Sau khi chẩn đoán, 3 bác sĩ khác nhau đều cho rằng chân của ông đã bị hoại tử, và cần cưa bỏ để cứu lấy tính mạng, tuy nhiên nhà sư Phật giáo này đã từ chối và quyết định chỉ thực hành thiền định mà thôi. Cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra…
Nhà sư Phật giáo Tây Tạng Phakyab Rinpoche di cư sang Mỹ từ năm 2003 khi 37 tuổi. Ông lúc đó bị tiểu đường và bệnh Paget xương. Bệnh tình ngày càng nặng đến nỗi chân phải của ông đã bị hoại tử. Khi nhập viện điều trị, ông được 3 bác sĩ khác nhau chẩn đoán sẽ phải cưa chân để cứu tính mạng, theo trang web The Spirit Science đưa tin.
Thực sự lúc đó bất kỳ bệnh nhân nào, kể cả nhà sư Rinpoche đều không còn lựa chọn nào khác. Nhưng ông là một người tin vào Phật Pháp và những điều kỳ diệu nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học hiện đại. Do đó Phakyab Rinpoche đã tìm tới Đức Đạt Lai Lạt Ma để xin tư vấn liệu có nên cưa bỏ chân hay không.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lời rằng, đừng cưa chân. Thay vào đó, Ngài khuyên ông nên chăm chỉ thiền định để tự chữa lành bệnh.
“Là người tu Phật, không có gì đáng sợ hết. Thậm chí ngay cả điều được cho là tồi tệ nhất – cái chết”, nhà sư thuật lại với tờ Daily Beast, “khi đó tôi lại tái sinh. Tuy nhiên nếu mất đi một chân, kiếp này tôi sẽ uổng phí thời gian vì không thể làm nhiều điều mình mong muốn một cách trọn vẹn.”
Nhà sư đã nghe theo lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà từ chối cưa chân. Ông cũng không dùng bất kỳ loại thuốc nào hay theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt của bác sĩ.
Điều duy nhất ông theo đuổi là thiền định. Buổi sáng, ông dậy sớm và thiền. Ban đầu, bệnh trở nặng thêm với màu da chân trở nên xám xịt, chỗ loét lan rộng và sưng phồng rất đau đớn. Ông nhớ lại mùi hoại tử thật kinh khủng, nhưng tự bản thân lại cảm thấy có gì đó tốt hơn hẳn. Rồi dần dần các vết loét tự hàn gắn, mọi thứ tốt đẹp hơn. Không chỉ các vết hoại tử biến mất mà toàn bộ chân của ông đã trở về ban đầu khi chưa bị bệnh.
Sau 10 tháng ông đã đi lại bình thường, không cần dùng đến nạng. Một năm sau ông có thể thoải mái vận động như chưa từng bị hoại tử.
Khi các bác sĩ gặp lại ông, họ đã vô cùng bất ngờ. Đặc biệt họ thấy được não của nhà sư xuất hiện một loại năng lượng lớn mạnh và lan tỏa ra khắp cơ thể, khiến thể trạng của ông vô cùng mạnh khỏe.
“Y học phương Tây không rõ loại năng lượng này là gì, nhưng có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học trước đó đã cho chúng tôi thấy rằng thiền định giúp điều hòa mạch máu, tăng cường miễn dịch và cung cấp ôxy tích cực cho cơ thể,” bác sĩ William C. Bushell bình luận. Ông là chuyên gia nghiên cứu về y học – nhân chủng kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu East-West Research for Tibet House tại New York.
Nhà sư Phakyab Rinpoche đã viết về trải nghiệm kỳ diệu của mình trong cuốn sách: Meditation saved my life (tạm dịch: Thiền định đã cứu sống tôi).
Thiền định đang trở nên phổ biến hơn ở phương Tây. Khi kỹ thuật Thiền Siêu Việt trở nên phổ biến trong những năm 60 và 70, nó vẫn nằm ngoài sự quan tâm của tầng lớp trung lưu ở Mỹ. Nhưng ngày nay nhiều bệnh viện đã sử dụng thiền định như là một lựa chọn điều trị cho một số bệnh nhân. Nhiều công trình khoa học cũng đã ghi nhận các hiện tượng lạ thường xảy ra với những người thiền định.
Ví dụ, nghiên cứu năm 2004 của nhà khoa học thần kinh Đại học Stanford, Giáo sư Richard Davidson về năng lượng phát ra bởi những nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định, một số nhà sư có sóng gamma mạnh mẽ và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động của các sóng cũng có trật tự hơn rất nhiều so với các tình nguyện viên thí nghiệm vốn chưa có kinh nghiệm thiền tập.
Sóng Gamma được cho là “một trong những sóng điện não có tần suất cao nhất và quan trọng nhất”. Để sản sinh các sóng gamma, hàng nghìn tế bào thần kinh cần phải hoạt động đồng bộ tại một mức vận tốc cực lớn.
TAMTHUC
Trong một thí nghiệm khác vào năm 1998, giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc. Họ đã phát hiện thấy các khí công sư có thể phát ra những đợt sóng hạ âm mạnh mẽ, mạnh hơn các cá nhân trung bình từ 100 đến 1000 lần.
>> Nghiên cứu khoa học: Thiền định có thể sản sinh siêu năng lực
Một nghiên cứu tương tự tại Cao đẳng Trung Y Bắc Kinh, được công bố vào năm 1988, cho thấy khí mà các khí công sư phát ra có thể được đo đạc một phần, đo thấy các sóng hạ âm với cường độ mạnh gấp 100 lần một người trung bình. Cả hai nghiên cứu này đã được trích dẫn chi tiết bởi Viện Sức khỏe Trung Quốc.
Tương tự như thế, giáo sư Henbert Benson đã thấy các nhà sư Tây tạng trong trạng thái thiền định có thể sản sinh ra nhiệt lượng lớn, nhanh chóng hong khô cả những tấm vải ướt sũng trong phòng lạnh 4 độ C. Người bình thường trong điều kiện này sẽ run rẩy mất kiểm soát và tình trạng suy giảm nhiệt độ sẽ có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, những vị sư này vẫn duy trì trạng thái ấm và đã làm khô các mảnh vải với cơ thể của họ. Một khi các tấm vải được làm khô, người ta sẽ choàng thêm một tấm vải lạnh, ướt nữa lên người họ. Mỗi nhà sư đã làm khô ba tấm vải trong thời gian vài giờ đồng hồ.
Rất nhiều các thí nghiệm như vậy đã được tiến hành với những người tập thiền và người ta phát hiện rằng một số người có khả năng phát ra một lượng lớn các loại năng lượng có thể đo đạc được. Họ cũng có thể kiểm soát quá trình trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể.
Thực ra những trường hợp tự chữa lành bệnh như nhà sư Phakyab Rinpoche không phải là hiếm gặp. Nhiều người đã đảo ngược bệnh nan y, thoát khỏi bàn tay tử thần nhờ kiên trì theo đuổi những phương pháp thiền định, khí công, dưỡng sinh… Các phương pháp này tuy rằng khác nhau nhưng đều có một điểm chung là điều chỉnh lối sống ngày càng phù hợp với quy luật tự nhiên, môi trường tự nhiên, hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có nguy cơ đầu độc cơ thể, các loại hóa chất (ngay cả thuốc tây), và đặc biệt là duy trì một trạng thái tinh thần bình an, lạc quan vững chắc.
Theo một số chuyên gia, cơ thể tự thân nó đã có khả năng “tự chữa bệnh” một cách hoàn hảo trước khi con người phát minh ra thuốc. Đây thuộc về khả năng bẩm sinh.
Tuy nhiên, cuộc sống gấp gáp hiện tại đang trong xu hướng kích thích tiêu dùng mạnh mẽ (kể cả thuốc và các sản phẩm hóa chất), lạm dụng các thuốc trị triệu chứng thay vì phòng bệnh từ xa. Các thầy thuốc và người dân không còn đủ kiên trì để cùng thực hành thói quen dưỡng sinh phòng bệnh nữa. Hệ miễn dịch của cơ thể dần kiệt quệ và rơi vào quên lãng. Việc dùng thuốc chữa bệnh đã thành phản xạ tất yếu, bỏ qua khả năng tự chữa bệnh của cơ thể.
TAMTHUC
Viêm thì dùng kháng viêm, đau thì uống thuốc giảm đau tức thì… Vấn đề là nhiều loại thuốc có tác dụng phụ âm thầm phá hoại cơ thể. Ngoài thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể gây kháng thuốc, dẫn đến bệnh mãn tính. Nếu sử dụng lâu dài ở bệnh nhân sẽ sinh ra phụ thuộc thuốc. Theo báo cáo, khảo sát của Trường đại học Munster (Đức) cho thấy, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra bệnh thận. Hai phần ba số bệnh nhân bị bệnh thận là do lạm dụng thuốc, đặc biệt là ở phụ nữ hay uống thuốc đau đầu…
Do vậy, khi người ta sử dụng các phương pháp có thiên hướng “tự nhiên”, cơ thể như bừng tỉnh. Trong quá trình này, cơ thể dần dần được thanh lọc, các chất độc được đẩy ra ngoài, tế bào sửa chữa vết thương, hệ miễn dịch được phục hồi… Nói rộng hơn, thì chính là giúp phục hồi lại khả năng tự điều chỉnh, tự lành vốn có của cơ thể.
Kiên Thành
TAMTHUC: