Nhưng Lữ Nhạc vẫn cứ khăng khăng làm theo ý mình. Tuy nhiên, mọi việc đều có trời cao sắp đặt, hành đông trái với ý trời thì chỉ có tự tìm đến cái chết, cuối cùng Lữ Nhạc bị chết dưới tay Dương Nhậm, nhiều năm tu luyện thành hư vô trôi theo dòng nước.
Đây chính là cái gọi là vết xe đổ của người đi trước là bài học cho người đi sau. Trước Lữ Nhạc có các cao nhân như Văn thái sư, Triệu Công Minh, vì làm việc trái với ý trời đều tự chuốc lấy họa diệt vong, Lữ Nhạc nên tự lấy đó làm bài học để tự biết giữ mình. Vì vậy có thể nói cái chết của Lữ Nhạc là do ông tự tìm đến, vì bản thân quá cố chấp, tâm tranh đấu quá lớn mà tự gây ra họa thiệt thân.
Trong cuộc sống ngày nay cũng có không ít người giống như Lữ Nhạc, họ có lẽ cũng đã đi tới bờ nguy hiểm. Có những người do sự cám dỗ hay đe dọa bởi quyền lực mà làm những việc trái với lương tâm. Họ cảm thấy mình đang tuân theo lệnh của cấp trên và thực hiện công việc, nhưng trên thực tế cũng không khác mấy so với Lữ Nhạc, tấn công cái thiện, làm trái với đạo trời, cũng tương đương hỗ trợ Trụ vương làm việc ác.
Lịch sử là dùng để tự soi và răn dạy chính mình. Kết quả của việc đế quốc La Mã đàn áp Ki tô giáo là dẫn đến họa diệt vong; Holocaust cuộc diệt chủng do Đức quốc xã cùng bè phái tiến hành sát hại người dân Do Thái cuối cùng đã làm tự mình bị đóng đinh trên cây thánh giá; Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay cũng đang đứng trên bờ sụp đổ…
Trong “Phong Thần diễn nghĩa” những bậc thần tiên đạo nhân cản trở Khương Tử Nha bảo vệ nhà Chu phạt Trụ, cuối cùng đều tự tìm tới họa sát thân, đó là bài học mà lịch sử dạy cho con người, nhất định cần phải nhớ.
Theo Đại Kỷ Nguyên
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/du-la-nguoi-hay-than-chong-lai-khuong-tu-nha-pho-chu-phat-tru-deu-chiu-ket-cuc-nhu-nhau.html