Các thầy thuốc thời xưa đều có một số khả năng rất đặc biệt và hơn phân nửa đều là “sư phụ tìm đồ đệ chứ không phải là đồ đệ tìm sư phụ”, có nghĩa là một người muốn theo học y thì người thầy phải cảm thấy người này có năng lực thì mới nhận.
Trong “Sử ký” có ghi chép về Biển Thước, vị danh y nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại, ông còn được người đời mệnh danh là “thần y”. Đi đến đâu có bệnh nghiêm trọng, ông đều có thể trị khỏi hết bệnh ở nơi đó, không bệnh gì là không chữa được. Tuy nhiên, Biển Thước từng nói có 6 kiểu bệnh nhân không thể chữa trị được.
Xấc xược không cần biết lý do chính là kiêu ngạo, căn bản loại người này sẽ không nói lý lẽ, kiểu bệnh nhân không nói lý lẽ này không thể chữa trị được.
Đối với thân thể của chính mình cũng không quan tâm mà lại cực kỳ chú trọng đến tài sản, đồ của mình không lấy ra dùng, cũng không chịu tiêu tiền – kiểu người hà tiện này nếu có bệnh thì rất khó chữa.
Kiểu “bệnh” này hiện nay chúng ta rất thường gặp, chính là kiểu mà bảo họ mặc thêm quần áo họ không mặc thêm; bảo đừng ăn đồ nhiều dầu mỡ quá thì cứ ăn dầu mỡ; bảo ăn ít thịt động vật thì lại ăn nhiều thịt mỡ; bảo đừng ăn đồ lạnh thì cũng chẳng chịu nghe. Không chịu ăn những thứ nên ăn hoặc không chịu hạn chế ăn những thứ không nên ăn theo lời dặn dò của thầy thuốc. Kiểu người này cũng không trị được.
Khí tạng không ổn định chính là âm dương của họ đã bị rối loạn, có dương mà lại có âm, nhưng âm dương lại loạn lung tung. Những người này khí huyết lục phủ ngũ tạng không ổn định nên cũng không chữa được bệnh của họ.
Là những người thể chất rất yếu ớt, không uống được thuốc nên cũng không chữa được.
Ngày nay có rất nhiều người như vậy, chính là thà tin vào những thầy mo chứ không tin vào y học, tin vào lời nói của những bà đồng trong miếu, cho rằng vẽ bùa là có thể chữa được bệnh. Kiểu người thà tin vào tà thuật chứ không muốn tin vào lý lẽ y học của thầy thuốc chân chính thì cũng không thể chữa được.
Biển Thước là danh y nổi tiếng thời cổ đại. Khi còn nhỏ, ông theo học lương y Trường Tang Quân và đã được truyền nhiều y thuật bí truyền, ông am hiểu rất nhiều loại bệnh. Vào thời nhà Triệu làm phụ khoa, thời nhà Chu làm khoa ngũ quan, đời nhà Tần làm nhi khoa, ông đều nổi danh thiên hạ.
Biển Thước đã đặt ra phương pháp chẩn đoán bệnh bằng cách bắt mạch, khởi đầu cho cách chẩn đoán này của y học Trung Hoa. Tương truyền, quyển sách y cổ nổi tiếng “Nạn kinh” (hay “Nan kinh” là ghi chép của Biển Thước.
An Khang
TAMTHUC: