Những thảm họa như là động đất và lũ lụt thường được coi là “thiên tai”, và nhân loại hiện đại nghĩ rằng chúng chẳng có quan hệ gì với đạo đức phẩm hạnh của con người. Người ta không nghĩ rằng chính sự bại hoại của con người mới là nguyên nhân gây ra tai họa.
Nếu các bạn đã từng đọc những cuốn cổ sử như “Sử Ký” hay “Tư Trì Thông Giám” thì sẽ phát hiện ra rằng khi một triều đại đến thời mạt, nhiều tai họa bèn phát sinh; hoặc là khi một vị Hoàng đế hoang dâm vô đạo thì sẽ xuất hiện nhiều cảnh tượng dị thường nơi nhân gian. Khi tai họa ập tới, những bậc quân vương có thiện tâm sẽ trì giới, cử hành nghi thức bái thiên địa, hướng vào đó mà sám hối, hứa sẽ yêu thương dân chúng, đồng thời đại xá thiên hạ. Điều này cho thấy cổ nhân hiểu được mối liên hệ giữa đạo đức con người và các hiện tượng tự nhiên.
Hôm nay, tôi muốn kể một câu chuyện rất cảm động mà đã xảy ra từ rất lâu, rất lâu rồi.
Ngày nay, nói đến châu Nam Cực, chúng ta đều biết rằng đây là một vùng đất băng giá, gió thổi rất mạnh, không có thực vật sinh sống ngoại trừ địa y và rong rêu. Cũng có chim cánh cụt sống ở đó nữa. Vùng đất này rất giàu khoáng sản, và một số trạm nghiên cứu khoa học đã được xây dựng tại đây, trong thế kỷ 20 vừa qua.
Đó là tất cả những thông tin mà chúng ta thu thập được cho tới thời điểm này. Quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể nghĩ đến một tấm bản đồ về châu Nam Cực thời cổ đại. Trên tấm bản đồ này thể hiện châu Nam Cực với ranh giới rất rộng lớn (Vì Nam Cực là châu lục ở tận cùng cực Nam trái đất, nó được bao phủ bởi một lớp băng tuyết dày và khó mà phân biệt được ranh giới của nó). Tuy nhiên, tấm bản đồ này được vẽ trước khi châu Nam Cực được phát hiện. Người vẽ tấm bản đồ này tuyên bố rằng ông đã tham khảo từ một tấm bản đồ cổ hơn, thứ thể hiện ranh giới châu Nam Cực trước khi bị bao phủ bởi băng tuyết.
Do vậy, hôm nay chúng ta sẽ nói về nền văn minh từng một thời tồn tại trên lục địa Nam Cực.
Châu Nam Cực từng nằm cạnh đảo Sumatra thuộc Indonesia, gần với đường Xích đạo.
Nền văn minh trên lục địa này từng trải qua những thời kỳ thịnh suy khác nhau. Trong nền văn minh gần đây nhất, khi nó lên đến đỉnh cao, có khoảng hai mươi quốc gia, hàng chục dân tộc và một chủng tộc cơ bản. Tất nhiên, cũng có một số chủng tộc khác ở trên các lục địa khác nữa.
So với nền văn minh của nhân loại ngày nay, nền văn minh thời bấy giờ phát triển hơn rất nhiều. Vì chuẩn mực đạo đức của nhân loại thời ấy rất cao, người ta không cần tiêu hao nhiều sức lực để duy trì sự phát triển của xã hội. Lấy ví dụ, khi người ta gieo trồng vụ mùa, một khi hạt giống được gieo xuống đất, họ không cần phải gieo lại trong ba hay năm năm tiếp theo. Trái cây trông rất to và giàu dinh dưỡng. Theo thuật ngữ ngày nay, ngũ cốc mà họ trồng là những loại thức ăn “hữu cơ”. Nếu chủ nhân mảnh đất trồng trọt phát sinh tư tâm hay ý niệm bất hảo, những điều xấu sẽ xảy đến với vụ mùa của ông ta, chẳng hạn như chúng khô héo rồi chết. Bất cứ ai thấy cảnh này đều biết rằng đây là lúc mà người chủ mảnh đất cần chú ý hơn nữa đến hành xử đạo đức của bản thân mình. Cũng như câu nói của người Đông Bắc, Trung Quốc: “Người không coi trọng đức thì chẳng ai ưa”.
Mặc dù năng lượng mà họ sử dụng trong công nghiệp cũng từ than đá và dầu mỏ, nhưng công nghệ của họ cho phép tận dụng triệt để nguồn khoáng sản mà không gây ô nhiễm.
Cũng có sự khác biệt giữa các cá nhân. Có một khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Tuy nhiên, khoảng cách này hoàn toàn khác với “khoảng cách giàu nghèo” ngày nay. Để tôi miêu tả thế này: Người bần cùng nhất vào thời đó không chỉ sở hữu rất nhiều của cải, mà họ còn có tiêu chuẩn đạo đức rất cao. Họ hài lòng với những gì mình có và không ganh tỵ với người giàu chút nào. Những người giàu, nói một cách tương đối, quan tâm rất nhiều đến người nghèo. Họ không bao giờ coi thường người khác.
Về cơ bản, tình huống chung là như vậy.
TAMTHUCỞ tại lục địa đó, có một vị quốc vương của quốc gia lớn nhất. Vị quốc vương này đặc biệt có năng lực cai trị quốc gia, nhưng ông luôn biết cách chọn người hiền để làm các việc. Ông thường hướng nội tâm và tự tìm kiếm những thiếu sót của chính mình. Ông cũng rất quan tâm đến dân chúng. Dần dần, đất nước của ông trở nên hùng mạnh nhất trên toàn cõi lục địa.
Một ngày nọ, quốc vương cùng đoàn tùy tùng đi du ngoạn và quan sát điều kiện sinh sống của dân chúng. Họ đi lang thang trong thành. Vừa đi được một lúc, họ nghe nói rằng một vị tiên nhân đắc đạo sẽ tới đây và dạy người ta phương pháp chế tạo vật thể bay trên không trung.
Quốc vương hỏi đoàn tùy tùng: “Các ngươi có biết tại sao ta dẫn các ngươi ra ngoài không? Bởi vì ta muốn các ngươi nghe điều mà họ vừa nói. Đêm hôm trước, ta có giấc mộng rằng một vị tiên nhân sẽ tới đây để chỉ bảo ta cách cai trị đất nước một cách từ bi và chú trọng tìm kiếm bên trong chính mình. Những điều chúng ta nghe được hôm nay chẳng phải tương hợp với giấc mộng của ta là gì”.
Quốc vương và đoàn tùy tùng tiếp tục rảo bước. Một lúc sau, họ cảm thấy đói và bước vào một tửu quán. “Rượu” vào thời đó khác hẳn với thứ rượu của chúng ta ngày nay. Thứ rượu đó không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng giải trừ sự mệt mỏi; uống hoài mà không say. Để tránh dân chúng nhận ra mình, quốc vương đeo một tấm mạng che mặt trước khi ông rời khỏi cung điện. Do quán rượu rất đông khách, quốc vương cùng đoàn tùy tùng ngồi trong một góc khuất. Họ gọi đồ ăn và bắt đầu ăn. Rồi có hai cô gái xinh đẹp bước vào. Họ trông giống như người ngoại quốc bởi vì cách phục sức của họ rất lạ. Vì còn một chiếc bàn trống bên cạnh quốc vương, hai cô gái ngồi tại đó, gọi đồ ăn và tán gẫu.
Quốc vương có thể nghe được những gì họ nói. Họ nói rằng họ tới vương quốc này để kén chồng và nói: “Ai cũng nói rằng dân chúng tại vương quốc này có tiêu chuẩn đạo đức rất cao, và đàn ông ở đây phẩm chất thật tuyệt vời”. “Nếu ta không thể tìm được một tấm chồng lý tưởng, ta thà sống độc thân trong phần đời còn lại còn hơn là lấy một người không xứng đáng”. “Này, ta nghe nói rằng một vị tiên nhân đang tới đây. Nếu ta có thể gặp người đó, ta sẽ rất hài lòng dẫu ta có sống độc thân suốt cuộc đời”.
Nghe cuộc trò chuyện của họ, quốc vương có nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn…
Sau bữa ăn, quốc vương cùng đoàn tùy tùng hồi cung. Hai ngày sau, có người báo rằng một người tự xưng là “tiên nhân đắc đạo” muốn bái kiến quốc vương. Quốc vương truyền chỉ cho nghênh tiếp người đó. Khi gặp mặt vị tiên nhân, quốc vương chào bằng nghi lễ trang nghiêm, đồng thời thỉnh vị tiên nhân chỉ giáo cho cách bay lên không trung.
Vị tiên nhân nói: “Kỳ thực, mọi người đều có khả năng bay lên được. Hiện tại quốc dân có chuẩn mực đạo đức rất cao, đồng thời phương tiện bay cũng đã khá tiên tiến rồi. Tuy nhiên, mọi người vẫn chưa thể giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đối với một sinh mệnh, nếu có tiêu chuẩn đạo đức cao thì sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc với không nhiều đau khổ. Nhưng họ không thể tận hưởng phúc khí mãi mãi được, cũng như tiêu chuẩn đạo đức của họ cũng không thể duy trì cao mãi mãi được. Hôm nay ta tới đây là để nói với quốc vương cùng thần dân rằng có rất nhiều phương pháp để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Hôm nay ta sẽ truyền cho quốc vương một phương pháp”.
Rồi vị “tiên nhân” hiển hiện cho quốc vương xem hình tượng thật của mình, hình tượng của một vị Phật. Do quốc vương có một căn cơ rất tốt nên ông bèn nhớ lại một số nhân duyên kiếp trước của mình.
Tại một cảnh giới không cách quá xa Tam giới, Phật Thích Ca Mâu Ni đã an bài để tới thế giới con người từ rất sớm và đặt cơ sở cho văn hóa tu luyện; đồng thời giúp duy trì những giá trị đạo đức trong xã hội nhân loại để đức Chuyển Luân Thánh Vương có thể truyền Đại Pháp của vũ trụ trong tương lai. Ngoài ra, khi Phật Thích Ca Mâu Ni tới, đó là một nền văn minh tiền sử có trước nền văn minh nhân loại ngày nay của chúng ta. Mục đích là để kết duyên với chúng sinh và lựa chọn đệ tử khi Ngài truyền Pháp của Phật giáo trong chu kỳ văn minh nhân loại thời mạt kiếp này (Mặc dù người được chọn làm đệ tử đã được an bài trước bởi thiên thượng, nhưng để tránh sai lệch, quan hệ nhân duyên vẫn cần được tái thiết lập trong thế giới con người). Và quốc vương đã có công lao to lớn khi hoằng dương Phật Pháp, đồng thời ông cũng rất tinh tấn trong tu luyện. Trước khi lâm chung, vị tiên nhân (Phật Thích Ca Mâu Ni) đã nói với quốc vương rằng trong nền văn minh kế tiếp, ông sẽ lại trở thành đệ tử của Ngài và tên ông sẽ là “Mục Kiền Liên”.
Sau 1.000 năm thịnh vượng, do chuẩn mực đạo đức không còn tốt nữa nên vương quốc bắt đầu suy tàn.
Vị quốc vương cuối cùng của vương quốc không còn tin vào Thần nữa. Ông cũng rất ích kỷ và hà khắc với dân chúng. Trái lại người vợ của ông, Hoàng hậu, là người có đạo đức và phẩm hạnh khá cao. Trên thực tế, đây là an bài của Thần để tiếp tục kéo dài nền văn minh này. Nhưng quốc vương, với nhiều chiêu thuật khác nhau, cũng khiến Hoàng hậu trở nên tự tư và trở thành một người hoàn toàn khác. Nhưng dẫu sao Hoàng hậu vẫn còn tính chính trực và bà đã ảnh hưởng đến hai người thị nữ (hầu gái) rất nhiều. Những năm sau đó, không những quốc vương không tin vào Thần nữa mà ông còn bất kính với Thần. Đây là thời điểm để chuyển sang một chương mới trong lịch sử.
Để lưu lại tài nguyên thiên nhiên cho chu kỳ văn minh tiếp theo và cũng để dạy cho nhân loại một bài học; ngay sau khi quốc vương bất kính với Thần lần thứ hai, đột nhiên mặt đất như nứt ra và bầu trời tưởng chừng như sắp sụp xuống. Một trận hồng thủy cao hàng chục mét đã ập vào bờ và hủy diệt mọi thứ. Ngoài ra, hơn mười núi lửa đồng thời phun trào kèm theo địa chấn dữ dội. Ngay lập tức, nền văn minh hàng vạn năm lịch sử đã biến mất trong ngọn lửa giận dữ của Mẹ thiên nhiên.
Bản khối đại lục trôi nhanh về phương Nam. Từ trên bầu trời, những quặng khoáng sản rơi xuống như mưa. Đó là sự an bài của Thần để biến lục địa Nam Cực thành một kho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Vì những tài nguyên này sẽ được nhân loại tương lai sử dụng nên chúng phải bị phong bế. Nếu dùng phương thức khác để phong bế thì nhân loại sẽ không thể khai thác được những tài nguyên này. Do vậy, Thần đã lợi dụng điều kiện khí hậu lạnh giá ở Nam Cực. Ngoài ra, Thần còn làm cho băng tuyết dày hơn và gió mạnh hơn ở Nam Cực. Kết quả là, châu lục bị phong bế trong những lớp băng tuyết dày để khi thời gian tới, khi nhân loại phát hiện ra châu Nam Cực, dẫu nhân loại có biết về những tài nguyên này thì họ cũng không biết quá nhiều cho tới khi nhân loại khai thác những tài nguyên này vào đúng thời điểm. Đó là nguyên nhân tại sao Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực.
Lại nói về Hoàng hậu, sau khi chủ nguyên thần của bà rời khỏi thân thể, bà vẫn nhớ về dân chúng và hoàn cảnh sống của người dân nơi mảnh đất ấy. Vị Thần quản lý vùng này do cảm kích trước ân đức của bà với mảnh đất và đã an bài cho bà trở thành Nữ vương của mỹ nhân ngư (người cá) nơi đại dương sâu thẳm. Hai người thị nữ trước đây của bà nay trở thành hai mỹ nhân ngư hầu hạ bà.
Thế giới của mỹ nhân ngư thậm chí còn mỹ diệu hơn cung điện pha lê trong truyền thuyết. Bà trở thành nữ vương ở đó trong năm trăm năm. Sau đó bà đã được chuyển sinh đi một nơi khác. Vì dung lượng bài viết có hạn, tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây.
(Trích từ bài viết của tác giả Tiểu Liên)
Theo chanhkien.org
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/kiep-truoc-cua-muc-kien-lien-tu-luyen-o-nam-cuc.html