Vụ va chạm thiên hà này được gọi là LEDA 18516, nằm trong chòm sao Lepus, cách Trái đất khoảng 500 triệu năm ánh sáng.
Còn được gọi là IRAS 06076-2139, LEDA 18516 gồm hai thiên hà xoắn ốc xô vào nhau với vận tốc khoảng 1,9 triệu km/giờ.
Tốc độ này có lẽ là quá nhanh để 2 thiên hà hợp nhất và hình thành một thiên hà mới.
Tuy nhiên, vì chúng cách nhau chỉ khoảng 20.000 năm ánh sáng, nên thiên hà này sẽ làm méo thiên hà kia bằng lực hấp dẫn trong khi đi qua nhau, làm thay đổi cấu trúc của chúng trên quy mô lớn.
Những tác động giữa các thiên hà như vậy là một cảnh phổ biến đối với kính thiên văn Hubble, và từ lâu đã là một lĩnh vực nghiên cứu cho các nhà thiên văn học.
Các thiên hà có nhiều hình thức tác động với nhau như: thiên hà “ăn thịt” đồng loại, hay va chạm thiên hà,…
Dải Ngân hà của chúng ta cuối cùng cũng có thể trở thành nạn nhân trong một vụ hợp nhất với thiên hà Andromeda trong khoảng 4,5 tỷ năm.
Tuy nhiên, số phận của dải Ngân Hà không đến mức đáng báo động vì: Các thiên hà được tạo ra bởi hàng tỷ sao, khoảng cách giữa các ngôi sao riêng biệt là rất lớn mà hầu như không có sự va chạm sao nào sẽ xảy ra.
Hình ảnh của vụ va chạm LEDA 18516 là một sự kết hợp của các điểm tiếp xúc riêng biệt được thu thập bởi Camera trường rộng số 3 của Hubble (WFC3) và Camera Tiên tiến Dành cho Khảo sát (ACS). Trong đó có 5 bộ lọc được sử dụng để lấy mẫu các bước sóng khác nhau.
Hồng Liên biên dịch
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/ve-tinh-hubble-chup-duoc-canh-va-cham-cuc-nhanh-giua-2-thien-ha-xoan-oc.html