Vườn thực vật Hoàng gia Anh còn có tên là vườn Kew (Kew Gardens), trong vườn có trồng khoảng hơn 40.000 loài thực vật, đây là một trong những khu vườn nổi tiếng hàng đầu trên toàn thế giới.
Vườn Kew tọa lạc tại khu Richmond bên bờ sông Thames thuộc vùng ngoại ô phía tây London, được xây dựng vào năm 1759 và có diện tích khoảng 122 ha (300 mẫu Anh). Một năm vào bốn mùa đều có thể chiêm ngưỡng nhiều loài thực vật đa dạng và tuyệt đẹp tại đây.
Năm 2003, vườn thực vật hoàng gia Kew đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng.
Ngoài thiết kế của một khu vườn thông thường ra, nơi đây còn có khu bảo tồn động thực vật hoang dã. Ngoài ra, vườn Kew có trên 7 triệu mẫu cây khô, đây cũng là bộ sưu tập mẫu cây khô lớn nhất thế giới.
Vườn Kew lưu giữ nhiều chủng loài thực vật phong phú hàng đầu trên thế giới. Nhà kính trong vườn lại càng danh tiếng, nơi đây có hệ thống hơn 10 nhà kính với những hình dạng được thiết kế khác nhau. Trong đó nhà cọ là tiêu biểu nhất, có hình như một con tàu úp ngược – đây là một trong những nhà kính nổi tiếng nhất trên thế giới.
Bên trong nhà kính được tạo điều kiện khí hậu tương tự như rừng mưa nhiệt đới, trưng bày 974 loài thực vật, phân thành khu thực vật châu Phi, châu Mỹ và châu Úc với nhiều loài đa dạng thuộc rừng mưa nhiệt đới. Giống cây cọ được bảo tồn ở đây có ¼ đã gần như tuyệt chủng trong môi trường hoang dã.
Ngoài ra, bên trong khu vườn Kew còn có 26 vườn hoa chuyên dụng, bao gồm vườn hoa thủy sinh, vườn đỗ quyên, vườn trúc, vườn hồng, vườn cỏ, vườn phong cảnh Trung Quốc, vườn phong cảnh Nhật Bản, vườn gỗ bách v.v…
TAMTHUCĐồng thời, tại đây còn có những công trình kiến trúc có liên quan mật thiết với thực vật học như bảo tàng tiêu bản, phòng thí nghiệm nghiên cứu hình thái sinh lý, sinh hóa thực vật… cùng 40 kiến trúc cổ có giá trị lịch sử.
Trải qua hàng trăm năm phát triển, khu vườn hoàng gia Kew đã từ một nơi thu thập và triển lãm thực vật mang tính giải trí đơn thuần phát triển thành nơi nghiên cứu ứng dụng cho ngành thực vật học và kinh tế.
Ngọc Trúc
TAMTHUC: