Blog Tâm Thức
Tiên tri của Nostradamus về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25/4
Sunday, 24/04/2016 18:36 pm

Blog Tâm Thức

Cuốn sách «Các Thế Kỷ» (Les-Centuries) của Nostradamus, nhà tiên tri người Pháp sống từ hơn 400 năm trước, đã đoán trước được nhiều sự kiện xảy ra sau này. Trong đó, có sự tiên đoán về sự kiện “cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25/4” của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

tiên tri, thỉnh nguyện ôn hòa, Phap Luan Cong, Bài chọn lọc, 25/4,

Ảnh: Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh, ngày 25/ 4/1999. (Ảnh: Internet)

Đúng 17 năm về trước, vào ngày 25/4/1999, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp ôn hòa ở thành phố Bắc Kinh để yêu cầu giới lãnh đạo đất nước ngừng các hành động quấy nhiễu của họ.

Cụ thể hơn, họ đang tìm cách giải cứu 45 học viên bị đánh đập và bắt giữ vào ngày trước đó.

Mặc dù cuộc biểu tình diễn ra rất tốt đẹp, đám đông giải tán, lúc đi cũng như lúc đến lặng lẽ bình hòa. Trớ trêu thay, vào mùa hè cùng năm, chính quyền Trung Quốc lại phát động một cuộc đàn áp dốc toàn bộ sức lực lên Pháp Luân Công (cũng được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp). Cuộc đàn áp kéo dài cho đến tận ngày hôm nay ở Trung Quốc.

Dưới đây là lời tiên tri của Nostradamus về sự kiện “25/4” này:

Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trấn áp phi pháp

Các Thế Kỷ V, Khổ 64

Nguyên văn tiếng Pháp:

Les assemblez par repos du grand nombre,
Par terre & mer, conseil contremandé :
Pres de l’Automne, Gennes, Nice de l’ombre,
Par champs & villes le chef contrebandé.

Tiếng Anh:

Those assembled by the tranquillity of the great number,
By land and sea counsel countermanded:
Near Antonne Genoa, Nice in the shadow
Through fields and towns, the chief is contraband.

Tiếng Việt:

Những người tập hợp trong yên lặng với số lượng lớn,
Cạnh đất và biển, cuộc thỉnh cầu lệnh hủy bỏ:
Gần Antonne Genoa, Nice trong bóng tối
Qua những cánh đồng và thị trấn, thủ lĩnh buôn lậu.

Hai câu đầu bài thơ này tiên tri về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của học viên Pháp Luân Công; hai câu sau bài thơ tiên tri ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công là hoàn toàn phi pháp.

Hai câu thơ đầu “Những người tập hợp trong yên lặng với số lượng lớn; Cạnh đất và biển, cuộc thỉnh cầu lệnh hủy bỏ” tiên tri về cuộc thỉnh nguyện tập thể của các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào ngày 25/4 và những đợt khiếu nại tập thể của các học viên lên chính quyền sở tại các cấp sau ngày 20/7. Mục đích cuộc thỉnh nguyện là “thỉnh cầu lệnh hủy bỏ (mệnh lệnh trấn áp)”; hình thức là “tập hợp trong yên lặng với số lượng lớn”, thể hiện rõ cuộc thỉnh nguyện tập thể của các học viên Pháp Luân Công là hòa bình và lý tính; địa điểm là Trung Nam Hải “cạnh đất và biển”.

Ngày 23 và 24/4/1999, Cục Công an Thiên Tân bất ngờ phái xuất cảnh sát chống bạo động, đánh đập các học viên Pháp Luân Công lên phản ánh tình huống, khiến nhiều học viên bị thương và bắt giữ 45 người; đồng thời công an Thiên Tân nói với các học viên Pháp Luân Công: “Các vị lên Bắc Kinh đi, lên Bắc Kinh mới giải quyết được vấn đề”. Các học viên Pháp Luân Công chỉ vì muốn tìm giải pháp hợp pháp và hợp lý để giải quyết vấn đề mà bị đánh đập và bắt bớ, do đó họ muốn tìm đến các ban ngành cấp quốc gia để phản ánh tình huống, duy hộ quyền lợi của chính mình và ngăn chặn các hành động phạm pháp.

TAMTHUC

Bắt đầu từ tối ngày 24/4, học viên Pháp Luân Công từ các nơi tự phát ào ào đổ tới Văn phòng Đơn thư Khiếu nại của Quốc vụ viện; đến sớm ngày 25/4, đã có hơn 1 vạn học viên Pháp Luân Công tại phố Phủ Hữu ở Bắc Kinh; số lượng tuy nhiều nhưng không hề cản trở giao thông, cũng không gây huyên náo, trật tự ngay ngắn. Khi ấy Thủ tướng Chu Dung Cơ đột nhiên gặp đám nhân quần thỉnh nguyện ở cổng chính Quốc vụ viện, sau đó tiếp kiến đại biểu học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện để đàm phán, lấy biện pháp hòa bình và hợp lý để giải quyết vấn đề.

tiên tri, thỉnh nguyện ôn hòa, Phap Luan Cong, Bài chọn lọc, 25/4,

Đến sớm ngày 25/4, đã có hơn 1 vạn học viên Pháp Luân Công tại phố Phủ Hữu ở Bắc Kinh; số lượng tuy nhiều nhưng không hề cản trở giao thông, cũng không gây huyên náo, trật tự ngay ngắn. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, đằng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4 có khả năng là một âm mưu của phe La Cán; một mặt công an Thiên Tân khuyên học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, mặt khác cái gọi là “cảnh sát duy trì trật tự” của Bắc Kinh có lẽ đã cố ý hướng đoàn người về Trung Nam Hải. Khi ấy sau khi nhận được “tin tình báo”, Giang Trạch Dân đã ngồi trong xe chống đạn chạy một vòng; ông ta thấy học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện biểu hiện vô cùng trật tự, hòa bình và hòa hợp, nhưng cảm thấy rất bất an.

Sau khi nghe được rằng cuộc thỉnh nguyện đã được giải quyết một cách hòa bình, hơn vạn người đã rời đi, trên mặt đất một miếng giấy rác cũng không có, ông ta cho rằng Pháp Luân Công so với “đội quân thứ 8″ thì kỷ luật còn nghiêm minh, tổ chức còn nghiêm mật hơn; đồng thời, Giang Trạch Dân không mấy hài lòng với Thủ tướng Chu Dung Cơ khi ông đồng ý gặp mặt đàm phán với đại diện học viên Pháp Luân Công và xử lý thỏa đảng vụ việc.

Đêm hôm ấy, Giang Trạch Dân đố kỵ quá không chịu được, bèn bắt chước Mao Trạch Đông trong thời cách mạng văn hóa, viết một phong thư gửi Bộ Chính trị, lấy ý chí cá nhân và thủ đoạn phi pháp để cưỡng chế lật ngược quyết định sáng suốt của Thủ tướng Chu Dung Cơ thời bấy giờ, công khai cuộc đàn áp toàn diện Pháp Luân Công vốn âm thầm từ năm 1996, công khai kêu gọi đảng cộng sản nhất định phải “chiến thắng Pháp Luân Công”.

Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ tuyên bố công khai “chính sách” đàn áp Pháp Luân Công, “lệnh hủy bỏ” hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện hòa bình ở các cấp chính quyền sở tại. Ngày hôm ấy, hơn 1 vạn học viên tới Văn phòng Đơn thư Khiếu nại của Quốc vụ viện ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa đã bị ĐCSTQ dùng bạo lực bắt giữ; cung thể thao Phong Đài thành phố Bắc Kinh, cung thể thao khu Thạch Cảnh Sơn, v.v. cùng rất nhiều sân vận động lớn chứa đầy các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện hòa bình; trước bạo lực của ĐCSTQ, họ vẫn ôn hòa và không có hành vi quá khích nào.

Ngày 22/7, đàn áp chính thức bắt đầu, hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc không hề sợ đàn áp, vẫn tiếp tục thỉnh nguyện hòa bình lên các cấp chính quyền sở tại ở các nơi. Thậm chí đến một năm sau, vẫn không ngừng có các học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện hòa bình giữa cuộc bức hại.

Câu thơ thứ ba “Gần Antonne Genoa, Nice trong bóng tối”; câu này liệt kê cả ba địa danh để đại diện cho toàn quốc, dùng “bóng tối” để ám chỉ sự đen tối trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Thực ra, chữ “Automne” trong tiếng Pháp biểu thị mùa Thu; còn Genoa là thành phố của Ý, Nice là thành phố của Pháp. Chỉ có “gần Antonne (mùa Thu)” là chỉ thời gian, có thể đoán là các cuộc thỉnh nguyện sau ngày 20/7; tuy nhiên bản Anh văn dịch “Automne” thành địa danh “Antonne”, do đó có thể bao quát cả cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25/4.

Có ý nghĩa nhất chính là câu thơ thứ tư “Qua những cánh đồng và thị trấn, thủ lĩnh buôn lậu”. Đây là lời tiên tri rất sinh động về sự triển khai cuộc vận động bức hại Pháp Luân Công đến tận mỗi thành thị và nông thôn trên toàn Trung Quốc; ấy vậy mà đây lại là hành vi “buôn lậu” của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ tà ác. Cuộc bức hại này không hề có tính hợp pháp, cho dù là trong hệ thống pháp luật của chính ĐCSTQ thì cũng không có căn cứ pháp lý nào.

tiên tri, thỉnh nguyện ôn hòa, Phap Luan Cong, Bài chọn lọc, 25/4,

Dẫu có chiểu theo pháp của ĐCSTQ mà phán xét thì hành vi bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn là hoàn toàn phi pháp.. (Ảnh: Internet)

Luật sư “lương tâm” Trung Quốc Cao Trí Thịnh đã viết như sau trong bức thư ngỏ của ông:

“Về hai điều mang tính căn bản trong vấn đề ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, không cần xem lại những gì trong lịch sử, hiện nay người ta đã nhận thức rõ ràng được hai vấn đề này: Thứ nhất là nó vi phạm hiến pháp của Trung Quốc, thứ hai là nó vi phạm hình pháp của Trung Quốc. Điều 35 của hiến pháp Trung Quốc quy định: Công dân là được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng này là do Hiến pháp căn bản của các quốc gia và hiến pháp của chính ĐCSTQ bảo đảm.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thấy ngược hẳn lại, tức là cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công là phi pháp. Tôi nhắc nhở ngài chú ý tới hai thời điểm sau, thứ nhất là cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ phát sinh vào ngày 20/7/1999, tuy nhiên căn cứ pháp luật của ĐCSTQ lại là tháng 11/1999.

Có một nguyên tắc xác lập hình pháp Trung Quốc gọi là nguyên tắc pháp định hành vi phạm tội; nghĩa là hành vi trước khi ban bố hình pháp là không thể có tác dụng điều chỉnh, không có văn bản pháp luật quy định rõ ràng thì không tính là phạm tội; ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công trước ngày 20/7/1999 là không có căn cứ pháp luật.

Tháng 11/1999, ĐCSTQ chế định một loạt các quy định liên quan tới trừng trị tổ chức tà giáo, trên thực tế là đưa ra sau khi đã thực thi, hoàn toàn trái với nguyên tắc pháp định hành vi phạm tội của hình pháp Trung Quốc. Nó vi phạm rành rành cơ sở pháp luật do chính nó chế định, vứt bỏ tất cả nguyên tắc pháp luật; đây là điều vĩnh viễn không thể cải biến của ĐCSTQ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.

Luật sư Cao Trí Thịnh còn nói:

“Trong bức thư ngỏ thứ nhất, tôi đã nêu quan điểm mang tính tổng kết, đó là hành vi của những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc không nằm trong hành vi phạm tội theo hình pháp của ĐCSTQ, điểm này nhất định phải rõ ràng. Điểm thứ hai là những cuộc bắt bớ quy mô lớn sau năm 1999 là do ĐCSTQ đã có sẵn thân phận của học viên Pháp Luân Công, chứ không phải vì ĐCSTQ thực thi trừng phạt hành vi phạm tội nào cả, tức là ĐCSTQ đã cải biến định nghĩa về hành vi, tư tưởng và thân phận trong hình pháp. Cuộc đàn áp năm 1999 đối với Pháp Luân Công là trừng phạt nhắm vào thân phận của họ chứ không phải hành vi”.

Về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, luật sư Cao Trí Thịnh nói:

“Họ hoàn toàn dùng phương thức xã hội đen để xử lý vấn đề Pháp Luân Công. Không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể tra tấn người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể giết hại người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể mổ lấy nội tạng người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể cướp đoạt tài sản người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể tước đoạt tự do của người ta, đây điều ĐCSTQ đã làm trong vấn đề Pháp Luân Công”.

Cho dù vào tháng 11/1999, ĐCSTQ đã chế định ra một loạt các quy định về trừng trị tổ chức tà giáo, thế nhưng không hề có văn bản nào nhận định Pháp Luân Công là “tà giáo”. Thực ra từ trước tới nay, pháp luật của ĐCSTQ chưa hề nhận định Pháp Luân Công là “tà giáo”, cũng chưa hề có lý do gì lấy “quy định pháp luật về trừng trị tổ chức tà giáo” để đối đãi với Pháp Luân Công.

Do đó, chiểu theo pháp luật tà ác của ĐCSTQ mà phán xét thì hành vi bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn là hoàn toàn phi pháp.

Theo chanhkien.org

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/tien-tri-cua-nostradamus-ve-cuoc-thinh-nguyen-on-hoa-25-4.html