Blog Tâm Thức
Ai đã tạo ra những cự thạch hình rồng và điểu sư hơn 12.000 năm tuổi trên núi Altai?
Monday, 15/05/2017 21:43 pm

Blog Tâm Thức

Những người cổ đại bí ẩn đã để lại các sinh vật kỳ lạ bằng đá granite ở vùng núi Altai. Điều đặc biệt là khối lượng khồng lồ và niên đại đến hơn 12.000 tuổi của chúng đang khiến giới khoa học đau đầu lý giải.

rồng, điểu sư, cự thạch, 12.000 năm tuổi,

2 cự thạch hình đầu rồng và điểu sư có niên đại trên 12.000 năm tuổi ở Altai. (Ảnh: Ruslan Posyolkov))

Con rồng này được chế tác trên một tảng đá có trọng lượng đáng kinh ngạc, khoảng 120 tấn, một tảng cự thạch được thiết kế bởi một chủng người cổ đại mà chúng ta chưa từng biết đến.

Các khối cự thạch độc đáo trên tọa lạc tại dãy núi Mokhnataya của vùng Altai, cách thị trấn nghỉ dưỡng Belokurikha khoảng 20 km.

Các nhà khảo cổ học tin rằng những di tích này có một lịch sử rất xa xưa và những người tiền sử là chủ nhân chúng. Nhưng lý do và cách thức họ tạo ra những công trình khổng lồ trên đến nay vẫn còn là ẩn số.

Con rồng quá cỡ này dường như là hình ảnh cổ nhất của loài rồng trong văn hóa người Nga. Nó không giống loài rồng được miêu tả trong văn hóa truyền thống phương Đông.

Nhà nghiên cứu Ruslan Peresyolkov, người đã có nhiều năm nghiên cứu về các di tích cổ xưa ở vùng núi Atai cùng đồng nghiệp Alexander cho hay, con rồng này mang đậm những đặc điểm của cá sấu và khủng long, nó không thể được hình thành bởi hiện tượng nứt đá granite tự nhiên.

“Nếu chúng ta chấp nhận sự thật con rồng là một vật thể nhân tạo, thì những viên đá dùng để chế tác nó có thể đã được mang đến, xử lý và đặt vào vị trí cố định. Tảng đá sau cùng có trọng lượng đến 120 tấn”, ông nói.

“Nếu nhìn kỹ, khối cự thạch này được làm từ tất cả 6 phần, với chiều dài khác nhau từ 1,3-2,1 m”. 

TAMTHUC
rồng, điểu sư, cự thạch, 12.000 năm tuổi,

Cự thạch hình đầu rồng có trọng lượng đến 120 tấn. (Ảnh: Ruslan Posyolkov)

Còn về tảng đá hình điểu sư, ông Ruslan nói, “Thoạt nhìn, hình tượng điểu sư giống với  sinh vật huyền thoại đầu đại bàng, mình sư tử trong nền văn hóa Scythia của Siberia tồn tại vào khoảng 2.000-3.000 năm trước.

Tuy nhiên, người Scythia không phải là tác giả của các tác phẩm điêu khắc hoành tráng như thế, những khối cự thạch này được tạo ra từ trước đó rất lâu, nó được xem là một trong như di tích lâu đời nhất mà con người từng biết đến”.

Ông cho biết thêm: “Con chim đá này dài 5,9 m và cao hơn 2,5 m. Nó có 1 cái đầu đặc biệt, phần mỏ lớn và nặng, một con mắt có hình dạng cái hốc rộng và dài. Phần cổ có thể được nhìn thấy rõ ràng, và phần còn lại, có lẽ đã bị chôn vùi dưới lòng đất”.

“Tác phẩm điêu khắc khổng lồ này đang hướng mặt về phía Đông, và được bao quanh bởi các đối tượng có liên hệ với con người khác như các lỗ khoan, được cho là dấu hiệu của sự cúng bái, hay phục vụ trong tôn giáo”.

rồng, điểu sư, cự thạch, 12.000 năm tuổi,

Cự thạch này có hình dáng như điểu sư, một sinh vật huyền thoại đầu đại bàng, mình sư tử trong văn hóa Ấn Độ, Ba Tư cổ. (Ảnh: Ruslan Posyolkov)

Theo ông Ruslan, đây là một khám phá độc nhất vô nhị và cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm chúng được tạo ra cũng như chủ nhân của chúng.

Ông cho rằng khu phức hợp cự thạch ở núi Mokhnataya có thể đã xuất hiện vào Kỷ Băng Hà gần nhất hoặc sớm hơn. Nghĩa là vào khoảng ít nhất 11.000-12.000 năm trước, mặc dù các nhà nghiên cứu tin rằng chúng có thể đã tồn tại lâu hơn so với con số này.

“Không thể ước đoán chính xác thời điểm các khối cự thạch được tạo ra cho đến khi xác định được nền văn hóa nào đã tạo ra chúng”, ông Ruslan nói.

Các di tích ở núi Mokhnataya được phát hiện từ năm 2013 nhưng chỉ vừa mới tiết lộ thời gian gần đây.

Hoàng An biên dịch

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/ai-da-tao-ranhung-cu-thach-hinh-rong-va-dieu-su-tren12000-nam-tuoi-o-nui-altai.html