Blog Tâm Thức
Phong thủy ứng dụng: Địa thế nơi ở cần phù hợp với cảnh quan xung quanh
Tuesday, 01/03/2016 18:35 pm

Blog Tâm Thức

Theo quan niệm của phong thủy ứng dụng, địa thế nơi ở phù hợp cảnh quan xung quanh sẽ giúp gia chủ được an bình và phát triển.

phong thủy, nơi ở, cảnh quan,

1. Về địa thế nơi ở

Nơi ở của mỗi người phong thuỷ học gọi là Dương Trạch. Trong cuốn sách cổ về phong thuỷ của Trung Hoa cổ đại Hoàng Đế trạch kinh, trong phần mở đầu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trạch (nhà ở): “Trạch là điểm nối giữa Âm và Dương, là dáng vẻ nhân luân (nhân cách) của con người. Không có nhà để bái các bậc minh hiền thì không thể giác ngộ được cái đạo. Trong chuyện cư trú, tuy to nhỏ không như nhau, nhưng không ai là không cần nhà. Vì vậy nhà là cái gốc của con người, ở yên thì gia đình hưng thịnh, nếu không yên thì gia đình suy thoái ”.

Tại Việt Nam ngay từ xa xưa các bậc hiền triết, tiên hiền rất coi trọng xây dựng một nền văn hoá Dương trạch. Nhà ở của các bậc danh nhân các triều đại phần lớn đều chọn nơi đất quý, khu vực Dương trạch cát để ở an lành giữ được sự nghiệp dài lâu.

Lý Thái Tổ (974 – 1028) khi lựa chọn Đại La làm kinh đô, đã nhận thấy cố đô Hoa Lư nằm trong thung lũng bốn bề là núi ( thuộc xã Trường Yên, tỉnh Ninh Bình ngày nay) rất khó khăn cho việc đi lại, nên đã quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội nay). Lập luận của Lý Thái Tổ dựa trên Địa lý – Chính trị nhưng có mang màu sắc phong thuỷ trong nhận thức về Đại La, điều đó thể hiện rõ trong Chiếu dời đô năm 1010:

Thành Đại La kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm Trời Đất, được cái thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Đã đúng Ngôi Nam Bắc, Tây Đông, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của Đế Vương muôn đời…”

Phong thuỷ học cho rằng, kết cấu Dương Trạch còn cần chú ý đến mỹ quan và tính thực dụng. Tại Trung Hoa cổ xưa, từ thời Tiên Tần cách nay hơn 2000 năm, khi xây dựng nhà cửa, người ta đã chú trọng sự đối xứng sân vườn, phòng khách, phòng ngủ. Người ta hết sức tránh người ít mà làm nhà to; có nhà mà không có phòng; phòng ngủ đối diện với hướng bếp, nhà xí, cổng nhà. Nếu có những dấu hiệu trên trong Dương trạch là báo hiệu sự suy vi của gia chủ.

Cảnh quan nơi ở cần xét đến là cây cối. Phong thuỷ học chủ trương trồng cây xung quanh nhà để che chắn cho người ở trong nhà. Xung quanh căn nhà (địa trạch) có cây cỏ tốt tươi thì sinh khí thịnh vượng, giữ độ ẩm cho địa trạch thì nơi đó sẽ phát phú quý. Nếu phía Đông trồng cây đào, cây dương; phía Nam trồng cây mai, cây táo; phía Tây trồng cây hoè, cây du; phía Bắc trồng cây mận thì sẽ đại cát, đại lợi. Tục ngữ cổ có câu: “Cây cỏ cong cong thanh thanh nhà hưởng phúc, cây đào ra quả che ấm mặt sau, cây cao chĩa (cành) đều thang mây nhẹ bước (ý là dễ thăng tiến), cây trúc vòng quanh (nhà) cơm no áo ấm, trước cửa có hoè (cây) tiền nhiều tiến chức”.

phong thủy, nơi ở, cảnh quan,

Xung quanh căn nhà (địa trạch) có cây cỏ tốt tươi thì sinh khí thịnh vượng, giữ độ ẩm cho địa trạch thì nơi đó sẽ phát phú quý.

Ngoài ra, phong thuỷ học còn chú ý tránh sự ở lẻ loi tản mạn đối với nơi ở. Nhà phong thuỷ Viên Thái đời Tống (từ năm 0960 – 1127) Trung Hoa cổ đại nói: “Xung quanh nhà phải có đường đi lại được. Nhà ở không thể không có hàng xóm, nếu bị hoả hoạn không người ứng cứu, xung quanh nhà không có dòng chảy dùng làm ao giếng, nếu bị hoả hoạn không ai cứu được”.

Các triết gia cổ và những người hiểu biết phong thuỷ xưa chủ trương công trình kiến trúc nhà ở phải hài hoà với thiên nhiên. Sao cho khi ở không phiền cho người, vừa làm nổi bật cái vẻ của thiên nhiên, khiến người ta có cảm giác vui tươi, luôn luôn thấy mới để có thể “nhận khí thiêng của sông núi, tinh hoa của Nhật Nguyệt (Mặt trời, Mặt trăng)”, thuận lợi cho rèn luyện tinh thần, ý chí, tình cảm, di dưỡng khí của trời đất. Những bậc trí nhân cổ chủ trương nhà ở phải kề núi gần sông, đất đai màu mỡ, cây xanh tốt.

Sách “Quản Tử – Thừa Mã”, cuốn sách Phong thuỷ thời Nguỵ Tấn (từ năm: 226 – 319) Trung Hoa cổ đại viết: “Phàm lập quốc đô nếu không là dưới đại sơn (núi lớn) thì phải bên đại xuyên (sông lớn), ở cao nhưng không hạn (tuy nơi cao nhưng đào giếng vẫn có nguồn nước), nước dùng phải đủ, thấp mà không sát nước, mà phải có kênh rạch’’. Hoặc “Thánh nhân lập nước quyết không chọn địa hình dốc mà chọn địa hình đất bằng phì nhiêu’’. Từ ý tưởng này mà xét, Hà Nội nay tức kinh thành Thăng Long xưa có phong thủy là thành phố của sông ngòi, rất đại lợi, đại cát ; như người xưa thường nói qua các câu ca dao cổ:

Nhị Hà quanh Bắc sang Đông

Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Khen ai khéo hoạ di đồ

Trước sông Nhị Thuỷ, sau hồ Hoàn Gươm

Cũng có góc nhìn “Hà Nội là thủ đô tự nhiên của Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm” theo màu sắc phong thuỷ, trạng nguyên triều Hậu Lê Nguyễn Giản Thanh (1482 – ?) trong bài “Phụng Thành xuân sắc phú” viết năm 1508 như sau:

TAMTHUC

….

Nhớ xưa

Cõi giữa bang chung

Đứng trên thượng quốc

Đỉnh Tản sơn hùm chiếu Tây Nam

Dòng Nhị Thuỷ rồng chầu phương Bắc

Nghìn dặm giang sơn hiểm đặt

Tượng (hình tượng) đã có danh…

….

Chợ chợ nhà nhà…thành thành thị thị, muôn tử chen thức ánh ngàn hồng. Hướng bốn phương cùng họp đất này, giữa chưng thiên hạ. Hoà mỗi chốn đều đô ấy, ngăn được bởi thế và hình…Nước yên giữ được âu vàng. Đất thịnh vốn chưng thành Phụng…Thành Phụng ấy chốn yếu chốn lạ. Sắc xuân này dưỡng tốt dưỡng thanh…Con con cháu cháu truyền đến muôn đời vạn ức!

Qua khảo cổ và quan sát, cảnh quan phong thuỷ của Thăng Long xưa là cái đối xứng: trong nhà và ngoài trời (đường, phố, chợ..); phía trước sông Hồng song song với tường thành do con người tạo ra và phía sau núi Tản (vùng Sơn Tây) và vùng rừng núi Bắc Bộ. Cảnh quan này là nơi “Tàng phong tụ khí” như cách nói của phong thuỷ, nếu sinh sống nơi đây chỉ có an bình và phát triển.

2. Lưu ý cảnh quan cây cối với ngôi nhà

phong thủy, nơi ở, cảnh quan,

Về cây cối xung quanh nơi ở, phong thuỷ cho là tốt, sẽ làm cho chủ nhân hưởng phúc, thanh nhàn, song cũng nên tránh một số trường hợp mà phong thủy khuyến cáo như sau:

Không trồng đào trước cửa nhà vì trai gái sẽ rượu chè be bét; cửa nhà đối diện với cây thuỳ dương rất độc dễ dẫn đến chết người.

Một cây đứng chặn trước cửa nhà sẽ xảy ra mẹ goá con côi.

Cửa nhà đối diện với giữa rừng cây (trước nhà là rừng cây hay một vườn bách thảo có nhiều cây), sẽ có thể hoạ to bệnh nặng.

Hai cây trồng song song trước cửa thì nếu nuôi súc vật chúng sẽ ốm nhưng người khoẻ; cây to trước nhà dáng hình cổ quái làm cho người ở “khí thống danh bại” (hay mắc bệnh phong, có danh rồi cũng mất).

Rễ cây trước nhà to phồng, người trong nhà dễ bị “đui điếc hôn mê” (thường mắc sai lầm trong cuộc sống); cây to góc tường vây lắm chuyện kinh hoàng.

Bên trái nhà có cây bên phải không có cây thì lành ít dữ nhiều; cây bên phải nhà ra hoa đỏ đẹp rực rỡ, làm tan cửa nát nhà (dễ mắc vào chuyện tình ái không chính).

Cây cong cong như bướu lạc đà, tài (lộc) người đều giảm; cây khô trước cửa cháy nhà thiệt người.

Cành cây cạnh nhà bị dây leo cuốn chặt, thắt cổ đắm đò; cây khô sát nóc nhà đàn bà goá bụa.

Cây to áp sát cửa không có con gái, ít con trai; cây ăn quả chỉ tươi tốt nửa bên trái, người ốm đủ thứ bệnh.

Hai cây kèm hai bên nhà, nhà mất người thân thuộc; cây nhìn như trâu nằm, dầm sương lắm bệnh; trước cửa có cây chết, mất của (nếu) tiến thân hết đường…

Theo minhbao.net

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/phong-thuy-ung-dung-dia-the-noi-o-can-phu-hop-voi-canh-quan-xung-quanh.html