Ta thường nhìn nhận tâm lý lo lắng như một dấu hiệu cho thấy đang có điều gì đó bất ổn, hoặc chúng ta đang giải quyết mọi việc không đúng cách. Và vì nỗi lo lắng thường trực chẳng dễ chịu chút nào, nên đôi khi chúng ta vội tìm cách tống khứ chúng đi nhanh chóng.
Kiểm soát nỗi lo, bằng bất cứ cách nào mà bạn hoặc bác sĩ cho là phù hợp, đúng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu nó không gây suy nhược cơ thể, hãy nên chấp nhận sự thật rằng một vài nỗi lo lắng là hoàn toàn bình thường và lành mạnh; thậm chí nó còn có thể là một dấu hiệu của trí thông minh vượt bậc.
Vào năm 2014, các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan giữa trí thông minh ngôn ngữ và mức độ stress của con người. Tại sao lại như vậy?
TAMTHUCMột trong các giả thuyết, từng được Tạp chí New York nhấn mạnh, bao gồm sự phổ biến của “chất trắng” (trong bộ não) ở những người hay lo lắng:
Chất trắng (white matter) được ví như một hệ thống tàu điện ngầm – cũng giống như di chuyển qua 30 dãy nhà, đi bộ chắc chắn sẽ chậm hơn nhiều so với tàu điện ngầm, chất trắng giúp kết nối các khu vực trong não của bạn một cách nhanh chóng hơn.
Vậy nên càng nhiều chất trắng thì não của bạn hoạt động càng nhanh hơn và tính đến nhiều tình huống có thể xảy ra hơn, một khối công việc phải xử lý nặng hơn.
Kết luận lại là, một số loại lo lắng và ám ảnh đôi khi chỉ là bạn đang sử dụng bộ não của mình hết công suất thôi. Vì vậy, nếu bạn là một người hay lo lắng thì cũng… không đáng lo lắm đâu!
Theo Trí Thức Trẻ/Upworthy
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/stress-co-the-la-dau-hieu-cua-tri-thong-minh.html