Có một số thói quen mà người lớn vẫn làm với trẻ, tưởng vô hại nhưng thực ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của các bé, do vậy nhất định phải chú ý và điều chỉnh.
Bên trong trai của trẻ có ráy tai, những bậc phu huynh thích sạch sẽ thì sẽ thường xuyên lấy ráy tai cho con. Nếu bất cẩn làm tổn thương đến màng nhĩ mà không phát hiện ngay, trẻ sẽ khóc do bị đau, dù có dỗ mấy cũng không ăn thua, vài ngày sau đột nhiên phát hiện tai của trẻ chảy máu hoặc mủ, lúc này mới đến bệnh viện thì trai của trẻ đã bị nhiễm trùng rồi.
Nếu cho trẻ uống sữa khi đang nằm thẳng, cơ thể của trẻ ở vị trí cân bằng sẽ rất dễ gây sặc, lúc này sữa có thể sẽ đi qua vòi nhĩ vào tai giữa dẫn đến viêm cấp tính. Vì vậy người ta thường khuyên bế trẻ một góc 45 độ khi cho uống sữa.
Nếu bất cẩn đụng vào tai có thể sẽ xảy ra việc ngoài ý muốn khiến màng nhĩ của trẻ bị tổn thương khi chịu lực tác động lớn, từ đó xuất hiện những lỗ nhỏ trên màng nhĩ. Ngoài gây tác động nhất định đối với thính giác, việc này còn sẽ dẫn đến việc vi khuẩn, nước bẩn, dị vật bên ngoài đi vào tai giữa thông qua những lỗ nhỏ này và gây viêm, chảy mủ.
Có nghiên cứu cho thấy mức độ nhạy cảm của trẻ đối với âm thanh cao hơn người lớn, những loại tạp âm vượt qua 70 decibel (dB) sẽ gây tổn thương hệ thống thính giác của trẻ, khi tạp âm đạt đến mức 80 dB sẽ xuất hiện những vấn đề bên gây trở ngại cho thính giác.
Hiện nay có rất nhiều đồ chơi chất lượng kém có âm lượng quá lớn, sẽ trở thành tạp âm, nếu trẻ tiếp xúc quá gần trong một thời gian dài thì có thể sẽ gây tổn thương vĩnh viễn đối với thính giác. Trẻ sống gần những nơi tạp âm cao như sân bay, đường cao tốc cũng cần được kiểm tra thính giác định kỳ.
Một số trường mầm non hiện nay thường xuyên mở lớn nhạc sàn, nhạc vũ trường, rồi cả cô và trò cùng nhảy, nhưng điều này thực ra rất không tốt cho thính giác cũng như thần kinh của trẻ.
>> Nhạc sàn, nhạc rock ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Việc này rất nguy hiểm! Trong nước mũi có một lượng lớn vi khuẩn và chất độc, nếu cả hai bên mũi bị nghẹt mà cố xì mũi, nước mũi sẽ bị áp lực đẩy từ hốc sau mũi đi vào vòi nhĩ gây viêm tai giữa.
Ở giữa cơ quan hô hấp của người và tai giữa có một bộ phận gọi là vòi nhĩ, bộ phận này bảo vệ sự cân bằng áp lực giữa ta giữa với bên ngoài. Nếu che miệng và mũi khi hắt hơi sẽ làm tăng áp lực ở mũi, vi khuẩn, chất độc sẽ dễ thông qua vòi nhĩ đi vào nơi có áp suất thấp là hốc tai giữa, từ đó dẫn đến viêm tai giữa cấp tính.
Khi đi bơi hoặc tắm, tai của trẻ dễ bị vào nước, nước sẽ dễ vào tai khi trẻ nghịch nước, nếu không làm sạch kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm tai, gây tổn thương thính giác.
Nếu bịt mũi khi cho trẻ uống thuốc trẻ sẽ khóc, việc này có thể dẫn đến nước mũi hoặc thuốc đi vào tai giữa thông qua vòi nhĩ, gây viêm tai giữa. Ngoài ra, niêm mạc mũi, mạch máu trong mũi của trẻ rất yếu, khi bịt mũi cho uống thuốc, nếu người lớn không kiểm soát được lực thì sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi và mạch máu bên trong thành mũi.
Ngọc Trúc
TAMTHUC: