Buổi tối ngày thứ hai (9/1), một tảng đá trong vũ trụ có kích thước bằng tòa nhà 10 tầng đã bay sượt qua Trái Đất. Điều đáng nói ở đây là người ta chỉ mới phát hiện ra tiểu hành tinh nguy hiểm này hai ngày trước đó.
Tiểu hành tinh mang số hiệu 2017 AG3, đã được phát hiện vào ngày thứ bảy (7/1) bởi chương trình khảo sát thiên văn Catalina Sky Survey của ĐH Arizona.
Với kích thước chiều dài 15-34m, tiểu hành tinh 2017 AG3 đã bay với vận tốc 16km/s. Khi đi ngang qua Trái Đất, nó cách Trái Đất một khoảng xấp xỉ 1/2 khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng.
“Đó là chuyển động rất nhanh, rất gần chúng ta,” Eric Feldman, một nhà thiên văn cho biết.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tiểu hành tinh tin này lao vào bầu khí quyển của chúng ta?
Theo mô hình giả lập va chạm tiểu thiên thạch có tên “Impact Earth” của ĐH Purdue, hậu quả không tệ như chúng ta nghĩ ban đầu.
Một tiểu hành tinh dài 34m rơi xuống Trái Đất ở góc 45 độ, theo mô hình giả lập, sẽ phát nổ ngay trong bầu khí quyển. Mặc dù sức công phá của vụ nổ là 700.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp hàng chục lần quả bom nguyên tử ở Hiroshima, nhưng vì nổ ở khoảng 10 dặm trên không, hầu như sẽ không ảnh hưởng tới người ở dưới mặt đất, có chăng cũng chỉ là âm thanh to như tiếng xe cộ ngoài đường.
Tuy nhiên theo công ty Slooh chuyên cung cấp hình ảnh vũ trụ trực tuyến, 2017 AG13 “có cùng kích thước như tiểu hành tinh đã rơi xuống Chelyabinsk, Nga năm 2013”. Vậy nên tác động lên mặt đất có thể cũng sẽ tương đồng: gây vỡ cửa kính và hư hại nhẹ cho các công trình.
Chương trình Vật thể gần Trái Đất (Near Earth Object Program) của NASA dự báo, chỉ trong tháng 1/2017, sẽ có khoảng 38 vụ “sượt qua” như 2017 AG3. Nhưng bởi vì NASA chưa có kế hoạch chi tiền mạnh tay cho các dự án phát hiện tiểu hành tinh, khả năng phát hiện sớm những mối đe dọa này vẫn còn khá mông lung trong tương lai gần.
Theo iflscience,
Phong Trần tổng hợp
TAMTHUC: