Blog Tâm Thức
Câu chuyện khó tin về người đàn ông nhịn ăn 382 ngày mà vẫn sống sót
Saturday, 25/03/2017 10:00 am

Blog Tâm Thức

Đa số mọi người có thể nhịn ăn trong một vài tuần, có thể lâu hơn. Nhưng rốt cuộc thì họ sẽ chết vì đói.

Tuy nhiên, việc con người có thể nhịn ăn tối đa bao lâu lại là một vấn đề rất phức tạp. Không có nước, con người ta sẽ không thể sống quá một tuần, nhưng thời gian bị đói có thể sẽ khác biệt rất lớn. Lấy ví dụ câu chuyện về ông Angus Barbieri – vào ngày 11/7/1966, ông đã kết thúc 382 ngày không ăn bất cứ thứ gì, khi đó ông 27 tuổi.

Không có nhiều ghi chép về việc ông Barbieri nhịn ăn: chỉ có một số bài báo cũ đưa tin về việc này. Ngoài ra, còn có một báo cáo do bác sĩ của ông thuật lại, đã đăng trên Tạp chí y học cao học (Postgraduate Medical Journal) vào năm 1973.

Khi thử thách nhịn ăn nghiêm ngặt kết thúc, kết quả cân nặng của ông Barbieri là 82 kg. (Ảnh qua eveningtelegraph.co.uk)
Ông Barbieri trước và sau quá trình nhịn ăn (Ảnh qua eveningtelegraph.co.uk)

Theo bài báo cáo này, hơn một năm trước đó, ông Barbieri đã đến tìm sự giúp đỡ tại bệnh viện Hoàng gia Dundee (Scotland).

Theo nhóm bác sĩ của ông, khi đó ông “béo phì kinh khủng”, với thể trọng lên đến 207 kg. Các bác sĩ này đã thực hiện một chế độ nhịn ăn ngắn hạn cho ông với suy nghĩ điều này có thể giúp giảm cân nặng, thế nhưng họ hoàn toàn không kỳ vọng ông sẽ duy trì được lâu.

Nhưng một vài ngày không ăn trở thành vài tuần, ông Barbieri thấy hào hứng khi tiếp tục kế hoạch này.

Mục tiêu của ông nghe có vẻ rất hoang đường và nguy hiểm. Ông nhịn ăn hơn 40 ngày và hơn nữa, điều này được xem là rất nguy hiểm. Nhưng ông muốn đạt đến “cân nặng lí tưởng” 82 kg, vì vậy ông tiếp tục nhịn ăn.

Điều khiến nhóm bác sĩ của ông cảm thấy kinh ngạc là, trong thời gian nhịn ăn, cuộc sống hàng ngày của ông chủ yếu là ở nhà, và ông thường hay đến bệnh viện để kiểm tra và ngủ qua đêm.

Ông thử đường huyết định kì, dù lượng đường huyết vô cùng thấp, nhưng ông đã chứng minh rằng ở một mức độ nào đó, cơ thể ông vẫn có thể vận hành bình thường. Chỉ số đường huyết cho thấy ông thật sự không hề ăn. Sau đó, vài tuần nhịn ăn đã trở thành vài tháng.

Trong suốt thời gian nhịn ăn, ông Barbieri thỉnh thoảng có dùng thêm vitamin, bao gồm natri và kali.

Ông được phép uống cà phê, trà và soda, tất cả những thứ này đều không có calo. Ông cho biết, có khi ông sẽ cho một chút đường hoặc sữa vào trà, đặc biệt là vài tuần nhịn ăn cuối cùng.

Khi thử thách nhịn ăn nghiêm ngặt kết thúc, cân nặng của ông Barbieri là 82 kg. 5 năm sau, ông vẫn duy trì ở mức 89 kg.

>> Ăn chay trường: VĐV cử tạ nam duy nhất của Mỹ tại Olympic dùng món gì mỗi ngày?

Giới hạn của cơ thể người

Người đàn ông Scotland này có thể là ví dụ cực đoan nhất trong việc nhịn ăn từng được ghi chép. (Ảnh qua eveningtelegraph.co.uk)
Người đàn ông Scotland này có thể là ví dụ cực đoan nhất trong việc nhịn ăn từng được ghi chép. (Ảnh qua eveningtelegraph.co.uk)

Ít nhất có một người từng nhịn ăn lâu hơn ông Barbieri. Theo ghi chép, người đàn ông đó tên là Dennis Galer Goodwin, đã tuyệt thực 385 ngày để phản đối bản án tội cưỡng hiếp, trước khi ông bị bức thực qua ống thức ăn.

Nhưng câu chuyện gây kinh ngạc của ông Barbieri không phải là trường hợp chữa trị bằng nhịn ăn duy nhất. Năm 1964, người ta đã công bố một nghiên cứu cho thấy “nhịn ăn lâu ngày” có thể là một cách chữa trị hữu hiệu đối với bệnh béo phì nghiêm trọng, có ít nhất một bệnh nhân đã nhịn ăn 117 ngày.

Vì lý do y học, một vài người khác đã đạt kỉ lục nhịn ăn hơn 200 ngày, nhưng có ít nhất một bệnh nhân đã qua đời trong thời gian ăn trở lại.

Về mặt ý nghĩa nào đó, những trường hợp này cho thấy khả năng sống sót vượt trội bằng lượng chất béo tích lũy của cơ thể (trong một số ví dụ hiếm gặp), với điều kiện rằng lượng tích trữ ban đầu phải quá dư thừa.

Thế nhưng, cách ăn uống cực đoan như thế này có thể nguy hiểm đến tính mạng, bởi vì không ai có thể sinh tồn được khi không có năng lượng. Năng lượng đến từ thức ăn, cũng có thể đến từ lượng chất béo tích trữ, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian.

TAMTHUC

Tuy chữa trị bằng việc nhịn đói được hoan nghênh ở một bức độ nào đó vào những năm 1960, 1970, nhưng các bác sĩ đã từ bỏ chủ trương này, bởi vì nó có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Sau một khoảng thời gian nhất định, cơ thể đốt cháy chất béo và bắp thịt, cuối cùng dẫn đến thay đổi về thể chất, sẽ tăng nguy cơ gây đau tim. Thậm chí chế độ ăn ít calo không cung cấp đủ dinh dưỡng cũng có thể gây chết người, bởi vì báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy những dấu hiệu đặc trưng của việc bị chết vì đói.

Nhưng trường hợp của ông Barbieri đã cho thấy, việc con người có thể sống được bao lâu khi không có thức ăn là một vấn đề phức tạp.

(Ảnh qua eveningtelegraph.co.uk)
(Ảnh qua eveningtelegraph.co.uk)

Trước bữa ăn đầu tiên sau hơn 1 năm nhịn đói, ông nói rằng mình đã quên mất hương vị của thức ăn. Vào bữa sáng tháng 7 năm đó, ông đã dùng trứng luộc, một lát bánh mì với bơ, và một tách cà phê đen. “Tôi đã hoàn toàn thưởng thức quả trứng và cảm thấy rất no,” ông nói với phóng viên tờ Chicago Tribune ngày hôm sau.

Theo Business Insider,
Ngọc Trúc

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/cau-chuyen-kho-tin-ve-nguoi-dan-ong-nhin-an-382-ngay-ma-van-song-sot.html