1. Tượng thạch thú ở Thành Đô
Đầu năm 2013, tại trung tâm thành phố Thành Đô, ở một công trường xây dựng đã đào được tượng thạch thú (tượng thú được làm bằng đá) có từ thời cổ đại. Sau khi tiến hành nghiên cứu bức tượng thú này, các chuyên gia đã đưa ra kết luận, nó được làm ra vào khoảng 2.000 năm trước rồi được chôn vào lòng đất.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ra bức tượng đá này. Trước đây, vào năm 1973, từng có người phát hiện nhưng vì một số nguyên nhân nào đó mà không đào nó lên. Nguyên nhân được cho là liên quan đến phong thủy.
Truyền thuyết kể rằng khi Lý Băng trị thủy, ông đã chôn bức tượng thú này vào trong lòng đất, mục đích là để thay đổi ngũ hành trong phong thủy, từ đó trấn áp nạn hồng thủy.
Các chuyên gia kết luận rằng cách nói này đơn thuần chỉ là mê tín, thế là họ đã đem tượng thú bằng đá này vào đặt trong viện bảo tàng. Tuy nhiên từ đó trở đi, nạn lụt ở Thành Đô cứ xảy ra liên tiếp, khiến nhiều người không tin cũng phải tin.
2. Cột đá có đúc hình rồng
Câu chuyện này lưu truyền đã lâu. Bên trên một trong những cây cột đá của cầu vượt thuộc tuyến đường Diên An, Thượng Hải có đúc hình một con rồng cuộn tròn, vừa nhìn qua thì thấy khá là đồ sộ. Đằng sau chuyện này cũng có liên quan đến phong thủy.
Có câu chuyện lưu truyền rằng, trong lúc thi công cột đá này, bất luận là máy móc thi công hiện đại đã cố gắng thế nào, vẫn không có cách nào đào móng đến độ sâu thích hợp được. Còn những cây cột khác bên cạnh thì lại không xảy ra tình huống quái dị này. Lúc đó các nhà địa chất học của bộ ngành liên quan đã làm khảo sát và nghiên cứu nhiều lần, các trang thiết bị cũng được điều động khắc phục sự cố nhưng đều thất bại.
Về sau có người mời đến một vị cao tăng, ông cho biết dưới khu đất này vào thời xưa có chôn một con quái thú, nếu muốn công trình hoàn thành thuận lợi thì cần phải làm pháp sự thả nó đi. Sau đó để đảm bảo cho cây trụ không bị ngã, thì cần phải đúc hình con rồng vàng ở bên trên cây cột.
Về sau, vị cao tăng này vì đã tiết lộ thiên cơ mà viên tịch, sự việc này cũng đã trở thành một ẩn đố lưu truyền rộng rãi.
3. Sợi dây xích sắt kỳ bí
Ở Bắc Kinh có một nơi gọi là “Bắc Tân Kiều”. Truyền thuyết kể rằng, năm đó Lưu Bá Ôn trong lúc đang xây dựng thành Bắc Kinh, bởi vì đã mạo phạm Long Vương nên Long Vương dâng nước nhấn chìm thành Bắc Kinh. Lưu Bá Ôn đã dùng kế nhốt Long Vương dưới đáy giếng, nơi đó trở thành một “mắt biển”. Theo đó, một sợi dây xích sắt lớn từ đáy giếng vươn ra, kéo dài đến tận mặt đất.
Có 2 câu chuyện được lưu truyền rất rộng rãi về sợi dây xích sắt này như sau:
Vào thời quân Nhật xâm chiếm Trung Hoa, họ từng muốn lôi sợi dây xích sắt này lên, nhưng kéo mãi đến mấy cây số mà vẫn không nhìn thấy đầu sợi dây. Tiếp tục kéo thêm nữa, thì bất ngờ nước trong toàn bộ thành Bắc Kinh đều bắt đầu cuồn cuộn dâng lên, quân Nhật sợ quá vội vàng dập đầu thắp hương, thả dây xích sắt về chỗ cũ.
Sau này vào thời Đảng cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, trong thời Đại Cách mạng Văn hóa cũng có người làm chuyện tương tự, nhưng lại cũng bị tình huống tương tự dọa sợ đến không dám tiếp tục nữa. Về sau khi Bắc Kinh làm tuyến tàu điện ngầm số 5, cũng đặc biệt né tránh nơi này.
Tuy có một số học giả chuyên gia cho rằng phong thủy là mê tín, nhưng dân gian nhìn nhận rằng phong thủy bắt nguồn từ “Chu Dịch”, là một trong 5 thuật loại truyền thống (Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái). “Chu Dịch” cũng là một trong những đại kỳ thư thời thượng cổ, là tổng kết của các bậc Thánh hiền đối với quy luật của tự nhiên.
Bản thân của khoa học hiện đại cũng chính là đang trong quá trình tìm tòi nghiên cứu và phát triển. Vậy nên, những điều mà khoa học tạm thời vẫn không cách nào giải thích được, thì cũng không thể độc đoán mà quy chúng thành mê tín. Ngược lại, đối với những điều mà người xưa lưu truyền lại, trước hết là cần phải có thái độ tôn trọng và cung kính.
Tiểu Thiện, dịch từ Epochtimes
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhung-bi-an-phong-thuy-khien-khoa-hoc-chi-co-the-lac-dau-khong-giai-noi.html