Vào năm thứ 14, dưới thời vua Hiếu Tông, Hoằng Trị, triều đại nhà Minh, có một người nông phu ở huyện Hòa Thuận, Sơn Tây, sau khi nộp thuế lương thực, anh ta đi lên quan bố chính để nhận giấy thông hành.
Đêm hôm đó, anh ta mơ thấy Thành Hoàng đến cửa thành phía nam rồi đuổi tất cả tùy tùng về, chỉ để lại một người lái xe ngựa mặc áo xanh, sau đó còn nói với vị nông phu: “Tạm thời ngươi hãy cùng ta tham dự một hội nghị!”. Thế là, vị nông phu này đi theo Thành Hoàng, đi đến một nơi mà các thần Thành Hoàng của các phủ đang tụ họp.
Thần Thành Hoàng của 3 phủ Thái Nguyên, Bình Dương, Đại Đồng ngồi ở phía trên cao. Trạch Châu, Bí Châu, Liêu Châu, Lộ Châu, Phần Châu – Thành Hoàng của 5 phủ này ngồi hàng ghế trước. Thành Hoàng của các châu các huyện còn lại theo thứ tự ngồi ở phía dưới.
Lúc này, có một vị quan đưa đến một văn tự, đặt ở trên bàn và nói: “Đây là danh sách những cử nhân trúng tuyển trong cuộc thi ở Sơn Tây”.
Một vị quan viên khác bắt đầu đọc tên: “Đứng đầu là Lý Hàn Thần, anh ta là học trò của phủ Đại Đồng”. Thành Hoàng của phủ Đại Đồng đứng dậy trả lời: “Anh ta hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu bạn bè, thường xuyên giúp đỡ người khác!”. Vị quan viên kia đọc: “Đứng thứ 6 là Trần Quế…”. Thành Hoàng phủ Hòa Thuận nói: “Anh ta nghe theo di mệnh của phụ thân, phụng dưỡng mẹ kế có phần hiếu thuận”.
Đọc đến người đứng thứ 34, Thành Hoàng đáp: “Anh ta từng cho vay nặng lãi, hại chết hai người!”. Vị quan ngồi ở trung tâm liền đánh một dấu “x” trên tên của người này. Đọc đến người đứng thứ 41, Thành Hoàng trả lời: “Anh ta là người ác độc, hơn nữa còn đuổi em trai ruột thịt của mình đi làm nô dịch cho người khác!”. Vị quan ngồi ở trung tâm lại đánh một dấu “x”.
TAMTHUCĐọc đến người thứ 59, Thành Hoàng trả lời: “Hắn ngụy tạo giấy tờ, thích xui khiến người khác tranh tụng, ảnh hưởng xấu xa, hại chết bao nhiêu người”. Vị quan ngồi trung tâm lại đánh một dấu “x”.
Sau khi đọc xong danh sách, vị quan ngồi ở giữa truyền lệnh cho mọi người liệt kê tất cả những sự tình mà mình biết rõ. Mọi người đề cử ra 25 người, vị quan kia chỉ chọn ra 9 người trong đó. Ông lệnh cho người sao chép lại danh sách này, hơn nữa ông còn nói với vị sứ giả kiểm chứng: “Nội trong một tháng phải trình lên! Không được chậm trễ!”.
Sau khi người nông phu tỉnh đậy, đem cảnh tượng trong mơ chép ra. Nhận được giấy thông hành quay trở về nhà, đi được nửa đường thì người nông phụ gặp Trần Quế. Người nông phu nói: “Năm nay, anh đứng thứ 6 trong cuộc thi hội”. Hơn nữa, anh còn đem hết những gì trong mơ nói cho Trần Quế biết. Về sau công bố kết quả, quả nhiên đúng là như thế.
Sau khi bảng danh sách đã được định ra, Thành hoàng còn có thể tấu trình những việc ác mà những người trong danh sách đó đã làm và loại bỏ. Chúng quan liệt kê các sự thật đã biết để bổ túc danh sách trúng tuyển. Trên thế gian, nhìn thì thấy người ta dùng văn chương hay dở để định người trúng tuyển; nhưng trên thực tế, thần minh mới là người quyết định dựa trên đức hạnh của mỗi người.
Thành Hoàng chẳng lẽ thiếu nha dịch sao? Tại sao lại phải dự hội nghị cùng một người nông phu?
Đây cũng là điều mà Thành Hoàng nhắc nhở người đọc sách hãy theo đuổi đường công danh một cách ngay chính, vậy nên đặc biệt ủy thác cho vị nông phu này nói ra giấc mộng. Ông hi vọng mọi người có thể làm việc thiện để được phúc báo, còn làm việc ác thì sẽ ảnh hưởng đến đường công danh của mình. Thần linh đúng là vì con người mà vô cùng hao tổn tâm sức, cũng vô cùng minh bạch, dù thế nào cũng hi vọng con người hành thiện trừ ác!
Kỳ thực, một người bất luận là chức vị nào hay hoàn cảnh nào, hễ làm việc ác thì tiền đồ liền mất hết, còn làm việc thiện thì phúc thọ kéo dài, tiền đồ sáng lạn.
Huệ Nhẫn, dịch từ Epochtimes
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cuoc-xet-tuyen-dac-biet-cua-cac-vi-than.html