Chuông gió nên treo ở nơi đầy đủ ánh sáng
Chuông gió thích hợp treo ở nơi “dương khí thịnh”, tức là nơi có đầy đủ ánh nắng và thông gió. Treo như vậy, chuông gió sẽ có tác dụng hóa sát.
Sử dụng chuông gió đúng cách
– Nếu cửa chính đối diện với đường, treo chuông gió ở góc trên bên trái của cửa, có thể hóa sát.
– Nếu cửa sổ của nhà đối diện với cửa sổ nhà khác, thì treo chuông gió ở cửa sổ, để gia tài của nhà không bị bên kia ảnh hưởng.
Những vị trí tránh treo chuông gió
TAMTHUCDân gian tương truyền, tiếng chuông gió có thể “chiêu âm”. Do vậy, chuông gió không nên treo ở trên đường quỷ (quỷ tuyến) của ngôi nhà. Đường quỷ được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng từ Đông Bắc của ngôi nhà đến phía Tây Nam ở đối diện.
Chuông gió không nên treo trong phòng vệ sinh. Bởi vì như ở trên đã nói, chuông gió khi rung động sẽ “chiêu âm”, mà âm khí của phòng vệ sinh rất nặng, sẽ dẫn tới điều không lành.
Khí trường của phòng ngủ thích hợp tĩnh không thích hợp động, do vậy cũng không nên treo chuông gió.
Phòng bếp có hỏa khí. Treo chuông gió sẽ kích thích những hỏa khí này, cho nên cũng không nên treo chuông gió trong phòng bếp.
Tuy nhiên, chuông gió cũng được phân ra từng loại khác nhau theo từng loại chất liệu, số thanh của chuông, từ đó chọn hướng cửa phù hợp nhất để treo.
Cụ thể: Với chuông gió bằng kim loại bạn nên chọn hướng treo ở Tây, Tây Bắc và hướng Bắc. Chuông gió chất liệu bằng tre, gỗ chọn hướng Đông, Đông Nam và hướng Nam. Còn đối với loại chuông được làm bằng chất liệu sứ, đất sét nung…là hiện diện của mệnh Thổ, nên chọn các vị trí trung tâm, Tây Nam, Đông Bắc, Đông và Đông Nam của ngôi nhà.
Ngoài ra, phần giá treo với các hình ảnh mang tính tượng trưng bạn cũng nên lưu ý, ví dụng chuông gió bằng đất sét hoặc sứ mang hình trái tim sẽ hợp cho hướng Tây Nam (đại diện cho cung tình ái) nên được đặt trong phòng nhà hoặc sân vườn. Trong khi đó, chiếc chuông gió với hình ảnh đức Phật sẽ phát huy tác dụng với những nguồn năng lượng phong thuỷ ở hướng Đông Bắc, tiêu biểu cho cung Học thức..
Tổng hợp