Blog Tâm Thức
2 loại thực phẩm trồng tại nhà giúp người dân Sơn Đông ít bị ung thư dạ dày
Tuesday, 16/08/2016 10:00 am

Blog Tâm Thức

Vì sao người Sơn Đông ít bị ung thư dạ dày? Gần đây có một bài viết trên mạng được rất nhiều người chia sẻ. Lý do là vì trong bữa cơm của họ chắc chắn không thể thiếu tỏi và hành lá.

Hai đặc sản quý của Sơn Đông

Vì sao người Sơn Đông ít bị ung thư dạ dày? Đáp án chính là trong bữa ăn của họ.” Theo bài viết nói trên, trong bữa cơm của người Sơn Đông chắc chắn không thể thiếu tỏi và hành lá. Hai loại thực phẩm này được trồng ngay tại địa phương, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người dân, giải thích cho việc tỉ lệ người Sơn Đông mắc ung thư dạ dày rất thấp. Bởi vì tinh dầu tỏi có thể làm giảm hàm lượng nitrite gây ung thư, còn hành lá lại giàu chất propylene sulfide có thể ức chế vi khuẩn đường tiêu hóa chuyển hóa nitrite thành nitrosamine, ngăn chặn quá trình gây ung thư.

Vì vậy, muốn phòng chống ung thư dạ dày thì không thể không học tập người Sơn Đông ăn hành lá và tỏi, đồng thời cũng phải ăn ít dưa muối, cá khô, thịt muối v.v. để tránh nitrite chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư dạ dày.”

Hành lá, hành nói chung không chỉ là gia vị mà đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)
Hành lá, hành nói chung không chỉ là gia vị mà đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)

Thật vậy, một khi nói đến đặc sản của Sơn Đông, đa số đều sẽ nghĩ đến “bánh cuốn hành”. Người lớn tuổi thích ăn tỏi sống để diệt khuẩn, tiêu độc, mùa hè không lo bị tiêu chảy, mà không ngờ lại có thể phòng ung thư!

Ăn nhiều hành tỏi, giảm ăn thực phẩm muối

Ngoài việc nên ăn nhiều hành tỏi thì cũng phải giảm ăn các thực phẩm muối chua. Nơi nào người ta thích ăn hành tỏi thì nơi đó có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày thấp, điều này cũng đã được các chuyên gia y học khẳng định. Giáo sư Trung y – chủ nhiệm Kim Tiểu Pha ở Khoa tiêu hóa bệnh viện Trung y thành phố Nam Kinh cho rằng tỉ lệ phát bệnh các khối u đường tiêu hóa có sự khác biệt nhất định tùy theo khu vực, “ăn tỏi có liên quan đến việc giảm tỉ lệ ung thư dạ dày mà bài viết nhắc đến đúng là có cơ sở thống kê.

Chủ nhiệm Kim Tiểu Pha cho biết vào khoảng những năm 80, ông đã từng được đọc bài viết của tổ chức nghiên cứu y học tỉnh Sơn Đông đăng trên một tạp chí y học, trong đó có kết quả khảo sát sự liên quan giữa tỉ lệ phát bệnh ung thư dạ dày với tỏi trên tổng số 5000 người tại 17 huyện ở Sơn Đông. Thế nhưng, không phải tỉ lệ mắc ung thư dạ dày đều thấp tại tất cả các khu vực ở Sơn Đông.

Nên hạn chế ăn thịt chế biến sẵn để phòng tránh ung thư (Ảnh: Internet)
Nên hạn chế ăn thịt chế biến sẵn để phòng tránh ung thư (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia đã nói với phóng viên, trong số 4 huyện có tỉ lệ qua đời vì ung thư dạ dày thấp nhất ở khu vực phía Bắc sông Trường Giang thì đứng đầu là huyện Thương Sơn, tỉnh Sơn Đông. Người dân ở đây trung bình mỗi năm ăn đến 6kg tỏi. Thế nhưng tại huyện Lâm Cù chỉ cách Thương Sơn 200 km nhưng tỉ lệ qua đời vì ung thư dạ dày lại gấp 10 lần Thương Sơn. Điều này cũng có liên quan đến thói quen ăn uống ở địa phương, người dân khu vực Lâm Cù thích ăn những loại thực phẩm muối chua như dưa muối và mỗi năm chỉ ăn không đến 1,5 kg tỏi.

Ông Kim Tiểu Pha nói, nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy tỏi có tác dụng ức chế vi khuẩn dạ dày nitrite và làm giảm hàm lượng nitrite trong dịch dạ dày. “Chúng ta đều biết rằng, các thực phẩm muối chua cũng là một trong những loại thức ăn dễ gây ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu, hàm lượng chất lưu huỳnh dồi dào trong hành tỏi có thể ứng chế sự hình thành ung thư dạ dày. Khi các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ đạt nồng độ 40μg / ml thì có thể có tác dụng ức chế sự nhiễm helicobacter pylori, mùi mà chúng ta thường ngửi thấy trong tỏi chính là do hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tạo ra. Hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức xếp helicobacter pylori vào một trong những thành phần đầu tiên gây ra ung thư dạ dày. Tránh được sự nhiễm helicobacter pylori thì có thể giảm khả năng chuyển bệnh của ung thư dạ dày xuống 40%.

Ăn hành tỏi sống thế nào là tốt nhất?

  1. Cắt nhỏ, để khoảng 15 phút rồi ăn.

Các chuyên gia cho biết, allicin trong tỏi có tác dụng lớn nhất, nhưng lại rất không ổn định, gặp nóng thì sẽ dễ mất đi tác dụng, vì vậy nên ăn tỏi sống. Tốt nhất là cắt tỏi và để khoảng 15 phút để nó kết hợp với oxy tạo thành allicin rồi mới ăn.

  1. Ăn sống sau bữa cơm

Do tỏi ó tác dụng kích thích dạ dày nên khá nhiều người ăn tỏi khi bụng đói sẽ cảm thấy khó chịu, vì vậy kiến nghị tốt nhất là mọi người ăn sau bữa cơm. Và những người đã bị loét dạ dày nên ăn ít.

  1. Sau khi ăn uống một ngụm sữa để khử mùi

Sau khi ăn tỏi, trong miệng có mùi khó chịu thì có thể uống một ly sữa ấm, uống từ từ để khử mùi tỏi trong uống. Ngoài ra, ăn một chút những loại quả chua như chanh, buổi hay nhai lá trà, súc miệng bằng nước lá trà cũng có thể khử mùi tỏi.

Ghi chú:

Nitrit: là hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe.

Nitrosamine: là nhóm các hợp chất hóa học, hầu hết trong đó là chất gây ung thư. Nitrosamine được tạo ra khi nitrite và amin kết hợp trong môi trường acid như dạ dày.

Helicobacter pylori: một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.

Allicin: Allicin giúp chống lại các vi-rút gây bệnh, là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống.

Theo Secretchina

:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/vi-sao-nguoi-son-dong-bi-ung-thu-da-day-hai-loai-thuc-pham-nay-co-phong-chong-ung-thu-da-day.html