Blog Tâm Thức
5 điểm khác biệt giữa hai nền y học Đông và Tây
Monday, 22/05/2017 10:00 am

Blog Tâm Thức

Thế kỷ 21, người ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của y học phương Đông. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu những bí ẩn Đông phương, hy vọng giải được những nan đề trong xã hội hiện đại, nhất là trong lĩnh vực y học.

5 điểm khác biệt giữa hai nền y học Đông và Tây (ảnh: Getty Images)
(ảnh: Getty Images)

Tuy chưa lý giải được hết nhưng người ta ngày càng quan tâm và sử dụng các phương pháp chữa trị từ phương Đông, đặc biệt là Trung y với những môn như châm cứu, bấm huyệt, thảo dược, khí công… Vô số các bằng chứng được ghi chép trong tài liệu xưa và thực tế trong xã hội nay khiến nhiều người mạnh dạn dùng Trung y thay thế một số phương thức y học hiện đại (đang có vấn đề về chi phí và tác dụng phụ). Ví dụ như cơ chế chữa trị của châm cứu chưa được luận giải hết nhưng nó đã được thừa nhận rộng rãi.

Trung y không chỉ là một vài phương thức chữa trị, nó là một hệ thống y học hoàn chỉnh và phong phú có lịch sử từ 5000 đến 7000 năm. Cùng là chữa bệnh cho người, nhưng lý luận Trung y và Tây có sự khác biệt lớn.

1. Cơ thể con người có đơn giản chỉ là một thân xác thịt không?

Trung Y: Triết lý của y khoa Trung Quốc có thể được tìm hiểu trong bối cảnh Đạo gia. Các thầy thuốc Trung Y xem cơ thể người có mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, mặc dù bé nhỏ, nhưng được cấu thành bởi năm nguyên tố gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, và chịu sự chi phối của 2 yếu tố chính là âm dương.

Tây Y: Y học phương Tây xem cơ thể người là các phần riêng biệt, có thể nghiên cứu độc lập. Phương thức tiếp cận này bắt nguồn từ thế kỷ 19 dựa trên hiểu biết về vi trùng, vi khuẩn cũng như “thuyết vi trùng” do nhà hóa học người Pháp Louis Pasteur (1822-1895) và nhà vi khuẩn học người Đức Robert Koch (1843-1910) sáng lập ra.

2. Cuộc chiến giữa vi khuẩn, vi trùng và thuyết cân bằng

Trung Y: Dựa trên sự cân bằng âm dương trong cơ thể, và điều hòa năng lượng vi tế trong cơ thể hay còn gọi là khí. Theo quan điểm của Trung y, bệnh nảy sinh do sự mất quân bình âm dương trong cơ thể, hay do khí bị tắc đâu đó trong kinh mạch. Các tác nhân “tà” như vi khuẩn, virus, nấm…. không dễ gì tấn công và gây bệnh cho người nếu khí huyết của họ dồi dào và cân bằng.

Tây Y: Coi vi trùng và vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Nên cách chữa trị là tìm ra loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, cô lập, và ngăn ngừa sự lây lan của chúng bằng các biện pháp khác nhau (kháng sinh, diệt khuẩn, thanh trùng…).

>> EDCD cảnh báo: Hàng phòng thủ kháng sinh cuối cùng đang bắt đầu tan rã

3. Thuốc tự nhiên so với thuốc tổng hợp

Thuốc Trung y có rất nhiều thành phần là thảo dược, chất khoáng, cũng như chiết xuất từ động vật biển và trên cạn.

Trung Y: Thầy thuốc huyền thoại đầu tiên của Trung Y là Thần Nông, ông đã phát hiện ra 365 loại thảo dược có khả năng trị bệnh cách đây 5000 năm. Từ đó trở đi, các thầy thuốc Trung y vẫn đang tiếp tục làm dài thêm danh sách này. Các loại khoáng chất, côn trùng, động vật biển, và một bộ phận từ các loài động vật lớn cũng được sử dụng bào chế thuốc. Thành phần được pha trộn thành dạng lỏng hoặc dạng viên, với mục tiêu là toàn bộ cơ thể nhằm khôi phục lại sự quân bình âm dương.

Tây Y: Thành phần thuốc của y học Phương Tây chủ yếu phát xuất từ nhiều loài thực vật và thảo mộc khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay thuốc tây không còn được bào chế ở trạng thái tự nhiên. Chúng được tổng hợp theo phương thức hóa học dưới các quy trình sản xuất công nghiệp. Mục tiêu chủ yếu là nhắm vào các triệu chứng cụ thể. Một loại thuốc dùng chung cho tất cả mọi người. Và một loại thuốc này cần phải làm trung hòa tác dụng phụ của một loại khác, và loại khác lại làm trung hòa tác dụng phụ của loại khác nữa, cứ như vậy.

>> Hầu hết thuốc điều trị ung thư mới đều đắt tiền và vô dụng

4. Hai cách tiếp cận khác nhau để có một sức khỏe tốt

Trung Y: Ngoài thảo dược, nền y học cổ truyền còn có một số liệu pháp chữa trị khác như châm cứu, cứu ngải, thôi nã (một phương pháp xoa bóp cổ truyền của Trung Y, chuyên giảm đau xương khớp), và khí công (các bài tập khí công thông thường hay có phần thiền định). Các phương pháp chữa trị này đều nhằm cùng một mục tiêu cơ bản đó là khôi phục lại sự quân bình âm dương, điều hòa khí trong cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật. Yếu tố “tâm” rất được chú trọng trong dưỡng sinh phòng bệnh. Bệnh là từ tâm mà ra.

Tây Y: Ngoài thuốc và phẫu thuật, y học phương Tây cơ bản không còn cách trị liệu nào khác. Để giúp cơ thể đạt trạng thái sức khỏe tốt ngăn ngừa bệnh tật, họ có các bài tập thể dục, chế độ ăn kiêng, và uống thuốc bổ vitamin hàng ngày. Phương Tây tập trung chữa trị triệu chứng, nhưng không có các nguyên lý tổng thể cơ bản để giúp giữ gìn sức khỏe của cơ thể nói chung.

TAMTHUC

5. Siêu năng lực so với máy móc siêu việt

Trương Trọng Cảnh và Hoa Đà là hai thầy thuốc Trung Hoa thời Hán được cho là có các năng lực siêu thường.

Cách danh y xưa đều là những người tu luyện, xem trọng đạo đức (Ảnh minh họa: Internet)
Cách danh y xưa đều là những người tu luyện, xem trọng đạo đức (Ảnh minh họa: Internet)

Tây Y: Để kiểm tra các bộ phận bên trong cơ thể, mà không cần tới phẫu thuật phanh mổ, các bác sỹ phương Tây sử dụng các máy X-quang và chụp cắt lớp MRI, tuy hiện đại nhưng khá cồng kềnh, cần được vận hành với một cơ sở hạ tầng nhất định cùng những chuyên gia hiểu biết kỹ thuật.

Trung Y: Các thầy thuốc Trung Quốc cổ đại, theo sử sách ghi chép, còn sở hữu các công năng đặc dị, VD: năng lực nhìn xuyên thấu. Họ có thể nhìn vào trong não bệnh nhân phát hiện có khối u hay các triệu chứng nguy hiểm chưa bộc lộ ra ngoài, như câu chuyện Hoa Đà nhìn thấy khối u trong não của Tào Tháo… Họ thậm chí còn có thể phát hiện ra ai đã thực sự chết hay chưa. Giới tu luyện cho rằng đây đều là các khả năng sẵn có của cơ thể người, nhưng chỉ có những người có tiêu chuẩn tâm tính cao mới có thể sử dụng được. Vậy nên họ chú trọng giảng về y Đức.

Kiên Thành

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/5-diem-khac-biet-giua-hai-nen-y-hoc-dong-va-tay.html