Theo «Đại Chính Tàng Kinh» ghi lại: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì là báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới, khi đó hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là người dân gặp họa binh đao.
Trong kinh Phật «Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh» cũng có ghi chép như sau:
Phật nói: “Đại vương! Đại thiên thế giới chúng ta có bách ức Tu Di, bách ức nhật nguyệt, mỗi một Tu Di có bốn thiên hạ. Thiệm Bộ Châu này có thập lục đại quốc, ngũ bách trung quốc, thập vạn tiểu quốc, trong các nước lại có bảy nạn. Hết thảy quốc vương để trừ tai nạn, thì giảng thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa này, bảy nạn liền diệt, quốc thổ an lạc”.
Vua Ba Tư Nạc hỏi: “Bảy nạn thế nào?” Phật đáp:
Một, nhật nguyệt thất độ. Nhật sắc thay đổi—màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu đen, hoặc hai ba bốn năm mặt trời cùng chiếu; nguyệt sắc thay đổi—màu đỏ, màu vàng; nhật nguyệt bạc thực, hoặc có trùng luân—một hai ba bốn năm bánh xe hiện trùng nhau.
Hai, các sao thất độ. Sao chổi, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, v.v. các chư tinh, đều thay đổi hoặc hiện ban ngày.
Ba, long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa tứ khởi thiêu hủy vạn vật.
Bốn, thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ băng sương tuyết, mưa đất đá núi cho tới cát vụn, mưa đá bất thường, mưa đỏ sông đen, sông ngòi ngập lụt, núi lở đá rơi.
Năm, cuồng phong nổi dậy, che lấp nhật nguyệt, cuốn nhà nhổ cây, cát bay đá chạy.
Sáu, thiên địa kháng dương, ao hồ khô cạn, thảo mộc chết khô, ngũ cốc không thành.
Bảy, bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong.
Hiện nay, “Hai ba bốn năm mặt trời cùng chiếu” đã xuất hiện tại một số nơi trên thế giới, đồng thời màu sắc mặt trăng biến thành đỏ hoặc vàng đã xuất hiện. Đến lúc này, thiên hạ ắt sẽ có đại tai nạn, hoặc long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa tứ khởi thiêu hủy vạn vật; hoặc thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường; hoặc cuồng phong nổi dậy, che lấp nhật nguyệt, cuốn nhà nhổ cây, cát bay đá chạy; hoặc bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong…”
Sách Khải Huyền của Thiên Chúa giáo cũng đề cập
TAMTHUC“Khải Huyền” của Thánh Kinh, tiết 12 chương 6 cũng mô tả: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng cũng trở nên đỏ như máu”.
Trong kinh “Cựu Ước”, tiết 1 chương 7 cũng nói: “Trước ngày tận thế là mặt trăng đỏ máu…”
Cổ ngữ có câu: “Nguyệt hữu huy hoàng, ám sắc thỉ quang, thiên tai hàng chỉ”.
Nghĩa là địa cầu bình thường thì Âm Dương, Ngũ hành quân bình, như vậy vạn vật mới có thể sinh sôi. Tuy nhiên khi phát sinh hiện tượng nguyệt thực toàn phần, Ngũ hành trên địa cầu chịu ảnh hưởng, trường khí của địa cầu bị đảo loạn, như vậy tai họa sẽ phát sinh.
Địa cầu sẽ có các biến hóa mới nữa, động đất, sóng thần, hồng thủy, sấm chớp, mưa bão, núi lửa, cuồng phong, các loại ôn dịch, tai họa, v.v. Giữa các quốc gia, giữa con người với nhau sẽ chinh chiến không dừng. Mặt trăng nguyên là thuộc Âm, chính là chủ sát, màu đỏ đại biểu tia máu ngút trời, tương lai khi có sự kiện phát sinh mới rõ là chết bao nhiêu người.
«Khai Nguyên Chiêm Kinh» cũng đề cập: “Mặt trăng đỏ” đại biểu chiến tranh và việc binh, lại có người lớn trong nước tử vong. Cũng là nói “Quốc gia đổi chủ, đại thần tương vong, khi ấy tất có binh họa phát sinh”.
Tạp Khúc Gia triều Nguyên từng nói: “Hưng, bách tính khổ; vong, bách tính khổ”, chỉ rõ tâm lý thông thường của bách tính trăm họ. Cho dù là dự ngôn cổ đại cũng vậy, hay các loại tai nạn liên tiếp thời nay cũng vậy, đều báo trước thời đại chúng ta sống là một thời đại với các tai họa tới tấp. Mỗi cá nhân chúng ta đều không thoát khỏi sự chế ước của hoàn cảnh Trái đất, đều nằm trong nguy hiểm của các loại tai họa liên tiếp. Người sống trong tai họa khao khát thiên cơ có thể thoát khỏi khổ nạn. Với những người chưa bị tai họa đụng tới, chúng ta thử nghĩ xem, nếu tai họa bất ngờ giáng xuống thân chúng ta thì thoát khỏi như thế nào?
Liệu có cách nào để vượt qua khỏi khổ nạn?
Đời người có sinh-lão-bệnh-tử, vũ trụ có thành-trụ-hoại-diệt. Tiên tri về ngày tận thế không ngừng được đưa ra không phải là không có căn cứ, nhiều người hoang mang lo sợ, cũng không ít người khi vào ngay tiên đoán mà không có hiện tượng gì xảy ra thì liền cười cợt châm biếm. Nào ai có biết Trái Đất được “bình yên” cho đến ngày hôm nay chính là liên quan đến sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm.
Ưu Đàm Bà La hoa sau khi được phát hiện trên tượng Phật tại thiền viện Tu Di Sơn ở Hàn Quốc năm 1997, Thánh hoa này lần lượt khai nở tại các nơi trên thế giới. Theo kinh Phật ghi lại: “Ưu Đàm hoa, ý là điềm lành linh dị. Ba nghìn năm mới nở, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”. Nghĩa là Ưu Đàm Bà La hoa là một loại tiên hoa trên Phật giới, một loại hoa báo trước điềm lành, 3.000 năm mới nở một lần. Khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, dạy người hướng thiện, độ quá kiếp nạn.
Thiên tai nhân họa được nhắc đến trong các tiên tri và kinh sách cổ không phải là không có, nhưng mục đích không phải để hù dọa con người, mà đó chính là một lời nhắc nhở thế nhân, hãy sống đúng con người chân chính, giữ lấy sự lương thiện trong tâm. Hiện nay bằng mắt thường người ta cũng có thể thấy được Thiên tai – Nhân họa – Chiến tranh xuất hiện khắp nơi, ôn dịch như là chực chờ bùng phát, các hiện tượng lạ thường cũng không phải là hiếm. Xưa có câu rằng “Thần nhìn nhân tâm”, tai họa không phải là không có mắt, nếu một người luôn hướng thiện, giữ tín tâm vào quy luật nhân quả thiện báo thì khi có gặp kiếp nạn họ vẫn được Thần Phật từ bi cứu độ.
Theo chanhkien.org
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/mat-trang-mau-vao-ngay-28-9-2015-giai-dap-diem-bao-tu-kinh-sach-co.html