Blog Tâm Thức
9 điểm nhìn người qua câu chuyện Ngụy Văn Hầu chọn tướng quân
Tuesday, 02/08/2016 23:21 pm

Blog Tâm Thức

Đối với việc học người xưa cách đối nhân xử thế, thì con người ngày nay có học mãi cũng khó mà hết cho được. Đặc biệt là những câu chuyện xưa dạy cách nhìn người, quả thực ý nghĩa và lưu truyền ngàn năm.

nhìn người, ngụy văn hầu,

(Ảnh: Internet)

Thời xưa, các quân vương luôn coi trọng việc sử dụng và chiêu mộ hiền tài để trợ giúp mình cai quản quốc gia đại sự.

Năm ấy, Ngụy Văn Hầu muốn chọn tể tướng để giúp lo việc nước. Ông đang phân vân giữa hai người là Ngụy Thành Tử và Địch Hoàng, không rõ nên chọn ai. Cuối cùng Ngụy Văn Hầu đã triệu Lý Khắc vào để hỏi ý kiến.

Ngụy Văn Hầu nói với Lý Khắc:

Nghe, xem cách họ làm

Nghe xong lời nói của một người, cần xem họ có đi làm như vậy hay không. Không sợ nói không đúng, chỉ sợ nói mà không làm.

Cử chỉ, xem sở thích của họ 

Thông qua sở thích của một người, cũng có thể nhìn ra bản chất của người đó.

Thói quen, xem lời nói của họ

Người giữ chữ tín và đáng trọng dụng là người có lời nói trung thực, không đổi trước sau. Ban đầu nếu nói thế này, sau lại nói thế kia, thì đó là người không thể tin được.

Nghèo, xem họ không chịu gì

Người nghèo mà không ngại, nghèo mà không hèn, đó mới là người có phẩm hạnh tốt.

Hèn, xem họ không làm gì

Người có địa vị thấp mà không xấu hổ, không xu nịnh, giữ gìn sự tôn nghiêm của bản thân, người như vậy phẩm chất đặc biệt tốt”.

Ngụy Văn Hầu nghe xong những lời can gián rất thẳng thắn và chí tình chí lý của Lý Khắc thì cảm thán nói: “Tốt lắm, cho khanh lui, trẫm đã biết nên như thế nào rồi”.

Lý Khắc cáo từ quân vương, trên đường về nhà vừa hay lại gặp Địch Hoàng. Địch Hoàng chào ông rồi gặng hỏi: “Nghe nói quân vương triệu tiên sinh vào triều để hỏi ý kiến của ông nên tiến cử người nào làm Tể Tướng. Vậy cuối cùng quân vương đã chọn ai?”.

Lý Khắc trả lời: “Đã chọn rồi, là Ngụy Thành Tử”.

Địch Hoàng lập tức mặt biến sắc, giận dữ nói: “Tôi có điểm nào không bằng Ngụy Thành Tử chứ? Thái thú của Tây Hà do tôi tiến cử lên, khi quân vương lo lắng sự việc ở Nghiệp Thành, tôi tiến cử Tây Môn Báo đến cai trị. Khi Quân Vương muốn đánh nước Trung Sơn, tôi đề cử Nhạc Dương Tử mà chiến thắng được nước này. Kết quả tứ bề đều êm đẹp. Vậy vì sao tôi không đủ tiêu chuẩn làm thừa tướng chứ?”.

Nghe Địch Hoàng nói xong, Lý Khắc mới ôn tồn đáp:

“Ngài làm sao có thể so với Ngụy Thành Tử được? Ngụy Thành Tử bổng lộc 10 phần thì đã dùng đến 9 phần để chiêu mộ hiền tài cho quốc gia, chỉ một phần giành cho gia đình mình. Ông ấy đã mời được 3 vị nhân sĩ rất đạo đức từ phương Đông đến giúp vua. Vua tôn họ lên làm Thầy, và học tập đạo lý trị quốc của họ. Còn 5 người mà ngài tiến cử, chỉ có tài cán của người bề tôi, quân vương xếp họ vào những chức vụ của bề tôi. Vậy thì ngài làm sao bằng được Ngụy Thành Tử đây?”.

Địch Hoàng nghe xong cảm thấy tự hổ thẹn, chắp tay tạ lỗi Lý Khắc rồi nói: “Tiên sinh nói chí phải, tôi không thể sánh ngang Ngụy Thành Tử rồi”.

Quả nhiên, sau đó Ngụy Văn Hầu đã chọn Ngụy Thành Tử làm tướng quốc.

(Theo “Sử ký”)

nhìn người, ngụy văn hầu,

Quả thật, để nhận biết phẩm chất của một người, phải quan sát không chỉ ngôn từ mà còn cả cách ứng xử và hành động của họ. Người có khí tiết cao thượng, là bậc nhân sĩ có đạo đức, chắc chắn lời nói và hành vi luôn đi đôi và đồng nhất, do đó họ sẽ cảm hóa được mọi người xung quanh.

Lý Khắc thực sự thông thái, có khả năng nhận biết đúng người hiền tài. Ngụy Thành Tử là người đức độ, sẵn lòng vì dân vì nước mà hy sinh quyền lợi bản thân không nề hà. Ngụy Văn Hầu thật sáng suốt khi thỉnh mời nhân tài như Lý Khắc để tư vấn chọn người hiền tài giúp mình trị quốc. Còn Địch Hoàng tuy nóng vội hấp tấp nhưng vẫn kịp thời tỉnh ngộ mà tuân theo lẽ phải.

Câu chuyện xưa dù súc tích vậy thôi nhưng quả là một bài học quý, giúp chúng ta học được không ít đạo lý làm người.

Bảo An, theo NTDTV / Minhbao

 

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/9-diem-nhin-nguoi-qua-cau-chuyen-nguy-van-hau-chon-tuong-quan.html