Blog Tâm Thức
SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY . BÀI 5.
Wednesday, 16/11/2016 09:00 am

Blog Tâm Thức

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY  .
1. SƠ LƯỢC MỘT SỐ PHÁP TRONG ĐẠO PHÁP TIÊN GIA ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHONG THỦY.
 ( Tài liệu do dienbatn sưu tầm và sắp xếp lại - Do quá lâu ngày nên không còn nguồn dẫn - Xin các tác giả cảm thông.dienbatn ).
5/ KỲ MÔN ĐỘN GIÁP VÀ BÁT QUÁI ĐỒ .
A/KỲ MÔN ĐỘN GIÁP .
"Độn Giáp là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Độn giáp.
Độn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật.
Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Độn Giáp, lại thiên về Địa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.
Độn Giáp là môn dự đoán, phát sinh từ Dịch học, ứng dụng dịch lý. Độn Giáp là hệ thức thời gian theo Can Chi tương ứng với các thuộc tính của Tiết khí, theo một chu kỳ tính theo năm (tháng) hoặc Nguyên, Hội, Vận v.v mà mỗi vị trí thời gian Can Chi phản ánh một quá trình phát sinh, phát triển và kết quả của sự vật, hiện tượng, con người. Nói đến Độn Giáp là nói đến Tiết khí được lượng hoá qua độ mạnh yếu của khí Âm Dương bằng hằng số của Dịch học gọi là Cục.
Trong mười Thiên can thì ba nhóm Thiên can Ất, Bính, Đinh được gọi là Tam Kỳ, sáu nhóm Thiên can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được gọi là Lục Nghi. Can giáp được ẩn đi nên gọi là Độn Giáp. Tam kỳ tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và tinh tú.
Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Tám cửa gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Đỗ Môn, Cảnh Môn, Tử Môn, Kinh Môn và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Đồ. Tên các cửa trong Bát Trận Đồ là Thiên Môn, Địa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Điểu Môn và Xà Môn. Bát Trận Đồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Đất đối với con người ta.
Kỳ Môn Độn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Địa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Nhân Địa rồi tìm ra Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa).
Độn giáp được hình thành trên cơ sở của các thuyết: Tam tài (Thiên, địa, nhân), Can Chi, Âm Dương, ngũ hành, Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh... Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Phổ biến nhất là thời gia kỳ môn học, sau đó là niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học...
Kỳ Môn Độn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.
Kỳ Môn Độn Giáp được ứng dụng trong việc lựa chọn thời gian, hướng bày binh, xuất quân, cầu tài, cầu danh, yết kiến quý nhân, xuất hành, khai trương, động thổ, xây cất, tìm người cưới gả …
Trước đây, Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu. Ngày nay độn giáp có thể ứng dụng trong các hoạt động mang tính cạnh tranh, thi đua, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra độn giáp còn là công cụ quan trọng trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên - Nhân - Địa.
Muốn lập Hệ thức Độn giáp, phải có:
Biết năm, tháng, ngày, giờ để tính can chi, xét can ngày để tính được nguyên nào:
- Can Giáp Kỷ gia với Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng nguyên
- Can Giáp Kỷ gia với Dần Thân Tỵ Hợi là Trung nguyên
- Can Giáp Kỷ gia với Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ nguyên
Rồi tra tiết khí trong năm, qua đó tính được âm hay dương độn và mấy cục (xem bảng).
Ví dụ xem giờ Giáp Tí, ngày Giáp Tí, tháng Mậu Dần năm Ất Dậu (sau giao thừa Tết Ất Dậu, 09/02/2005):
Ngày xem Giáp Tí thuộc thượng nguyên, tiết Lập xuân, nên có Dương độn 8 cục.
Lập được bảng Lục nghi, Tam kỳ:
Giờ là Giáp Tí, xác định Trực phù là Thiên Nhậm, Trực sử là cửa Sinh.
Lập công thức Độn giáp là Thiên Nhậm / 8 và Sinh môn / 8.
Sau đó an và phân tích vị trí các cửa, các sao và các thần, trên cơ sở Dịch lý, Dịch số tiến hành phân tích và đoán giải.
Có nhiều cách xét đoán một hệ thức độn giáp như: xem tổng quát, xem thân thế và vận hạn của một người, xem từng sự việc, xem theo cách bói Dịch, xem về các cách dụng binh và xem các cách đặc biệt...
Tổng quát: Là xét vế can của giờ xem. Lối coi này được dùng khi cần coi cấp tốc các việc bất thường xảy ra như nghe một hung tin, bị máy mắt trước khi xuất hành hay trước khi việc gì nghi ngờ mà không tuỳ thuộc nơi mình.
Người coi căn cứ giờ ra thuộc can nào (Ất, Bính Đinh…) và căn cứ các sao thuộc vòng cửu tinh, Trực phù lạc vào cung nào mà có phương án đoán giải.
Thân thế và vận hạn của một người: Là cách lập lá số độn giáp rồi xét mệnh chủ, nghi kỳ, xét bản mệnh….
Cách xem này tương tự như xem Tử vi, Tử bình, Bát tự Hà Lạc…
Từng sự việc: Là dự báo về từng sự việc cụ thể như thời tiết (xem mưa hay tạnh ráo), xem gia trạch cát hung, xem thi cử, xem có thăng chức hay bị đổi đi, hôn nhân, bệnh tật, kiện tụng…
Theo cách bói Dịch: Là căn cứ hệ thức độn giáp, qui về một quẻ Dịch, nạp giáp cho quẻ, an hào thế và hào ứng, an lục thân, lục thú… rồI tiến hành xét đoán như Bói Dịch.
Ngoài ra còn có xem về các cách dụng binh (phân chia chủ khách, bát tướng lâm Bát môn) và xem về các cách đặc biệt của hệ thức độn giáp." (https://vi.wikipedia.org ).
Từ xưa , các nhà nghiên cứu về Dịch học cho rằng : nếu Thiên can là Ất - thì chu kỳ vận động của nó là Ất kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt Trời ; Nếu Thiên can là Bính - thì chu kỳ vận động của nó là Bính kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt trăng ; nếu Thiên can là Đinh - thì chu kỳ vận động của nó là Đinh kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của các Tinh tú . Chu kỳ vận động của Tam Kỳ ( Ất kỳ , Bính kỳ , Đinh kỳ ) và sáu nhóm Thiên can : Mậu , Kỷ , Canh , Tân, Nhâm , Quý phản ánh tác động của Nhật- Nguyệt - Tinh lên vạn vật trên Trái Đất , tạo ra những tính chất cá biệt của số phận vạn vật và con người . Trong Thập thiên can , vị trí Giáp bị ẩn đi ( nên gọi là ĐỘN GIÁP ) . Có lẽ ngày xưa các nha nghiên cứu đã nhận xét sự tác động của 9 hành tinh trong hệ Mặt trời nên đã tính toán tác động của 9 hành tinh này qua 9 vận hạn của con người ( Thái Dương , Thái Âm , La Hầu , Thổ Tú , Thủy Diệu , Thái bạch , Kế Đô , Vân Hớn ) và 9 hạn ( Huỳnh Tuyền , Tam kheo , Ngũ Mộ , Thiên Tinh , Toán Tận ,Thiên La , Địa Võng , Diêm Vương ) .
Độn Giáp còn có một tên khác nữa là Thái Ất ( Thái tức là quá ). Trong vòng vận động các vị trí không gian , lần lượt tính chất âm dương được biểu thị qua Thập Thiên can . Giáp - Dương , Ất - Âm ...Trong trường hợp này , khi Giáp đã ẩn đi , can Ất lại đứng đầu trong chu kỳ vận động của Nhật- Nguyệt - Tinh , phần nào Ất bị thái quá nên các nhà Dịch học gọi là Thái Ất . Để có thể tính toán từng vị trí tức thời các tác động của Nhật- Nguyệt - Tinh lên Trái đất , người ta đã định lượng về Âm - Dương ( Tỷ lệ ) tại từng Tiết Khí ( Một năm có 24 Tiết Khí - Đây là đơn vị Thời gian của Độn Giáp ) , tỷ lệ đó người ta gọi là CỤC . Như vậy , người ta đã xây dựng được Hệ thức lượng Độn Giáp ( Tức là tỷ lệ ÂM - DƯƠNG theo đơn vị Thời gian là Tiết Khí ) và qua đó người ta có thể dự đoán về sự diễn biến các sự vật , con người được sinh ra tại lát cắt Thời gian đó . 
Kỳ môn có 9 thiên tinh phối với các cung Hậu Thiên như sau:
Khảm - Thiên Bồng, Khôn - Thiên Nhuế, Chấn - Thiên Xung, Tốn - Thiên Phụ, Trung - Thiên Cầm,Càn - Thiên Tâm , Đoài – Thiên Trụ,Cấn – Thiên Nhậm , Ly – Thiên Anh (Thiên Ương).
Và Bát Môn phối với các cung như sau:
Khảm – Hưu ,Khôn - Tử ,Chấn – Thương ,Tốn - Đổ ,Trung – Vô Môn ,Càn – Khai ,Đoài – Kinh ,Cấn – Sinh ,Ly - Cảnh .
B/ BÁT QUÁI ĐỒ .
SƠ LƯỢC VỀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .
Trong các cuộc chiến tranh ngày xưa , người ta rất chú trọng đến việc lập trận . Kể từ những cuộc chiến của thời Tam quốc với những cách Trận đồ Bát quái của Khổng minh Gia cát lượng đến những trận đồ của phương Tây như trong trận OATECLO của NAPOLEON . Như vậy , việc thực hiện Trận pháp là hoàn toàn có thật và đã đạt được những hiệu quả rất cao . Trận pháp là một môn nghiên cứu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm nay . Tại Việt nam chúng ta cũng có cuốn sách : Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.
Trong lời tựa của Trần Khánh Dư : " Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành). " 
Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
" Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó. "
Trong cổ thi của Trung quốc có bài BÁT TRẬN ĐỒ của ĐỖ PHỦ ca ngợi Khổng minh như sau : 
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô
Dịch Nghĩa:
Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba
Nổi danh trận đồ Bát quái
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển
Để lại hận đă thất kế thôn tính Ngô
Dịch Thơ:
Bát Trận Đồ
Võ công trùm lợp thời Tam Quốc
Danh tiếng làm nên Bát trận đồ
Đá vẫn nằm trơ dòng nước chảy
Hận còn để măi lỡ thôn Ngô
Bản dịch của Trần Trọng San
Tam phân quốc công cao tột bực
Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời
Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Chú thích:
-Bát trận đồ: do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây, nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên ra thoát được
-Tam phân quốc: Khổng Minh chưa ra khỏi nhà đă biết thiên hạ thế chia làm ba, Thục Ngô Ngụy
-Thôn Ngô: Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn. 
Các sách cổ của Trung quốc cũng có rất nhiều tác phẩm viết về cách lập trận như các cuốn : DƯƠNG ĐẨU NGU CƠ , THỦY KINH CHÚ , VŨ LƯỢC CHÍ , QUA KÍP ĐÀN BINH ...
Trong các loại hình thế trận , người ta nghiên cứu phát minh ra nhiều loại trận đồ với nhiều mục đích khác nhau : BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ , VIÊN TRẬN ĐỒ , PHƯƠNG TRẬN ĐỒ , TRỰC TRẬN ĐỒ , KHÚC TRẬN ĐỒ , NHUỆ TRẬN ĐỒ TRƯỜNG XÀ TRẬN ĐỒ .....
SỬ DỤNG TẬN ĐỒ BÁT QUÁI VÀO TRẤN YỂM VÀ ĐẶT MỘ PHẦN .
Người ta có thể dùng TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vào việc TRẤN YỂM một khu đất hay địa huyệt nào đó với hai mục đích ngược nhau : Làm cho khu vực đó tốt lên hay là triệt phá Long mạch của vùng đất hay Địa Huyệt đó . Đó là hai chiều tương sinh và tương khắc của Ngũ hành - Âm , Dương .
Việc xây dựng một TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vì mục đích gì đi chăng nữa , người Chủ trận phải hiểu tường tận cách bố trí Trận pháp . Ngoài việc xác định rõ vị trí của Huyệt kết ở đâu , hướng của Long Nhập thủ như thế nào trong 72 Long Thấu Địa , Thiên Môn - Địa hộ ở đâu , Tính chất Âm - Dương ,Ngũ hành của Khí Huyệt như thế nào , người bố trí Trận đồ phải rất giỏi về Ngũ Tử Khí Long ( Phận biệt các loại Khí Hỏa Khanh , Không hư , Bảo Châu ) , phải thành thạo các thuật Toán an Ngũ Thân , Lộc , Mã , Quý , Tứ cát , Tam Kỳ , Bát Môn , an các Thiên Can , Địa Chi lên Bát Quái Đồ Hỗn Thiên . Những thuật này liên quan mật thiết đến Thuật tính Thái Ất , Độn Giáp .
C/ BÀY TRẬN BÁT QUÁI - KỲ MÔN.
1. LẬP ĐÀN.
PHÍA NAM : Đinh Tị môn và Đinh Mùi môn.
PHÍA BẮC : Đinh Sửu và Đinh Hợi môn.
PHÍA ĐÔNG : Đinh Mão môn.
PHÍA TÂY : Đinh Dậu môn .
Kỳ môn có 9 thiên tinh phối với các cung Hậu Thiên như sau:
Khảm - Thiên Bồng, Khôn - Thiên Nhuế, Chấn - Thiên Xung, Tốn - Thiên Phụ, 
Trung - Thiên Cầm,Càn - Thiên Tâm,Đoài – Thiên Trụ,Cấn – Thiên Nhậm , Ly – Thiên Anh (Thiên Ương).
Và Bát Môn phối với các cung như sau:
Khảm – Hưu ,Khôn - Tử ,Chấn – Thương ,Tốn - Đổ ,Trung – Vô Môn ,Càn – Khai ,Đoài – Kinh ,Cấn – Sinh ,Ly - Cảnh .
Một số lá phù khi lập Đàn  .



















Địa kỳ -Thiên Kỳ - Nhân kỳ.
Thiên Môn.
Địa hộ.
Cửu cung.
Minh Đường - Bồng tinh - Thanh Long.
Tử vi - Hoa cái.
Trực Phù.
Thiên Lao - Thiên Đình.
Tị - Thìn thời.
Mão - Dần thời.
Mùi - Ngọ thời.
Dậu - Thân thời.
Về những ứng dụng của Tiên gia - Đạo pháp trong Phong thủy có khá nhiều, dienbatn không đi sâu vào mà chuyển sang phần chính : SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY  .
Xin theo dõi tiếp bài 6 . dienbatn.
Nguồn https://dienbatnblog.blogspot.com/2016/11/su-dung-mat-chu-mat-tong-trong-phong_17.html