Các nhà khoa học nước Pháp tại vùng đất lạnh ở Siberia đã phát hiện một virus khổng lồ của 3 vạn năm trước, vì bị đóng băng nên virus đã được bảo tồn khá hoàn chỉnh. Hiện nay các nhà khoa học chuẩn bị đánh thức virus này, để nghiên cứu tình huống ảnh hưởng của nó đối với động vật và nhân loại, nhằm ứng phó với nguy cơ có thể xuất hiện khi Trái Đất nóng dần lên.
Thời đại tiền sử thông thường là chỉ thời kỳ 4000 năm trước công nguyên. Tờ báo điện tử Đại Kỷ Nguyên đưa tin, virus khổng lồ này là virus tiền sử thứ tư đào được từ năm 2003 đến nay, các nhà khoa học gọi là nó là Mollivirus sibericum (virus mềm dẻo đến từ Siberia)
TAMTHUCTheo tư liệu mà các nhà khoa học công bố thì virus này thật sự rất lớn, có độ dài khoảng 0,6 micrômét. Theo định nghĩa mà nói, virus mà vượt quá 0,5 micrômét thì được gọi là virus cỡ lớn. Khác với các virus tồn tại hiện nay, virus thời kỳ viễn cổ không chỉ tương đối lớn, mà cấu thành gen lại càng phức tạp hơn.
Jean Michel Claverie nhân viên nghiên cứu nói rằng, đoàn của họ đang chuẩn bị đánh thức virus cỡ lớn được phát hiện lần này, sau đó đặt nó lên trùng biến hình đơn bào. Họ sẽ lấy trùng biến hình làm kí chủ tiến hành việc nghiên cứu. Từ đó biết được virus cỡ lớn sẽ tạo thành những tổn hại gì đối với con người và động vật. Đương nhiên, trước khi virus thức tỉnh, các nhà khoa học sẽ làm tốt hết thảy những ứng phó cần thiết, bảo đảm nó sẽ không tạo thành tổn hại gì đối với nhân loại hoặc động vật.
Đối với các vấn đề có tính cần thiết trong hạng mục nghiên cứu này, các nhà khoa học cho rằng, do sự ấm lên của khí hậu, rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể sẽ thức tỉnh. Lấy Bắc cực và khu vực xung quanh nó làm ví dụ, tốc độ ấm lên của những khu vực này là gấp đôi so với tốc độ bình quân toàn cầu, rất nhiều vùng đất lạnh vĩnh cửu sẽ không còn “vĩnh cửu” nữa, cũng chính là nói rằng những mầm bệnh bị đóng băng trong lòng đất rất có khả năng sẽ thức tỉnh trở lại. Nếu là như vậy, rất có khả năng một số virus đã mất tích sẽ xuất hiện trở lại, ví dụ như bệnh đậu mùa.
Tiểu Thiện, theo Soundofhope
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cac-nha-khoa-hoc-se-danh-thuc-virus-khong-lo-cua-ba-van-nam-truoc.html