió mây bắt đầu thổi,

Trung Hoa bất tử quy hàn mộng,

Trăm năm thở dài tội Tôn văn”.

“Các hạ kiếp trước chẳng lẽ là Dật Tiên Quân sao?”, tuy rằng lúc trước vị kí giả đã được đạo nhân chỉ điểm nhưng cũng có chút nghi hoặc, hay là nên chứng thực một chút!

“Đúng vậy, chuyện cũ đã thành dưới suối vàng, chỉ lưu lại danh tịch tại thế nhân!”

“Ông vì dân tộc Trung Hoa mà lên tiếng, thiên địa có thể chứng giám, nhưng nay sao lại rơi xuống đến nông nỗi này?” Người viết nhìn thấy ông một thân tàn tật, thật sự có chút vì ông mà cảm thấy bất bình.

“Thiên lý sáng tỏ, đều có nguyên do, Tứ Mục đời này bị tội lớn, đều là có nhân quả kiếp trước mà thành!”.

“Chuyện này xin chỉ giáo cho!”

“Ai! Nói ra thì dài dòng, anh có biết Tôn Trung Sơn cả đời, sai lầm lớn nhất là gì không?”

TAMTHUC

“Là vì không sớm tổ chức kiến thiết quân đội nước Cộng hòa, thế nên để cho quân phiệt cậy mạnh, gian nghịch cướp nước, khiến cho người dân không được thanh bình đúng không?”

“Không, sai lầm lớn nhất đời Tôn Văn, để lại hậu quả khôn lường của “Liên Nga Liên Cộng”, một câu dẫn đến tai hại khôn cùng, nguyên ban đầu tôi muốn nhờ cậy vào lực lượng và sự ủng hộ của Liên Xô, nhưng lại không nghĩ đến kết quả là dẫn sói vào nhà, hủy hoại Hoa Hạ (Hoa Hạ chỉ Trung Hoa – BBT), đoạn đứt huyết mạch, cứ thế tạo thành sai lầm lớn, đây chính là sự trừng phạt công bình nhất mà thiên thượng dành cho tôi!”

“Ài, ông cũng chỉ một lòng muốn tốt cho dân tộc mà! Thôi thôi thôi, chúng ta không nói đến chuyện cũ thống hận này nữa”.

Vị kí giả thấy ông có chút kích động, nghĩ thầm: đích thị đúng là vì Liên Cộng trước đây của ông, mới dẫn đến việc ông Tưởng cho Quốc Cộng hợp tác, kết quả là người ta được thế, đánh đuổi các ông đến hải đảo xa tít mù khơi, vì cái gọi là “gieo gió gặt bão mà ra”.

Trương Tứ Mục trước mắt dường như tựa hồ biết vị kí giả đang suy nghĩ gì, ông lộ vẻ sầu thảm cười khổ: “Đúng vậy, hưng cũng thế, vong cũng thế, thế nhưng đại nạn đứt đoạn tôi mang đến cho dân tộc, thực sự là tôi đảm đương không nổi nữa rồi! Dẫn trộm vào nhà, thực sự là kiếp nạn thiên cổ!”

“Chẳng lẽ không có cách nào cứu vãn sao?”

Trên đầu kim kê một bánh xe xoay chuyển, rửa sạch tâm nhơ nhuốc Mặt trời lan tỏa… anh sẽ thấy được, sẽ thấy được… haha!” ( bản đồ vẽ đất nước Trung Hoa như một con gà, trên đầu con gà này sẽ có một bánh xe xoay chuyển)

Tứ Mục xem vị kí giả chừng không hiểu được lời ông nói, vì vậy vẽ trên mặt đất một vòng tròn lớn, ở giữa vẽ một chữ ”卐” vạn lớn, trên dưới trái phải chữ vạn là hình lưỡng thái cực và chữ vạn nhỏ, bên cạnh ghi lên “Bánh xe này mà chuyển, nhân tâm quy thiên; Trung Hoa trầm oan, gạt mây thấy trời!”, ghi xong, ông liền dùng tay trong không trung hướng đến người đối diện làm một kiểu chuyển động, sau đó lại chỉ chỉ vào vị kí giả, ý nói rằng người này nhất định sẽ thấy được, trong lòng ông rất lấy làm cao hứng.

Ngày đó, hai người họ còn nói về rất nhiều chủ đề, nhưng vì có việc cần làm nên người viết bài đã đưa Tứ Mục gửi gắm cho một vị nông dân nhiệt tâm ở đó chăm sóc, lại nhờ người đưa tin báo người nhà ông ấy, xong rồi tạm biệt để tiếp tục chuyến hành trình.

Thoáng một cái đã 10 năm qua đi, có lẽ là do nguyên nhân không muốn gây phiền toái cho người trong nhà, hay có lẽ do không muốn người thế nhân chú ý đến thân tàn ý lạnh của chính mình, trước khi chia tay, Trương Tứ Mục không hy vọng chính mình còn sống đến lúc kí giả viết ra nội dung câu chuyện và thân thế của ông. Mấy năm trước, một người bạn gọi báo rằng, Trương Tứ Mục đã lẳng lặng tạ thế. Sau khoảng thời gian dài bận rộn, vị kí giả mới có cơ hội viết lại bài này, âu cũng là dành tặng độc giả bài viết về vị vĩ nhân của thời đại này.

Lời cuối

Theo bản đồ Trung Hoa, trên đầu con gà ý là chỉ vùng đất Cát Lâm, Trường Xuân, từ đây nếu có thể xuất ra một bánh xe xoay chuyển, tức là “Chuyển Luân” thì sẽ khiến nhân tâm quy thiên, tức lòng người hướng về trời. Trong kinh thư Phật giáo, “Chuyển Luân” này lại ứng với tích Đức “Chuyển Luân Thánh Vương” vào thời mạt Pháp sẽ xuống thế độ nhân.

Năm 1992, khi Trương Tứ Mục bị lạc đường cũng là lúc Pháp Luân Phật Pháp khai truyền, người sáng lập Pháp Môn này là ông Lý Hồng Chí, sinh ra tại Trường Xuân. Đồ hình mà Tứ Mục miêu tả rất giống với Đồ Hình Pháp Luân của Pháp Luân Công.

Mọi chuyện lẽ nào có thể trùng hợp kì lạ đến vậy. Bản thân tôi tin đây là ý chỉ của Thần, bởi sự tồn tại của Trương Tứ Mục đã là một Thần tích, tin hay không là chuyện của thế nhân, quan trọng nhất là đừng tin theo lời của tà đảng mà làm chuyện trái lương tâm.

Pháp Luân Đại Pháp từ khi khai truyền thì đến năm 1999 lại gặp phải nạn lớn là cuộc bức hại của ĐCSTQ, như đã nói trên nguyên đây là một con ác long màu đỏ, sinh tồn chỉ để gieo họa cho nhân gian. Khi đã đến thời điểm này, nếu còn không nhận ra sự tà ác của ĐCS mà hùa theo để hành ác thì hậu quả thật khôn lường. Tôn Trung Sơn vì “dẫn rắn vào nhà” mà trở thành câm điếc, nay bạn đã nhận ra chân tướng của ác đảng lại còn không mau tỉnh ngộ thì hậu quả thê lương thế nào bạn có thể tự mình hình dung ra.

Tại đây, xin dùng bài văn tế này gửi đến Trương Tứ Mục, cũng là mong ông mỉm cười nơi chín suối.

Mai Mai, dịch từ NTDTV

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cau-chuyen-co-that-ve-luan-hoi-ton-trung-son-trong-doi-nay-la-nguoi-nhu-the-nao.html