Có một câu chuyện được truyền lại trong dân gian như sau:
Vào triều đại nhà Nguyên, ở Sơn Đông có người nông dân mù chữ tên là Nguyên Tự Thực. Gia cảnh nhà anh ta rất giàu có, sống nhờ vào đồng ruộng và trang viên rộng lớn. Cùng quê với anh ta có một người tên là Mâu Quân, Mâu Quân may mắn được làm một chức quan nhỏ. Vì thiếu tiền đi đường nên Mâu Quân đã đến nhà Tự Thực vay 200 lạng bạc. Tự Thực vì có tình cảm đồng hương nên đã cấp đủ số tiền đó cho Mâu Quân.
Vào những năm cuối triều Nguyên, Sơn Đông đại loạn, Tự Thực bị nhiều toán cướp đến cướp bóc nên gia tài không còn gì cả. Lúc ấy, ở Phúc Kiến lại rất yên ổn. Vì vậy, Tự Thực đã dẫn vợ và con đến Phúc Châu với ý định tìm kiếm Mâu Quân để nhờ vả nương tựa.
Cả nhà họ đến Mâu gia, bái cầu và vừa khóc vừa nói: “Năm mới sắp đến, vợ con đói khổ lạnh lẽo, trong túi không có một đồng xu, trong thùng cũng không còn một chút thức ăn nào. Trước đây, ngài vay tôi 200 lạng bạc, hôm nay tôi cũng không dám yêu cầu ngài trả lại, chỉ mong ngài cứu giúp chúng tôi khỏi cảnh chết đói, là cũng coi như đã ban ơn cho bạn bè xưa cũ rồi. Mong ngài thương cảm chúng tôi một chút!”. Nói xong, cả nhà họ quỳ gối, dập đầu xuống mặt đất.
Mâu Quân đỡ họ đứng dậy rồi đưa ngón tay ra tính toán: “Qua 10 ngày nữa sẽ là giao thừa, anh có thể ở tại nhà chờ đợi. Tôi sẽ phái người mang đến nhà anh hai thùng gạo, hai nén bạc đón năm mới. Hy vọng anh không chê ít”. Hơn nữa, anh ta còn cẩn thận dặn dò cả nhà họ cứ yên tâm chờ đợi, không cần ra ngoài mong ngóng.
Tự Thực cảm kích quay về, cũng dùng những lời nói của Mâu Quân để an ủi vợ con. Nhưng cứ hết ngày này qua ngày nọ, họ một mực chờ đợi mà vẫn không nhận được những thứ mà Mâu Quân đã hứa.
Ngày hôm sau đã là sang năm mới, vì bị thất hứa nên gia đình Tự Thực không có lấy một nhúm cơm để ăn, vợ con sụt sùi khóc lóc. Tự Thực phẫn nộ, vụng trộm mài sẵn một con dao sắc bén đợi trời sáng.
Đến lúc tiếng trống canh vừa dứt, Tự Thực một mạch chạy đến nhà Mâu Quân, chỉ đợi anh ta ra ngoài sẽ đâm chết. Lúc này, trời vẫn tờ mờ chưa sáng hẳn, trên đường không có bóng dáng một ai, chỉ có một vị hòa thượng Hiên Viên ngồi trong ngôi chùa nhỏ đối diện thắp nến tụng kinh. Vị hòa thượng trông thấy Nguyên Tự Thực đi phía trước, phía sau có mười mấy tên quỷ hình thù kỳ quái đi theo, có tên cầm đao kiếm, có tên quỷ cầm gậy tóc tai bù xù, bộ dạng rất hung ác.
Một lúc sau, Tự Thực lại trở về. Phía sau Tự Thực có khoảng 100 người đầu đội kim quan, thân đeo ngọc bội đi theo. Có người giương cao cờ phiến và dù che, có người lại giơ cao cờ phiến loại khen ngợi với vẻ mặt ôn hòa, điệu bộ vô cùng thảnh thơi. Vị hòa thượng nghĩ rằng Tự Thực chắc chắn đã chết rồi. Sau khi tụng kinh xong, ông liền vội vội vàng vàng đến thăm Nguyên Tự Thực và bất ngờ bởi Tự Thực vẫn bình an vô sự.
Hiên Viên hỏi Tự Thực: “Sáng sớm nay, ông đi đến đâu mà sao lúc đi lại vội vội vàng vàng nhưng lúc về lại chậm rãi như vậy? Hy vọng ông nói cho tôi nghe một chút được không?“
Tự Thực không giấu diếm liền kể hết cho vị hòa thượng nghe: “Mâu Quân không có đạo nghĩa khiến tôi rơi vào cảnh vô cùng khốn đốn. Buổi sáng sớm nay, tôi đúng là đã mang theo dao, định đến giết chết anh ta cho thỏa nỗi uất ức trong lòng. Nhưng đến lúc cổng nhà họ mở ra, tôi lại đột nhiên nghĩ: ‘Anh ta đúng là đã đắc tội với mình, nhưng vợ con của anh ta đâu có tội tình gì? Hơn nữa, anh ta còn có mẹ già. Nếu như hôm nay ta giết chết anh ta thì cả nhà họ biết nương nhờ vào ai? Thà rằng để người ta phụ lòng mình cũng không để mình phụ lòng người được’. Thế là tôi đành nhịn cơn tức giận quay trở về”.
Hòa thượng Hiên Viên sau khi nghe xong, chắp tay hành lễ mà chúc mừng: “Ông làm như vậy sẽ có hậu phúc bời vì Thần linh đã minh tỏ chuyện này”. Tự Thực liền hỏi nguyên do.
TAMTHUCHiên Viên trả lời: “Ông có niệm ác thì ác quỷ đến, ông có niệm thiện thì phúc thần (bùa hộ mệnh) sẽ phủ xuống. Điều này là như hình với bóng, như là tiếng vọng từ âm thanh mà thôi! Cho nên đừng nảy sinh tâm làm điều ác, cũng không thể phạm tội mà tổn đức”.
Hiên Viên còn đem chuyện mình đã nhìn thấy kể lại hết cho Tự Thực, đồng thời cũng tận tình an ủi, lấy ra một ít gạo và tiền cứu trợ gia đình họ. Nhưng mà Tự Thực vẫn không thể vui, đến tối hôm đó, anh ta đã lên giếng trong một ngọn núi tự vẫn.
Ai ngờ nước giếng đột nhiên rẽ ra, hai bên bờ đá dốc đứng, chính giữa có một đường hẹp chỉ đủ cho một người đi. Tự Thực vừa mò mẫm vừa đi, chỉ đi khoảng mấy trăm bước thì hết con đường và làm lộ ra một cửa ngõ. Ở đây có thể nhìn thấy trời đất rộng lớn, ánh sáng chiếu rọi, y hệt như một thế giới khác.
Tự Thực nhìn thấy một tòa cung điện lớn, trên tấm biển có viết 4 chữ bằng vàng: “Tam sơn phúc địa”. Sau khi chiêm ngưỡng xong, Tự Thực liền đi vào cung điện, chỉ thấy toàn hành lang đều im ắng. Anh ta không dám bước tiếp, nhìn xem tứ phía xung quanh, xa ngút ngàn dặm cũng không có một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng chuông ngân vang, loáng thoáng có mây bay đến. Lúc này, Tự Thực đã rất đói khát, không thể đi nổi nên nằm thiếp đi bên cạnh thạch đàn. (thạch đàn là đàn tế lễ cổ ngày xưa).
Bỗng nhiên có một vị đạo sĩ đi đến trước mặt Tự Thạch, gọi anh ta dậy rồi cười hỏi: “Hàn Lâm công đi ra ngoài tìm hiểu đã hiểu rõ mùi vị bên ngoài chưa?”
Nguyên Tự Thực chắp tay trả lời: “Rời xa quê nhà, tôi đã thưởng thức đủ mùi vị rồi! Vì sao ngài lại gọi tôi là ‘Hàn Lâm’ vậy?”
Đạo sĩ nói: “Ngài chẳng lẽ không nhớ gì về chuyện khởi thảo chiếu thư ở Hưng Thánh Điện sao?”
Tự Thực nói: “Tôi là một nông dân ở Sơn Đông, dân thường hèn hạ, mù chữ dốt đặc, cả cuộc đời chưa từng dạo chơi qua kinh thành, sao có thể khởi thảo ra chiếu thư mà ngài nói vậy?”
Đạo sĩ nói: “Ngài chính là bị rối loạn nên không còn nhớ sự tình xảy ra trước đây rồi!”. Thế là, ông ta liền lấy mấy miếng lê táo giấu trong tay áo ra cho Tự Thực ăn, còn nói: “Sau khi ăn hết, ngài sẽ biết rõ sự tình trong quá khứ và tương lai”.
Nguyên Tự Thực ăn xong lê táo, liền tỉnh ngộ mà nhớ lại thời học sĩ. Những việc khởi thảo chiếu thư trong Hưng Thánh Điện tại kinh thành như vừa xảy ra ngày hôm qua vậy! Tự Thực lập tức nói: “Xin hỏi ngài, kiếp trước Tự Thực phạm phải tội gì mà kiếp này phải chịu báo ứng như vậy?”
Đạo sĩ nói: “Ngài cũng không phạm tội gì lớn cả, chỉ là lúc đương chức đã tự cao tự đại về học vấn của mình, không chịu cất nhắc dạy bảo học trò, cho nên kiếp này phải chịu cảnh ngu muội không biết chữ. Ngài cũng cậy có tước vị cao nên không kết giao với những kẻ tha phương có tước vị thấp cho nên kiếp này phải chịu cảnh phiêu bạt”.
Nguyên Tự Thực liền đem chuyện Mâu Quân thiếu nợ ra hỏi. Đạo sĩ nói: “Người đó chính là người quản kho của Vương Tướng quân, tài vật sao có thể tùy tiện lộn xộn sử dụng được? Không tới ba năm, thế đạo sẽ có đại biến động, đại họa sắp sửa tiến đến, vô cùng đáng sợ. Ngài nên lựa chọn địa phương ở lại, nếu không chỉ sợ sẽ bị liên quan đến mà lọt vào tai hoạ”.
Tự Thực cầu xin đạo sĩ chỉ cho nơi có thể sinh sống tránh né chiến tranh, loạn lạc. Đạo sĩ nói: “Phúc Thanh có thể sống”, rồi lại nói: “Không bằng Phúc Ninh”. Đạo sĩ còn nói thêm: “Ngài đến đây đã lâu rồi, người trong nhà đều đang rất mong mỏi, hiện tại ngài có thể trở về đi”.
Nói xong đạo sĩ chỉ cho Nguyên Tự Thực một con đường để trở về, Nguyên Tự Thực đi hơn hai dặm đường và phát hiện phía sau núi có một cái động thông ra bên ngoài.
Trở về đến nhà mới biết đã 6 tháng trôi qua. Tự Thực vội vàng mang vợ con đến Phúc Ninh, khai hoang ruộng đồng, trồng trọt sinh sống qua ngày. Lúc anh ta cuốc đất, chợt nghe thấy tiếng loong koong, phát hiện ra bốn đĩnh bạc chôn dưới đất, vì vậy cuộc sống cũng đỡ khó khăn hơn. Còn Mâu Quân sau này vì chiến tranh loạn lạc nên bị Vương Tướng quân giết chết và cướp hết gia tài, mọi việc xảy ra giống như lời đạo sĩ đã nói trước.
Nguyên Tự Thực vào thời khắc mấu chốt có thiện niệm đã cải biến được phần đời còn lại. Đối với con người ngày nay có lẽ cũng là bài học để tham khảo!
Theo Daikynguyenvn
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/mot-niem-thien-gap-duoc-than-mot-niem-ac-gap-phai-ma-quy.html