Tucker nói với Epoch Times về công việc của ông, bắt đầu với một thuật ngữ. Trong các công trình học thuật, ông thường đề cập đến khái niệm này với từ “sinh tồn” thay vì “luân hồi”.
“Từ ‘luân hồi’ có rất nhiều ý nghĩa”, Tucker nói. Những ý nghĩa tôn giáo không cần thiết phải được thêm vào các trường hợp mà ông nghiên cứu. “Nói một cách thận trọng nhất”, ông nói, “[các trường hợp này] cung cấp bằng chứng rằng một số trẻ em biết về các sự kiện xảy ra trong quá khứ và những trải nghiệm đi vào ký ức của chúng, những thứ chúng đã trải qua“.
“Lời giải thích đơn giản nhất là chúng đang nhớ lại một cuộc sống mà chúng từng thực sự sống“, Tucker nói.
Gần đây, trường hợp của Alex Malarkey, đồng tác giả của cuốn sách “Cậu bé trở lại từ thiên đường” đã thu hút một số chú ý. Vào năm 2004, Malarkey được 6 tuổi khi cậu bị tai nạn giao thông. Cậu bé cho biết tại thời điểm đó cậu đã lên thiên đường và trở lại. Tuy nhiên, sau đó, cậu cho biết mình đã tạo nên câu chuyện này và nó được lan rộng do sự nhiệt tình của những người lớn.
Tucker nói rằng ông không có lo lắng đặc biệt nào về tính xác thực của các trường hợp ông nghiên cứu.
“Với những trường hợp của chúng tôi, chúng tôi không thêm bất kỳ đức tin nào vào đây … Câu hỏi đặt ra là, liệu những điều chúng nói có phù hợp với cuộc đời của ai đó trong quá khứ không? … Trong những trường hợp rõ ràng nhất, những đứa trẻ và cả bố mẹ cũng không thể nào gian lận được, vì thông tin rất khó để có thể biết được“.
Tucker làm việc vài ngày trong văn phòng Nghiên cứu Tri giác (DOPS) để nghiên cứu về luân hồi và những ngày khác nghiên cứu nhiều hơn về tâm thần học chính thống. Tucker nói về cách các đồng nghiệp bên ngoài DOPS phản ứng về nghiên cứu luân hồi của mình.
“Vâng, thật khó để nói [họ phản ứng như thế nào]” ông nói. “Ít nhất là họ chấp nhận nó… ít nhất họ có thể nói tôi là một người nghiêm túc.“
Về vấn đề sự chấp nhận của cộng đồng khoa học rộng lớn hơn, ông nói: “Làm việc tại một trường đại học nổi tiếng mà mọi người tôn trọng, nói một cách thẳng thắn, nó có lợi … họ thấy rằng chúng tôi đang cố gắng tiếp cận [việc này] một cách nghiêm túc“.
Tiến sĩ Jim Tucker đã xây dựng một kho dữ liệu các trường hợp nhớ về tiền kiếp. “Chúng tôi đã nghiên cứu 2500 trường hợp, mỗi trường hợp phân tích 200 thông số. Qua phân nhóm các trường hợp, chúng tôi tìm được một số khuôn mẫu mà nếu theo trường hợp riêng lẻ thì không phát hiện được”.
TAMTHUCTiến sĩ Jim Tucker nhận thấy, việc nhớ tiền kiếp ở bé trai dễ xảy ra hơn bé gái. Điều này có vẻ khá lạ, vì thời thơ ấu của nữ giới thường phát triển ngôn ngữ tốt hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy, có 90% trẻ nhớ về tiền kiếp nói chúng là người có cùng giới tính trước đây, và các bé trai nhớ về tiền kiếp nhiều hơn bé gái, đồng thời đa số trường hợp chết không bình thường. Những cái chết bất thường do trẻ nhớ lại chiếm khoảng 73% là nam giới, điều này phù hợp số liệu thống kê của nước Mỹ về số người chết bất thường trong 5 năm thì có 72% là nam giới.
Nhiều trường hợp nổi tiếng khi đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp thấy mình chết vì bị thương tích. Thế rồi kiểm tra trên thân thể trẻ có vết bớt khớp với vị trí vết thương mà chúng bị ở tiền kiếp.
Tại sao vết thương trong tiền kiếp có thể ảnh hưởng đến thân thể của bé trong kiếp tiếp theo? Làm sao “cái tôi ý thức” lại làm dấu được trên thân thể?
Tiến sĩ Jim Tucker nói: “Chúng tôi biết, hình ảnh tồn tại trong ý thức nhiều khi sẽ in dấu lại trên thân thể. Ví dụ, có sự xuất hiện của cái gọi là Dấu Thánh (stigmata), có những người khi chuyên tâm cầu Chúa bỗng nhiên thấy trên thân thể xuất hiện vết thương giống như của Chúa Jesus mà trong Kinh thánh kể lại. Có thể thấy, nếu có người bị chết vì gặp thương tích, vậy thì ‘cái tôi ý thức’ sẽ lưu lại, sau đó in dấu trong ký ức kiếp sau và để lại vết tích trên thân thể thai nhi”. Vì thế, ‘cái tôi ý thức’ có thể làm cho vết thương trong kiếp trước chuyển thành vết bớt trên thân thể trong kiếp tiếp theo.
Người tiền nhiệm của Tiến sĩ Jim Tucker là Tiến sĩ Ian Stevenson (1918 – 2007), là người đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại châu Á, thỉnh thoảng cũng nghiên cứu tại Phi châu cùng một số khu vực khác. Còn Tiến sĩ Jim Tucker thì quyết định trọng điểm nghiên cứu của mình ở tại nước Mỹ.
Tiến sĩ Jim Tucker nói, một trong những ưu điểm của phương pháp này là, so với các thôn trang ở Á châu thì ở Mỹ có nhiều tài liệu ghi chép lại có thể dùng để kiểm chứng hơn; một ưu điểm nữa có thể mọi người không nhận thấy là, ở những vùng có niềm tin văn hóa về luân hồi khiến trẻ em dễ bị hoang tưởng về cuộc sống tiền kiếp. Đa số các trường hợp ở Mỹ xảy ra tại các gia đình không có chút quan niệm gì về luân hồi.
Ở Mỹ không có mấy người sẵn lòng nói về chuyện luân hồi tiền kiếp, quan trọng là khi trẻ nói về chuyện này thì các bậc cha mẹ ít người muốn lắng nghe. Nếu một đứa trẻ nói nó có một người mẹ khác, có cháu trai hoặc chết vì hỏa hoạn, cha mẹ thường không liên hệ đến chuyện đứa trẻ có khả năng đang nói về tiền kiếp của chúng.
Ở Mỹ không phải lo lắng chuyện ảnh hưởng từ gia đình khiến đứa trẻ nói về tiền kiếp, “chúng tôi không phải lo về yếu tố văn hóa như các trường hợp nghiên cứu ở Á châu”. Tiến sĩ Jim Tucker khi nghiên cứu có những gia đình kiên quyết phản đối đề tài nghiên cứu của ông, chỉ sau khi có chứng cứ liên quan đến việc đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp mới dần thuyết phục được cha mẹ của chúng thay đổi thái độ.
Ví dụ như một tín đồ Cơ Đốc giáo ở bang Louisiana hoàn toàn phản đối tư tưởng về chuyển kiếp, cuối cùng sau sự kiện người con kể lại tiền kiếp thì người này mới tin.
Con của anh ta, cậu bé James Leininger vào lúc 2 tuổi bắt đầu mơ thấy ác mộng. Bé James Leininger kể lại, máy bay của nó sau khi bay lên từ con tàu Natoma thì bị quân Nhật bắn hạ, nó có người bạn tên Jack Larson. Nó còn xác định trên tấm ảnh hiện trường nó bị rơi tại đảo đảo Iwo Jima. Những lời kể hoàn toàn khớp với sự kiện lịch sử.
Tiến sĩ Jim Tucker nói Đại học Virginia rất thích thú với công việc này. Ông nói, phương pháp nghiên cứu của ông là khoa học, không có bất cứ suy nghĩ mang tính định kiến nào trong việc nghiên cứu.
Tiến sĩ Jim Tucker không nghiên cứu dựa vào thôi miên, ông nói: “Thôi miên là công cụ không đáng tin cậy, vì nhiều khi người ta không dễ phân biệt được đó là ký ức thật hay vì hoang tưởng do thôi miên”. Dù vậy ông cũng thừa nhận có những trường hợp ngoại lệ thu thập được bằng chứng thông qua thôi miên.
Khoảng 20% trẻ khi nhớ lại tiền kiếp có nhắc đến chuyện chúng được bay lên và nhìn thấy thân thể của mình, có những trường hợp được chỉ dẫn đi đến nơi cha mẹ kiếp sau của chúng, có số thì đi nơi khác và trải qua những kinh nghiệm khác.
Về câu hỏi, công việc của ông sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông về cái chết như thế nào, Tiến sĩ Jim Tucker nói:
“Nhiều năm qua tôi đã bị thuyết phục, thế giới không chỉ là thế giới vật chất… có bộ phận thần thức khác… không có lý do nào có thể khẳng định chắc chắn rằng ý thức phải có một bộ não sống chứa nó mới tồn tại.”
Ông nói: “Tôi vẫn không muốn nghĩ đến cái chết quá sớm, nhưng tôi hy vọng sau khi mình chết sẽ có những trải nghiệm mới”.
Theo Epoch Times/daikynguyenvn.com
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/phong-van-tien-si-jim-tucker-nha-nghien-cuu-luan-hoi-tai-dai-hoc-virginia.html