Blog Tâm Thức
“10 điều không nên quá” trong dưỡng sinh theo Đạo gia
Monday, 29/08/2016 10:00 am

Blog Tâm Thức

Đạo gia xem trọng tự nhiên, chủ trương điềm tĩnh như không, bồi dưỡng tuổi già.

Duong sinh Dao gia

“Đạo” là trung tâm tư tưởng Đạo gia mà tiêu biểu là Lão Tử và Trang Tử. Đạo gia cho rằng “đạo” là căn nguyên của vũ trụ, là nguyên tắc thống trị mọi sự vận động trong vũ trụ. Đạo gia xem trọng tự nhiên, chủ trương điềm tĩnh, bồi dưỡng tuổi già. Tư tưởng “Tinh, khí, thần” trong Đạo gia và y học có quan hệ mật thiết với dưỡng sinh, ví như những vấn đề về chế độ ăn uống hằng ngày, tinh thần và cảm xúc v.v. Ở đây chủ yếu phân tích 10 phương diện mặc, ăn, ở, dùng, làm, an nhàn, hỷ, nộ, danh, lợi.

1. Không mặc quá ấm

Đạo gia cho rằng mặc giản dị, phù hợp và thoải mái, lựa chọn trang phục phù hợp nhất dựa theo thời tiết, khí hậu và trình độ tập luyện. Cơ thể người mà khí huyết lưu thông thì sẽ không cảm thấy lạnh. “Mặc không quá ấm” chính là đừng dựa vào quần áo để làm ấm nhiều quá, mà phải nâng cao sức đề kháng và sức sống của cơ thể. Đối với vấn đề “kín đáo” và “lạnh”, Đạo gia phần nhiều chọn ‘’lạnh”. “Mặc ấm vừa phải là cũng đủ yên tâm” chính là nói đạo lý này.

2. Không ăn quá no

Đạo gia tu hành tuyệt đối không được “Ăn uống quên ngày tháng, ăn không ngồi rồi” mà phải quên đi sự hối hả và ồn ào của thế gian, tìm đến cảnh giới tinh thần điềm tĩnh như không. “Ăn không quá no” tức là không được ăn to uống nhiều, phải thường xuyên giữ cho cơ thể có cảm giác đói vừa phải, ăn nhiều không có lợi cho dưỡng sinh, hay nói cách khác là “thường có ba phần đói, bách bệnh không dám đến.”

3. Không ở quá xa xỉ

Nơi ở nên đơn giản, đón không khí, tự nhiên. “Cửu thủ” trong dưỡng sinh Đạo gia chính là muốn nói ta giữ lối sống quá xa hoa đi ngược lại với đạo thì tự sẽ khó trường thọ. Cửu thủ đó là:

  1. Giữ hòa: âm dương hài hòa;
  2. Giữ tín: giữ vững tinh thần;
  3. Giữ khí: giữ gìn khí huyết trong cơ thể;
  4. Giữ người: hành động theo đạo nhân nghĩa;
  5. Giữ giản: tiết kiệm để dưỡng sinh chứ không nghèo khó;
  6. Giữ dị: không sống vì tác động bên ngoài;
  7. Giữ lặng: điềm tĩnh và thuận theo tự nhiên;
  8. Giữ đầy đủ: biết hài lòng với những gì đang có;
  9. Giữ nhược: khí huyết hài hòa và trạng thái bình yên.

Trong đó, giữ sự giản dị, giữ cho mọi chuyện nhẹ nhàng, giữ cho tâm bình lặng chính là phải giản dị tiết kiệm, giữ gìn bản thân, quay về với thiên nhiên.

4. Không hành quá hoang phí

Đạo gia hoàn toàn không phủ nhận tài phú, “hành không quá phú” chính là muốn nói không được quá đeo đuổi tiền bạc hoặc khổ sở vì chúng. Hành là chủ xuất hành, hành vi, hành sự, hành động, nghĩa là đừng dùng xe quá đắt tiền khi đi lại, hành vi xử sự không được vung tiền, khi làm việc gì đó không được quá chú trọng tiền bạc mà xem nhẹ đạo đức, đồng thời cũng không được đặt tiền bạc làm tiền đề khi hành động. Đạo gia cho rằng “tiền bạc có thể phá vỡ khí”, quá đeo đuổi tiền bạc sẽ ảnh hưởng đến tu tập, thậm chí là sẽ khiến “tinh, khí tan rã”.

5. Không lao động quá mệt

Dưỡng sinh Đạo gia rất chú trọng luyện tập hình thể và sức lao động, thế nhưng cũng nhấn mạnh rằng “làm việc điều độ, không hại đến cơ thể”, “ngũ lao thất thương” chính là điều cấm kỵ trong dưỡng sinh Đạo gia. “Ngũ lao” là chỉ nhìn lâu hại máu, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại cơ thể, đứng lâu hại xương cốt, đi lâu hại bắp thịt; “Thất thương” ý nói quá no thương tì, giận dữ thương can, vác nặng ngồi lâu thương thận, mình rét uống lạnh thương phế, lo buồn suy nghĩ thương thần, mưa gió nóng rét thương hình, lo sợ không điều độ thương chí. Vì vậy, người muốn dưỡng sinh thì phải cố gắng tránh ngũ tạng, máu huyết, kinh mạch, xương cốt bắp thịt phải làm việc quá sức hoặc xúc động thái quá mà dẫn đến tổn hại sức khỏe.

6. Không sống quá an nhàn

Tục ngữ có câu “sống vì gia khổ, chết vì an lạc”. Sự tự nhiên thoải mái, sống thanh bần vui đời mà Đạo gia nói đến hoàn toàn không phải là muốn con người ta không cần lo nghĩ, khư khư an nhàn mà là phải vượt qua hiện thực, vượt lên cái tôi để lòng được nhẹ nhàng, cảnh giới được nâng cao, trí tuệ được phát triển.

Duong sinh dao gia

7. Không vui quá đà

Hỉ là một trong bảy trạng thái cảm xúc, nhưng đối với việc tốt, việc vui thì cũng nên thận trọng và tiết chế mức độ hưng phấn. “Tức nước vỡ bờ”, vui vẻ quá độ sinh ra bi quan, vui đến bật khóc. “Vui không quá đà” là muốn nhắc nhở ta đừng vui vẻ quá mức, không được vượt qua ngưỡng tâm lý của con người.

8. Không quá tức giận

Tu tâm trước tiên phải tu đức, dưỡng thân trước tiên phải khống chế tức giận. Trong lịch sử, “xung quân nhất nộ vi hồng nhan”, “lôi đình chi nộ động Cửu Tiêu”, nhỏ là lầm người lầm việc, hại người hại mình, lớn thì chiến tranh đây đó, hại nước thương dân. Lão Tử nói rất đúng, “không tranh với ai, nên không ai tranh giành với mình.” Khi nói chuyện với người khác, không cần biết là đúng hay sai, mỗi lần tức giận tức là thể hiện mình không có kiên nhẫn, cũng là điều cấm kỵ trong dưỡng sinh Đạo gia. Người dễ nổi nóng cần phải tăng cường tu tưỡng, chú ý khống chế tức giận. Sự tức giận ở con người ta đa phần đến từ lòng tham lam và ích kỷ, nếu như có thể dùng một tâm thái nhẹ nhàng để nhìn công danh lợi lộc trên đời thì sự tức giận tự nhiên cũng sẽ bị hóa giải. Con người ta sẽ luôn gặp rất nhiều chuyện khiến bản thân tức giận trong cuộc sống, nếu như chúng ta có thể biến tâm trạng tức giận thành sự cảm kích thì sẽ có thể làm tức giận tan biến.

9. Không quá cầu danh

Công danh giống như mây khói bay qua trước mắt, có người hôm nay thấy trên chương trình “The Apprentice” (Nhân viên tập sự) thì ngày mai có thể đã bị loại rồi. Vì thế hà tất phải quá để tâm và cưỡng cầu danh vọng. Đạo gia nhấn mạnh “điềm nhiên”, dù cho việc gì cũng phải điềm nhiên, đừng cưỡng cầu những gì khó nắm bắt được. Phải thật sự làm được “không quan tâm hơn thua, nhìn trời thấy mây bay gió thoảng; Không quan tâm đi hay ở, chỉ như nhìn thấy hoa nở hoa toàn trước cửa mà thôi.” Nếu người nào có thể làm được đến mức lòng nhẹ nhàng thư thái quên đi ưu và khuyết điểm thì tự nhiên sẽ có thể rời xa đúng sai, có thể vô ưu vô lo, sống một cuộc đời tự do tự tại.

10. Không quá ham lợi

Nếu bị lợi ích làm hại tâm, tham lam đến không biết sai đúng chắc chắn là một người không biết dưỡng sinh. Dưỡng sinh theo Đạo gia nhắc đến “mười ba hư vô”:

  1. Hư: di hình vong thể, điềm nhiên nhược vô;
  2. Vô: tổn tâm khí ngụy, phế ngụy khứ dục; 
  3. Thanh: chuyên tinh tích thần, bất vi vật tạp;
  4. Tĩnh: phản thần phục khí, an nhi bất động; 
  5. Vi: thâm cư nhàn xử, công danh bất hiển;
  6. Quả: nhàn vân dã hạc, độc đắc đạo du; 
  7. Nhu: hô hấp trung hòa, hoạt trạch tế vi; 
  8. Nhược: hoãn hình tòng thể, dĩ phụng bách sự;
  9. Ti: tăng ác tôn vinh, an bần nhạc nhục; 
  10. Tổn: độn doanh đào mãn, y thực thô sơ;
  11. Thời: tĩnh tác tùy dương, ứng biến khước tà; 
  12. Hòa: bất hỉ bất nộ, bất ai bất nhạc;
  13. Sắc: : tiết thị tiết thính, tinh thần nội thủ.

Tất cả những điều này đều thể hiện nguyên tắc dưỡng sinh  “từ bỏ lợi ích, ngộ đạo tu chân”.

Dưỡng sinh theo Đạo gia có tư tưởng nội hàm phong phú, có giá trị to lớn và ý nghĩa tích cực đối với việc nâng cao cảnh giới tư tưởng và chất lượng cuộc sống của con người.

An Nhiên

:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/10-dieu-khong-nen-qua-trong-duong-sinh-theo-dao-gia.html