Không chỉ là một nhà quân sư đại tài, Gia Cát Lượng còn là một nhà tiên tri lừng danh. (Ảnh: Internet)
Gia Cát Lượng (181 – 234), tên tự là Khổng Minh, người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông mồ côi từ bé nhưng rất thông minh, hiếu học, thời trẻ vẫn tự ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị, vốn là những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng trong lịch sử.
Sau tấm bia còn có bản đồ chi tiết chỉ dẫn đường ra khỏi hang. Lưu Bá Ôn cứ lần theo bản đồ ấy, cuối cùng cũng thoát khỏi được hang sâu, bảo toàn mạng sống để sau này phụng sự đắc lực cho Chu Nguyên Chương, kiến lập ra triều Minh.
Đền thờ Khổng Minh ở Thành Đô, Trung Quốc. (Ảnh: WordPress)
Lời dặn trước lúc lâm chung
Cuốn “Gia Cát Lượng dã sử” có chép một câu chuyện khác cho thấy tài thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng:
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng nhắn gửi lời dặn dò đến con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.
Sau khi ông qua đời, cháu của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm nhất thống thiên hạ, phá thế tam phân Ngụy – Thục – Ngô, lên ngôi hoàng đế, kiến lập ra triều Tấn. Viêm nghe nói trong đám quan quân có người là hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh nên muốn mang ra trừng trị, hòng làm tuyệt tự dòng họ Gia Cát.
Một hôm, đương buổi thiết triều, Viêm cất tiếng hỏi: “Trong các ngươi ai là hậu duệ Gia Cát Khổng Minh”. Một người bước ra sụp lạy. Viêm hỏi tiếp: “Trước khi chết, tổ phụ của nhà ngươi căn dặn những gì mau nói ra?”.
Người kia bèn kể lại chuyện Gia Cát Lượng dặn dò trước lúc lâm chung. Nghe lời đó, Tư Mã Viêm liền phái giáp sĩ tới nhà dỡ tường, lấy giấy ra xem. Bên trong có một phong thư đề mấy chữ “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là nếu đúng là vua thì mới được mở ra).
Mấy dòng cuối thư viết tiếp: “Ta đã cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng cho con cháu ta”. Viêm xem xong thì cực kỳ cảm kích, khâm phục tài trí của Gia Cát Khổng Minh, nhân đó mà tha cho người hậu duệ của ông.
Gia Cát Lượng nổi tiếng với tài tiên tri ngay cả khi đang còn sống. Tạo hình của Gia Cát Lượng trên phim “Tam Quốc diễn nghĩa” 1994. (Ảnh: Internet)
Những lời tiên tri của Gia Cát Lượng được tập hợp trong một bộ sách có tên “Mã tiền khóa” (quẻ gieo trước ngựa). Ở đó, ông đã đưa ra nhiều dự liệu cực kỳ chuẩn xác về những sự kiện trọng đại như: nhà Thục Hán diệt vong, nhà Tấn thống nhất thiên hạ, thời loạn ly sau thời Tấn, những việc đại sự thời nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… Thậm chí sự ra đời của Trung Hoa dân quốc vào năm 1912 cũng không nằm ngoài dự liệu của Gia Cát Khổng Minh.
Không chỉ là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, Gia Cát Lượng còn có tài tiên tri, nhìn sao đoán mệnh, quả thực là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu lòng người”. Thời xưa, tiên tri là một trong những khả năng thể hiện sự liên lạc giữa người và thần. Những người có tài này thường được gọi với danh xưng “thần nhân”.
Gia Cát Lượng vì sao có thể biết trước tương lai sau hai nghìn năm?
Theo Daikynguyenvn
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/2-loi-tien-tri-la-lung-cua-gia-cat-luong-chuan-xac-phi-thuong.html